Bài 17: 5 kiến nghị của VCCI giúp doanh nghiệp `sinh tồn` trong đại dịch

06:46 | 01/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Những chính sách như giãn, hoãn thuế; giảm lãi suất ngân hàng hỗ trợ cho DN do ảnh hưởng đại dịch COVID-19; các chính sách liên quan hệ hạ tầng, kho bãi, vận tải… đang được DN quan tâm hàng đầu.

Phát biểu tại buổi Đối thoại doanh nghiệp mang tên Giải pháp kinh tế và pháp lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp giai đoạn COVID-19, bà Võ Thị Thu Hương – Phó GĐ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại TP. Cần Thơ cho biết, khảo sát doanh nghiệp vào cuối quý II/2021, khu vực ĐBSCL, 6 tháng đầu năm có hơn 1.000 doanh nghiệp trên tổng số gần 12.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tính theo bình quân tháng. Con số mà VCCI chi nhánh Cần Thơ ghi nhận được thì việc các doanh nghiệp quay trở lại thị trường rất ít nhưng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể lại tăng vọt so với 6 tháng đầu năm 2020, khi dịch bệnh còn tương đối ổn định.

Ngoài ra, thời gian vừa qua luồng di cư của người lao động từ khu vực Đông Nam Bộ khi nơi này đang khó khăn do dịch COVID-19 diễn ra có nhiều thay đổi. Các khó khăn của khu vực Đông Nam Bộ, các nhu cầu về lực lượng lao động quay trở lại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), áp lực xã hội cũng là điều đặt ra đối với lãnh đạo các địa phương, không chỉ có các đối sách cho doanh nghiệp mà còn có lực lượng người lao động rất lớn có thể di cư từ Đông Nam Bộ về phía ĐBSCL.

Trong vấn đề di cư của người lao động, cần nói đến việc việc thu nhập bình quân đầu người tại ĐBSCL so với các khu vực khác cũng là một trong những vấn đề tồn đọc tại ĐBSCL. Do sự chênh lệnh mức sống và thiếu cơ hội kinh tế là hai nguyên nhân quan trọng thúc đẩy luồng di cư lao động từ ĐBSCL lên TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Như vậy, áp lực về việc ngừng kinh doanh khu vực Đông Nam Bộ, miền Tây cho thấy việc tích luỹ của người dân đối với các chính sách phòng, chống dịch sẽ vô cùng khó khăn cho đời sống của người dân.

Như vậy, nhu cầu trong thời gian tới như Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 khu vực ĐBSCL là cực kỳ quan trọng.

Nhiều doanh nghiệp muốn thay đổi lĩnh vực kinh doanh

Theo bà Hương, đối với khu vực ĐBSCL hàng quý VCCI chi nhánh Cần Thơ sẽ thực hiện cuộc khảo sát nhanh để kịp thời nắm bắt tình hình doanh nghiệp cũng như những vấn đề phát sinh của doanh nghiệp.

Thời điểm khảo sát mới nhất vào tháng 8/2021 khi các áp lực về chính sách phòng, chống dịch cũng như thực hiện Chỉ thị 16, 16+ chưa thực sự ảnh hưởng đến các giải pháp cũng như chi phí của doanh nghiệp. Tiến độ hiện nay thực hiện các chính sách phòng, chống dịch càng khắc nghiệt.

Theo khảo sát mức độ ảnh hưởng có thể có những khác biệt theo chiều hướng xấu hơn. Các doanh nghiệp mà VCCI Cần Thơ thực hiện khảo sát tập trung tại các tỉnh có các cụm ngành thuỷ sản, hải sản và các khu vực có sự tập trung KCN và người lao động tại các tỉnh như: Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long… Trong đó, VCCI chi nhánh Cần Thơ lựa chọn các nhóm doanh nghiệp sử dụng số lao động lớn cũng như quy mô vốn lớn, bởi trong thời gian vừa qua quá trình khảo sát kinh doanh các doanh nghiệp có quy mô trên 20 tỷ, sử dụng lao động nhiều thì biến động về chính sách khiến doanh nghiệp chịu rủi ro cực kỳ lớn so với những doanh nghiệp nhỏ.

Kết quả, sau khi khảo sát có 73% doanh nghiệp kỳ vọng sẽ giữ nguyên quy mô kinh doanh, 23% doanh nghiệp muốn thay đổi lĩnh vực kinh doanh cũng như tạm ngừng kinh doanh; tạm ngừng hoạt động; đóng cửa, giải thể… Đây là con số tương đối lớn khi mà ảnh hưởng của các chính sách siết chặt.

