
ASEAN với 'cuộc đua xuống đáy' về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
(DNVN) - Điều này đã và đang tạo ra sự khác biệt lớn về kinh tế vĩ mô, đồng thời, ra môi trường đầu tư không công bằng cho DNNVV.
Chiều 25/6, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) phối hợp với Tổ chức Oxfam, Tổ chức Prakarsa, Liên minh Thuế và công bằng tài chính châu Á (TAFJA), Liên minh Công bằng thuế Việt Nam (VATJ) tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Hướng tới chính sách thuế bền vững trong khối ASEAN - trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Việc thu thuế và chi tiêu lũy tiến là những cách hiệu quả nhất để chống lại nghèo đói và giảm bất bình đẳng trong xã hội. Tuy có mức tăng trưởng bền vững trong nhiều thập kỷ và thu hút lượng lớn đầu tư FDI, các nước ASEAN vẫn thu được số tiền thuế thấp.
Các quốc gia trong khu vực vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng các chính phủ lại đang mất đi số tiền đáng kể này thông qua các chính sách ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
“Tỉ lệ thu ngân sách trung bình tại ASEAN là 19,1% GDP năm 2018, chưa bằng một nửa so với mức trung bình ở các nước trong khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thấp hơn khu vực Mỹ Latin và Caribe. Điều này là do nguồn thu ngân sách chủ yếu của các quốc gia thành viên ASEAN phụ thuộc vào thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng đang dần mất đi bởi việc cung cấp ưu đãi thuế lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước”, nghiên cứu của VEPR chỉ rõ.
Nghiên cứu cũng cho thấy các quốc gia thành viên ASEAN đang cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua xuống đáy bằng cách hạ thấp mức thuế thu nhập doanh nghiệp và liên tục đưa ra các ưu đãi thuế rất lớn với các nhà đầu tư.
Trong 10 năm qua, thuế suất trung bình thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực đã giảm từ mức trung bình 25,1% năm 2010 xuống còn 21,7% năm 2020.
Ngoài ra, một số nước thành viên ASEAN áp dụng thời gian ân hạn thuế lên tới 20 năm và các ưu đãi khác dựa trên lợi nhuận để kéo thấp thuế suất trung bình thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp.
Theo thạc sĩ Phạm Văn Long, nghiên cứu viên VEPR, hiện không có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy ưu đãi thuế làm tăng FDI tại ASEAN. Thậm chí, ưu đãi thuế đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Nếu các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục sử dụng ưu đãi thuế như một công cụ nhằm cạnh tranh thu hút đầu tư FDI sẽ dẫn đến khả năng đáp ứng hạn chế của ngân sách và tiếp tục gây ra thâm hụt ngân sách, gây hệ lụy cho khả năng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ công như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và quản trị”, thạc sĩ Long nói.
Riêng với Việt Nam, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp đối với các công ty có nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất là 8% trong năm 2016, trong tương quan với các doanh nghiệp trong nước ở mức 14,5% và hơn 16% đối với các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vốn lớn.
Không nên áp dụng ngoại lệ
Để hướng tới chính sách thuế bền vững, ông Ah-Maftuchan, điều phối viên TAFJA chia sẻ các quốc gia thành viên ASEAN cần phối hợp loại bỏ các chính sách thuế có lợi cho nước mình nhưng có hại cho nước láng giềng, chấm dứt “cuộc đua xuống đáy” về ưu đãi thuế gây thất thu ngân sách, khiến cho người dân các quốc gia nghèo hơn thêm khó khăn trong cuộc sống.
Thay vào đó cần hợp tác để xây dựng hệ thống thuế công bằng và bền vững hơn nhằm tạo điều kiện để mỗi quốc gia thành viên thu đủ ngân sách cho phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
Cùng với việc chấm dứt cuộc đua xuống đáy về ưu đãi thuế, ASEAN nên thống nhất một cách tiếp cận chung trong khu vực. Đó là thống nhất mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp của từng nước không được thấp hơn mức thuế suất doanh nghiệp thực nộp tối thiểu của khu vực. Mức thuế suất thực nộp tối thiểu này nên được ASEAN thảo luận một cách kỹ lưỡng và nên quanh mức 12,5-20%. ASEAN sẽ củng cố doanh thu thuế tại các quốc gia và ngăn chặn việc các nước thành viên xây dựng các chính sách có lợi cho nước mình nhưng có hại cho nước láng giềng.
TS Nguyễn Đức Thành – Trưởng nhóm nghiên cứu VEPR nhấn mạnh thêm: Trên thực tế, không có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy ưu đãi thuế làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN. Hầu hết các ưu đãi thuế TNDN hiện tại ở ASEAN không nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư dài hạn mà thay vào đó được sử dụng để khỏa lấp cho những yếu kém trong năng lực quản trị và cơ sở hạ tầng và đáp ứng mong muốn ngắn hạn của các nhà đầu tư bằng cách cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức tối thiểu.
“ASEAN cần đưa ra một danh sách đen về các loại hình ưu đãi thuế không được phép sử dụng; đồng thời tạo một ranh giới rõ ràng và nói không với những thực hành thuế có hại đang gây xói mòn ngân sách quốc gia. Nếu cần thiết, chỉ cho phép áp dụng ưu đãi thuế cho các đầu tư mang lại lợi ích cho người dân và không được áp dụng cho một ngoại lệ nào khác”, ông Thành nói.

