
Tỷ phú giàu nhất châu Á với tham vọng thành tập đoàn công nghệ và thương mại điện tử trong năm 2020
Tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani muốn biến đế chế Reliance Industries 179 tỷ USD thành tập đoàn công nghệ và thương mại điện tử khổng lồ. Trong năm 2020 một phần giấc mơ của ông đã được "bán" với giá 27 tỷ USD.
Theo Bloomberg, tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani dành phần lớn năm 2020 để thuyết phục Facebook, Google và các tên tuổi lớn ở Phố Wall đổ tiền vào một trong những kế hoạch chuyển đổi tham vọng nhất thế giới. Đến nay, đế chế của ông thu được 27 tỷ USD vốn mới.
Doanh nhân 63 tuổi tham vọng biến đế chế lâu đời Reliance Industries thành tập đoàn công nghệ và thương mại điện tử khổng lồ. Các kế hoạch bao gồm phát triển sản phẩm cho mạng lưới 5G địa phương dự kiến ra mắt vào năm sau, kết hợp dịch vụ thanh toán WhatsApp của Facebook với nền tảng kỹ thuật số của Reliance, tích hợp dịch vụ thương mại điện tử của công ty với những cửa hàng bán lẻ trên toàn Ấn Độ.
Cùng với đó, tỷ phú Ambani đẩy mạnh bán cổ phần tại mảng kinh doanh dầu và hóa dầu của Reliance nhằm giảm nợ và đổ vốn vào lĩnh vực công nghệ cao của tập đoàn.

Tỷ phú giàu nhất châu Á muốn biến đế chế năng lượng thành gã khổng lồ công nghệ và thương mại điện tử. Ảnh: Bloomberg.
"Đại tu" đế chế 179 tỷ USD
Giới đầu tư đang dõi theo từng động thái trong kế hoạch đại tu đế chế 179 tỷ USD của ông Ambani. Tỷ phú giàu nhất châu Á muốn đánh chiếm các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, đối đầu với những đối thủ nặng ký từ Amazon.com đến Walmart. Cổ phiếu Reliance đã tăng giá 55% lên mức cao kỷ lục hồi tháng 9. Tuy nhiên, giá lao dốc kể từ đó đến nay.
Mục tiêu ban đầu của chiến dịch gây quỹ của ông trùm Ấn Độ là bán 20% cổ phần, tương đương 15 tỷ USD, trong mảng dầu và hóa dầu của Reliance cho Tập đoàn Saudi Arabian Oil (Aramco).
Thỏa thuận với Aramco được kỳ vọng giúp ông Ambani thực hiện cam kết xóa bỏ khoản nợ 22 tỷ USD của tập đoàn trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán bị đình trệ. Trong vòng ba tháng tính đến ngày 23/3, cổ phiếu tập đoàn lao dốc hơn 40%.
Sau khi thỏa thuận với Aramco bị cản đường, tỷ phú Ấn Độ tìm cách đẩy nhanh những cuộc đàm phán khác. Và phản ứng từ các nhà đầu tư vượt quá kỳ vọng của ông. Hàng loạt tên tuổi lớn như KKR & Co., Silver Lake và Mubadala Investment Co. cam kết rót hơn 20 tỷ USD cho mảng kinh doanh kỹ thuật số và 6,4 tỷ USD vào bán lẻ.
Đến tháng 6, Reliance tuyên bố không còn nợ ròng, sớm hơn 9 tháng so với mục tiêu đề ra. Giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng vọt.

Hai người con Isha và Akash của ông Ambani được kỳ vọng là tương lai của Reliance. Ảnh: Bloomberg.
Tại cuộc họp cổ đông hồi tháng 7, ông Ambani và hai người con Isha và Akash đã phác thảo động lực chính cho tham vọng công nghệ cao của tập đoàn. Các dịch vụ mới được tập đoàn giới thiệu là mạng không dây 5G vào đầu năm tới, cùng với nền tảng phát sóng trực tuyến tích hợp Netflix, Disney+ Hotstar, Amazon Prime Video và hàng chục kênh truyền hình khác.
Đơn vị kỹ thuật số của Reliance - Jio Platforms Ltd. - cũng sẽ phát triển danh mục giải pháp và ứng dụng công nghệ cho hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ tại Ấn Độ. Ông Ambani còn có kế hoạch mở rộng nền tảng ra thị trường nước ngoài.
"Đã đến lúc Ấn Độ có một công ty dịch vụ và sản phẩm kỹ thuật số toàn cầu", vị tỷ phú tuyên bố với các cổ đông. Theo nguồn tin của Bloomberg, ưu tiên chính của Reliance trong năm 2021 là 5G. Tháng này, ông Ambani khẳng định công ty của ông "sẽ tiên phong trong cuộc cách mạng 5G ở Ấn Độ vào nửa cuối năm 2021".
Tham vọng lớn
Theo nguồn tin của Bloomberg, Reliance đang có kế hoạch giới thiệu dòng sản phẩm 5G tại cuộc họp cổ đông năm tới. Gã khổng lồ Ấn Độ cũng hợp tác với Google để cho ra mắt sản phẩm điện thoại thông minh giá rẻ sử dụng hệ điều hành Android trị giá 54 USD.
Sản phẩm nằm trong kế hoạch thu hút người tiêu dùng Ấn Độ sử dụng di động cho các dịch vụ bao gồm mua sắm, giải trí và phát trực tuyến.
Tập đoàn cũng coi việc tích hợp hệ thống thanh toán của WhatsApp là bước quan trọng trong kế hoạch phát triển dịch vụ mua sắm trực tuyến. Nền tảng thương mại điện tử của Reliance đang tìm cách tiếp cận hàng trăm triệu người dùng Facebook, WhatsApp và Instagram.
"Thách thức lớn nhất của ông Ambani là kiếm lời từ những khoản đầu tư này", ông James Crabtree, tác giả cuốn The Billionaire Raj: A Journey Through India’s New Gilded Age, bình luận.
Theo ông, các ngành công nghệ mà ông trùm Ấn Độ đang nhắm đến có tốc độ phát triển hơn hẳn ngành kinh doanh lọc hóa dầu. Hiện, mảng kinh doanh này vẫn chiếm phần lớn doanh thu của Reliance.
Tuy nhiên, tập đoàn cũng đang đối mặt một thách thức lớn. Ông Ambani đã không còn trẻ. Theo tờ Mint, tỷ phú Ấn Độ đang thành lập một hội đồng gia đình và đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch kế vị vào cuối năm tới.