Cụ thể, các doanh nghiệp tham gia khảo sát phản ánh trong quý III so với quý II/2021 40% doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động, cho rằng doanh thu sẽ giảm; 40% doanh nghiệp cho rằng việc tiếp cận các nguồn nguyên liệu sẽ vô cùng khó khăn. Chỉ có 23% doanh nghiệp có niềm tin rằng doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng tích cực hơn trong quý III và 40% doanh nghiệp bi quan sẽ khó có khả năng tìm ra việc làm mới cho người lao động; 40% doanh nghiệp tin tưởng là sẽ tìm kiếm được những giải pháp để có thể giữ vững được thị trường trong thời gian tới, trong đó có 28% doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các giải pháp như ứng dụng công nghệ để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh.

Khi VCCI chi nhánh Cần Thơ tiến hành khảo sát, một số doanh nghiệp đánh giá các nguồn lực khác như đất đai, tiếp cận thông tin về những chính sách mới thì doanh nghiệp hầu như không mấy lạc quan. Trong kết quả khảo sát, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp tin rằng sẽ nhận được những chính sách mới trong bối cảnh nỗ lực rất lớn từ chính quyền địa phương cũng như từ các hiệp hội; 45% doanh nghiệp cho rằng sẽ không có gì thay đổi so với quý II/2021 với những chính sách được ban hành thời gian qua.

 Những chính sách DN quan tâm hàng đầu trong thời gian tới

Ngoài ra, VCCI chi nhánh Cần Thơ cũng có những khảo sát thêm việc doanh nghiệp sẽ dự báo như thế nào trong quý III/2021 so với cùng kỳ thì 40% doanh nghiệp cho rằng thị trường trong nước sẽ sụp giảm hơn so với cùng kỳ năm 2020; 13% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu sẽ tăng hơn so với năm 2020. Đặc biệt, 35% doanh nghiệp cho rằng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp sẽ giảm đi trong tình hình hiện nay; 35% doanh nghiệp sẽ sụt giảm về nhu cầu sử dụng lao động. Cùng với đó, 50% doanh nghiệp cho rằng nguyên liệu có thể tiếp cận cực kỳ khó khăn trong quý III/2021 so với cùng kỳ.

Đồng thời, VCCI chi nhánh Cần Thơ cũng có cuộc khảo sát trực tiếp với 30 CEO hàng đầu của khu vực hàng đầu ĐBSCL như: lúa, gạo, thuỷ sản, các ngành logistics phục vụ cho ngành CN chế biến dựa trên nguồn tài nguyên khu vực ĐBSCL. Nhìn chung, các ngành chế biến thuỷ sản, hải sản, nông sản… là những ngành có những hạn chế nhất định so với các ngành CN chế biến chế tạo phía Bắc, các hàng hoá, nguyên liệu có chu kỳ thu hoạch khó có thể bảo quản sau thu hoạch… nên hiện nay đối mặt với vấn đề áp dụng Chỉ thị 16, 16+ , hoạt động liên vận để vận tải hàng hoá nguyên liệu vào các công ty vô cùng khó khăn. Vì vậy các vùng nguyên liệu đang đối mặt với tình trạng doanh nghiệp không thu mua và hầu hết các vùng nguyên liệu phải treo ao, treo vùng nuôi tôm vô cùng khó khăn.

Các ngành vận tải về logistics thì không thể hoạt động được khi các quy định ban hành khiến doanh nghiệp không thể tiếp cận với vùng nuôi…

Về đo lường những thiệt hại khi thực hiện các chính sách yêu cầu 3 tại chỗ thì hầu như trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào xảy ra doanh nghiệp chưa thể tính toán ra được mức chi phí để đối phó với những chính sách mới trong thời gian ngắn. Ngoài ra, do tác động của chính sách quá lớn nên tất cả các CEO mà VCCI chi nhánh Cần Thơ phỏng vấn, chưa có doanh nghiệp nào đo lường, tính toán mức độ tổn thất do các chi phí tuân thủ các biện pháp mới trong thời gian ngắn.

Theo bà Hương, không chỉ có ngành nguyên liệu chế biến, ngành logistic cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng như: bao bì, ngành con giống… hầu như chỉ hoạt động trong khoảng 30% công sức.

Về việc tham gia của ngân hàng đối với các khu vực doanh nghiệp sử dụng lao động quy mô lớn cũng chưa có các động thái rõ rệt, các hoạt động hỗ trợ chỉ từ 0,5 – 1% do ngân hàng còn lo ngại những pháp lý có liên quan. Vì vậy, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của NHNN cũng như sự chỉ đạo của Chính phủ.