Tổng duyệt công tác an ninh, dẫn đoàn, phân luồng giao thông phục vụ Đại hội Đảng XIII
Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế dự thảo Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo giá dịch vụ

Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên từ 15/1

Đề xuất kéo dài thời gian cách ly nhập cảnh trên 14 ngày với các nước có biến chủng virus SARS-CoV-2

Hà Tĩnh: Thành lập các tổ công tác tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn TH triển khai các Dự án

Định mức biên chế công chức chuyên ngành Nội vụ được xác định như thế nào?

Quy định mới về cấp giấy phép hoạt động báo chí có gì đáng lưu ý?
Tin nổi bật

-
200 vệ binh bảo vệ lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden nhiễm COVID-19
-
Biến thể SARS-CoV-2 ở Anh có thể gây tử vong cao hơn mức bình thường 40%
-
Một chuyên gia gốc Việt được TT Joe Biden bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Các vấn đề Cựu chiến binh Mỹ
-
Thu thuế điện tử: Giảm thiểu phiền hà, tiến tới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Đọc thêm
-
Texas đệ đơn kiện chống lại chính quyền Tổng thống Joe Biden
Quốc tế - 10 giờ trướcTexas hôm 22/1 đã đệ đơn kiện chống lại lệnh hoãn trục xuất người nhập cư trong vòng 100 ngày mà tân Tổng tống Biden mới ban hành. -
Người da màu đầu tiên làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Quốc tế - 10 giờ trướcThượng viện Hoa Kỳ hôm 22/1 đã bỏ phiếu xác nhận bầu tướng về hưu Lloyd Austin làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông trở thành người Mỹ da đen đầu tiên đảm nhiệm vai trò này. -
Trung Quốc cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển được phép nổ súng bắn tàu nước ngoài
Quốc tế - 15 giờ trướcỦy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua luật, cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển nước này được nổ súng bắn tàu nước ngoài, làm dấy lên lo ngại về tình hình an ninh trong khu vực. -
Phiên toà luận tội cựu Tổng thống Donald Trump sẽ diễn ra vào ngày 8/2
Quốc tế - 15 giờ trướcLãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer vừa cho biết, phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Donald Trump sẽ bắt đầu từ ngày 8/2, tức là lùi lại thêm 2 tuần so với dự tính ban đầu. -
PVcomBank lên tiếng về việc 3 sổ tiết kiệm 52 tỷ đồng của khách chưa thể giải tỏa
Ngân hàng - hôm quaNgân hàng cho biết 3 sổ tiết kiệm với số dư 52 tỷ đồng đang là vật chứng trong một vụ án lừa đảo được cơ quan điều tra xử lý nên chưa thể giải tỏa theo yêu cầu của khách hàng.
-
Báo cáo tài chính quý IV/2020: PV GAS báo lãi 7.930 tỷ đồng
Chuyển động - hôm quaTheo báo cáo tài chính quý IV/2020, tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS, HoSE: GAS) đã báo lãi 7.930 tỷ đồng, thấp nhất trong 4 năm qua. -
Tại sao lãnh đạo Công ty địa ốc Ba Thành Phát bị khởi tố và bắt tạm giam?
An ninh-Trật tự - hôm quaCông an tỉnh Bình Dương đã khởi tố, bắt tạm giam giám đốc và phó giám đốc Công ty địa ốc Ba Thành Phát để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. -
Thành ủy TP.HCM tổ chức lễ công bố trao quyết định cán bộ TP Thủ Đức
Chính trị - hôm quaLãnh đạo TP.HCM đã trao quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP Thủ Đức đối với ông Hoàng Tùng. -
Vietjet được vinh danh là hãng hàng không vận chuyển hàng hóa trong khoang hành lý tốt nhất năm 2020
Phát triển bền vững - hôm quaVietjet vừa được Tạp chí vận tải hàng không Payload Asia vinh danh là “Hãng hàng không vận chuyển hàng hóa trong khoang hành lý tốt nhất của năm 2020". -
VinFast ra mắt 3 dòng ô tô điện tự lái nhận đặt hàng từ tháng 5/2021
Tiêu dùng - hôm quaNgày 22/01/2021, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast công bố 3 dòng xe SUV điện thông minh tự lái, khẳng định tầm nhìn trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu.