Bắc Kinh tăng áp lực, 'đế chế' của Jack Ma liệu có nguy cơ sụp đổ?
Bắc Kinh tăng áp lực lên Ant Group ngay sau khi tỉ phú công nghệ phá vỡ sự im lặng trước công chúng.
Tỉ phú Jack Ma đã trở lại. Sau 3 tháng vắng bóng, sự xuất hiện của vị tỉ phú Trung Quốc đã trấn an các nhà đầu tư và thúc đẩy cổ phiếu của Alibaba.
Cuộc đàn áp đối với Alibaba và Ant Group dẫn đến sự siết chặt chưa từng có đối với một đế chế thương mại điện tử phổ biến. Ảnh: Financial Times
Tuy nhiên, sự nhẹ nhõm về sự xuất hiện trở lại của ông Jack Ma trong tuần này đã không còn nhiều. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đề xuất các quy tắc chống độc quyền mới sẽ gây tổn hại chủ yếu đến chi nhánh thanh toán Ant Group của Alibaba. Hôm 21.1, cổ phiếu của Alibaba được giao dịch tại Hồng Kông đã giảm gần 3%.
Sau khi chỉ trích các cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc tại một diễn đàn ở Thượng Hải vào ngày 24.10, ông Jack Ma đã không còn được xuất hiện công khai. Mười ngày sau, các nhà chức trách hủy bỏ việc ra mắt thị trường chứng khoán trị giá 37 tỉ USD của Ant, vốn có thể là vụ IPO “đình đám” nhất thế giới.
Tỉ phú Jack Ma giữ vị trí quan trọng tại Sở giao dịch chứng khoán New York vào năm 2014. Ảnh: The New York Times
Điều đó cũng gây ra đợt bán tháo mạnh cổ phiếu của Alibaba, tước bỏ vị thế người giàu nhất Trung Quốc của tỉ phú Jack Ma. Theo dữ liệu của Bloomberg, giá trị tài sản ròng của ông đã giảm hơn 10% xuống còn 54,5 tỉ USD.
Sự gia tăng của tầng lớp tỉ phú Trung Quốc trong hơn 20 năm cho thấy “cuộc sống có thể bình thường đối với ông Ma nhưng không phải là công việc kinh doanh bình thường của ông ấy”.
Mặc dù, các quy tắc vẫn chưa được ban hành, nhưng các nhà quản lý hiện đang nhắm mục tiêu dịch vụ thanh toán cốt lõi Alipay của Ant như một dịch vụ độc quyền có thể phải bị phá bỏ.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc gợi ý rằng nếu Ant “trở lại nguồn gốc của mình” với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thì sự hài lòng của chính quyền có thể xảy ra. Nếu không, chính quyền Bắc Kinh sẽ đặt các doanh nghiệp cho vay đang phát triển nhanh dưới sự giám sát nghiêm ngặt hơn.
Cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra chống độc quyền riêng biệt đối với Alibaba vào ngày 24.12 năm ngoái. Họ tập trung vào mối quan hệ của tập đoàn với các thương gia sử dụng nền tảng thương mại điện tử, nhưng không nói rằng Ant cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh chéo của họ.
Alibaba Group bị điều tra chống độc quyền. Ảnh: Refinitiv
Theo các quy định mới của Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc, họ đang “nhắm mục tiêu” đến việc chia tách bất kỳ “công ty thanh toán phi ngân hàng” nào kiểm soát hơn một nửa thị trường hoặc bất kỳ 2 công ty nào có tổng thị phần trên 67%. Điều khoản thứ hai cho thấy WeChat Pay của tập đoàn internet Tencent, dịch vụ thanh toán lớn thứ 2 của Trung Quốc sau Alipay, cũng có thể bị “sờ gáy”.
Các chuyên gia chống độc quyền Trung Quốc cho rằng, việc Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc đưa các điều khoản chống độc quyền vào các quy tắc của mình là rất bất thường. Diễn biến hôm 20.1 là một lời cảnh báo rõ ràng đối với Ant và Tencent.
Theo công ty tư vấn iResearch có trụ sở tại Thượng Hải, Alipay và WeChat Pay kiểm soát lần lượt khoảng 55% và 40% lĩnh vực thanh toán di động của Trung Quốc.
Chuyên gia chống độc quyền và là người đứng đầu Trung tâm Luật Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông Angela Zhang cho biết. “Cả Ant và Tencent đều có vị thế thị trường vững chắc trong lĩnh vực thanh toán. Có lẽ, họ sẽ khá lo lắng về điều này”.
Ba thị trường thanh toán di động của Trung Quốc Ảnh: iResearch
Với các quy tắc mới Ant có thể “bị xé nát". Giọng điệu bình luận của ông Ma trong đoạn video hôm 20.1 có vẻ khiêm tốn hơn nhiều so với lần ông xuất hiện trước công chúng vào tháng 10. Khi chỉ trích các cơ quan quản lý của Trung Quốc gần 3 tháng trước, ông Ma khẳng định ông đang nói như “một người không chuyên nghiệp và không mang bất kỳ chức danh chính thức nào”. Người sáng lập Alibaba, năm nay tròn 57 tuổi, chính thức nghỉ hưu vào năm 2019.
Theo Nhịp cầu đầu tư