Những khó khăn của khu vực XNK và hàng hoá liên quan đến lương thực thực phẩm vẫn tiếp tục được vận hành. Tuy nhiên chính sách liên vận vừa qua đối với các doanh  nghiệp trong hoạt động ngành vận tải có phản ánh các chính sách vận hành mỗi nơi một kiểu như: quy định thời gian test, quy định về việc sử dụng đường nội địa lien tỉnh bị hạn chế, các quy định về việc không chấp nhận các kết quả test từ những địa phương khác và nơi tài xế đến; bản thân nội lực của địa phương không đủ trang thiết bị test cho tài xế… cũng gây ra những khó khăn hàng loạt. 

Một phần nữa liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối hàng hoá thiết yếu, doanh nghiệp khu vực ĐBSCL luôn luôn cam kết cùng chính quyền địa phương trong việc cung cấp các hàng hoá thiết yếu với mức giá bình ổn đề người dân có hàng hoá duy trì hoạt động cơ bản. Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng chịu chi phí rất lớn trong quá trình thực thi chính sách test, thực hiện liên vận khai báo y tế, những rắc rối về CNTT không được ứng dụng thông suốt dẫn đến hoạt động của khu vực DN vận tải ảnh hưởng. 

5 kiến nghị của VCCI để "cấp cứu" cho doanh nghiệp

Trong thời gian vừa qua, VCCI chi nhánh Cần Thơ nhìn thấy những chính sách ban hành vừa qua không chỉ tác động lên hàng hoá thiết yếu mà mỗi chính sách ban hành cũng ảnh hưởng toàn bộ đến công đoạn chuỗi cung ứng hoàng hoá. Doanh nghiệp luôn trong tình trạng bị động đối với những chính sách ban hành hoả tốc.

Vì vậy theo bà Hương, những chính sách được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu trong thời gian tới liên quan đến việc: Giãn và hoãn thuế; giảm lãi suất ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp do ảnh hưởng đại dịch COVID-19; các chính sách liên quan hệ hạ tầng, kho bãi, chính sách liên quan vận tải.

Đây là ba chính sách cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng ở mức cao và rất cao đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua quá trình quan sát nhiều chính sách được ban hành và theo dõi những hoạt động khó khăn của doanh nghiệp phản ánh, VCCI chi nhánh Cần Thơ có một số kiến nghị: 

Thứ nhất, cần có sự thống nhất về chính sách của địa phương trong các quy định của Chính phủ để tránh những tổn thất về thời gian cũng như những chi phí thực hiện chính sách. Đôi khi những chi phí để thực thi chính sách quá lớn khiến cho doanh nghiệp lựa chọn giải pháp ngừng hoạt động. Vì vậy cần có sự cân nhắc về các chi phí thực thi và ban hành.

Thứ hai, cần có sự quan tâm đối với lực lượng lao động để có thể quy trì sản xuất liên tục, tránh đứt gãy sản xuất tạo tâm lý an tâm cho người lao động thì chính sách tiêm vaccine cho người lao động được xem là tiên quyết.

Thứ ba, mô hình "3 tại chỗ" nên được xem xét lại. Khi đưa ra mô hình, chính sách cần phù hợp hơn. Mỗi một ngành hàng, mỗi một doanh nghiệp hoạt động có những đặc thù khác nhau nên cần tìm kiếm giải pháp linh hoạt, khoa học trong quá trình thực hiện công tác phòng chống, dịch.

Thứ tư, VCCI chi nhành Cần Thơ cũng mong muốn sự quan tâm của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hỗ trợ tái cơ cấu thời giạn trả nợ cho các khoản vay; miễn giảm các lãi vay, thời hạn phân nợ… Các đối tượng xem xét khoanh nợ, giảm nợ, vay vốn cần được xem xét trên quy mô rộng hơn, nhiều ngành nghề hơn.

Thứ năm, VCCI chi nhánh Cần Thơ cũng kỳ vọng Nghị quyết 68/NQ-CP vừa qua ban hành sẽ được thực thi trong thực tiễn để mang lại sự an tâm, tin tưởng của doanh nghiệp, người lao động đối với chính sách phòng chống dịch hiệu quả cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp để góp phần xây dựng kinh tế ổn định trong những tháng cuối năm.

Hoa Trần

Xem thêm: 6 vấn đề cần tháo gỡ trong bức tranh kinh tế của ĐBSCL