Ăn khoai lang đúng cách để tránh phản tác dụng

14:40 | 19/02/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Khoai lang có tác dụng nhuận tràng, giảm cân và ngăn ngừa ung thư, tuy nhiên cần phải lưu ý một số điểm khi ăn khoai lang để tránh phản tác dụng.

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không đều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng cần phải lưu ý khi ăn khoai lang để không gây hại cho sức khỏe cơ thể.

Ăn khoai lang đúng cách để tránh phản tác dụng - ảnh 1

Ăn khoai lang phải được nấu chín

 

Ăn khoai lang sống có thể gây ra nhiều rắc rối. Cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thụ tinh bột trong khoai lang sống. Và khoai lang sống có chứa một chất đặc biệt, tương đương với oxidase. Enzyme này hoạt động trong khoai lang sống và có thể bị phá hủy bằng cách đun nóng.

Nếu ăn sống khoai lang, chất này có thể gây đầy bụng, tiêu chảy, thậm chí nôn mửa. Khoai lang rất ngon và là món ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được, do đó, bạn nên lưu ý những ý trên.

Ăn khoai lang chín nên bỏ vỏ

 

Mọi người đều biết rằng khoai lang là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng vỏ của khoai lang chứa nhiều thành phần kiềm nên sau khi ăn sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Vỏ khoai lang không thực sự tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt nếu là những củ khoai lang vỏ sần, có đốm đen hay có nốt ong châm,… nếu bạn ăn cả vỏ này sẽ có thể bị ngộ độc. Để an toàn, bạn nên gọt hoặc lột bỏ phần vỏ khi ăn khoai lang.

Ăn ít khoai lang chiên

 

Ngày nay, có rất nhiều cách chế biến khoai lang hấp, luộc, nướng và một cách khác mà mọi người đều yêu thích đó là khoai lang chiên. Trên thực tế, đây là cách ăn ít được khuyến khích nhất, vì khoai lang sau khi chiên ngập dầu sẽ chứa mức năng lượng cao, sau khi ăn dễ gây béo phì.

Không ăn khoai lang trước khi đi ngủ

 

Khoai lang làm tăng tiết dịch vị tiêu hóa, khiến bạn đầy bụng, ợ hơi. Vì vậy ăn khoai lang vào buổi tối ắt hẳn sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu. Nhất là vào buổi tối, quá trình trao đổi chất của cơ thể giảm đi, lượng tinh bột và chất kiềm trong khoai lang sẽ không thể tiêu hóa hết trong thời gian này. Nếu có, muộn nhất cũng chỉ nên ăn khoai lang trước 8h tối.

Không ăn củ khoai lang có đốm đen

 

Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện những vết này thì có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Loại độc tố này sẽ không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp nhé!

Người bị bệnh thận không nên ăn khoai lang

 

Người bị bệnh thận không nên ăn khoai lang hoặc ăn với khẩu phần ít, bởi trong loại củ này chứa kali, khả năng lọc các chất dư thừa của thận bị yếu đi không lọc bớt được kali gây ra phản ứng ngược như: Rối loạn nhịp tim, khó thở.

Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang

 

Trong thành phần của khoai lang chứa lượng lớn tinh bột và đường, vì thế những người có lượng đường huyết trong máu cao nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.

Chỉ cần bạn nắm vững những điểm nêu trên, mọi người đều có thể tận hưởng những lợi ích của khoai lang một cách khoa học hơn.

TH/ Tiểu Vũ

ĐỌC NHIỀU