Ông Ambani muốn mở rộng đơn vị kỹ thuật số của Reliance - Jio Platforms Ltd. - ra các thị trường khác trên thế giới. Ảnh: Bloomberg.
"Bất cứ lâu đài một trụ nào cũng có những rủi ro không thể tránh khỏi", ông Kavil Ramachandran, Giám đốc điều hành Trung tâm Thomas Schmidheiny về Doanh nghiệp Gia đình tại Trường Kinh doanh Ấn Độ, nhận xét.
"Ông Mukesh có đóng góp quan trọng với làn sóng đổi mới ngành viễn thông Ấn Độ. Ông ấy có một cái nhìn thú vị về tương lai nơi mọi người dân Ấn Độ có thể hưởng lợi từ những cơ hội mà công nghệ đem đến", ông Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Alphabet Inc., công ty mẹ của Google, bình luận. "Chúng tôi rất hân hạnh khi trở thành đối tác trong kế hoạch đó", ông nói thêm.
Tỷ phú Ấn Độ cũng coi đế chế của mình là yếu tố quan trọng trong kế hoạch của chính phủ Ấn Độ nhằm chống lại sức mạnh công nghệ ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Ông Ambani nhiều lần nhấn mạnh rằng mục tiêu của Reliance hoàn toàn phù hợp với các chính sách của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Ông Nandan Nilekani, nhà đồng sáng lập Infosys, cảnh báo rằng còn quá sớm để tuyên bố rằng kế hoạch chuyển đổi của Reliance đã thành công. Tuy nhiên, ông lạc quan về triển vọng của ông Ambani.
"Ông Ambani có một con mắt tuyệt vời. Giống tỷ phú Jeff Bezos, ông ấy vừa có thể nhìn bao quát, vừa chú ý đến các chi tiết nhỏ. Cả hai đều độc nhất. Họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc", ông nói thêm.
Theo Zing.vn
Tin liên quan

Trải nghiệm chiếc motor thông minh biết giao tiếp với chủ nhân tại Hà Nội
Mẫu xe Concept có khả năng tự cân bằng, di chuyển, nhận diện, giao tiếp với chủ xe thông qua hệ thống camera và cảm biến.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Hãng xe lớn thứ 4 thế giới Stellantis sở hữu 14 thương hiệu con

Grab đề xuất sân bay Tân Sơn Nhất bố trí làn riêng cho ô tô công nghệ đón khách

Kinh Bắc báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 đạt doanh thu 1.600 tỷ đồng

Vietravel Airlines chính thức mở bán vé 6 chặng bay đầu tiên từ 19/1, giá chỉ từ 0đ

Mỹ khẳng định Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô xuất khẩu

Gojek mở rộng thị phần và tối đa hóa tiềm năng kinh doanh tại các thị trường nước ngoài
Tin nổi bật

Nghe có vẻ hoang đường nhưng thực sự tồn tại loại công nghệ mới có thể biến không khí mà chúng ta đang hít thở hằng ngày thành gạch để lát tường, sàn nhà... Quá thần kỳ phải không nào?
Đọc thêm
-
Ngân hàng ‘ôm’ trái phiếu doanh nghiệp: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sự kiện-Vấn đề - 56 phút trướcTheo nhìn nhận của các chuyên gia tài chính việc ngân hàng tăng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. -
Chứng khoán "bắt đáy" - Nhà đầu tư hốt hoảng bán tháo
Trên sàn - 56 phút trướcChốt phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/1, VN-Index giảm kỷ lục gần 75 tương đương 6,3% còn 1.117 điểm. Lực bán ồ ạt trong phiên sáng xóa sạch thành quả của chuỗi tăng điểm từ đầu năm 2021. -
Hãng xe lớn thứ 4 thế giới Stellantis sở hữu 14 thương hiệu con
Chuyển động - 2 giờ trướcSau hơn 1 năm thỏa thuận, hôm 16/1 Fiat Chrysler Automobiles và Peugeot S.A. (PSA) chính thức sáp nhập thành tập đoàn Stellantis - tập đoàn ô tô lớn thứ 4 thế giới. -
Grab đề xuất sân bay Tân Sơn Nhất bố trí làn riêng cho ô tô công nghệ đón khách
Chuyển động - 2 giờ trướcPhía Grab muốn tất cả xe công nghệ khi sử dụng làn riêng như trên sẽ bị thu phí trước khi vào làn đón khách với mức phí không quá 10.000 đồng/lượt, đồng thời vẫn trả phí ra cổng sân bay như quy định hiện hành. -
Ông Trump tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn với UAV Trung Quốc trước khi rời nhiệm sở
Quốc tế - 5 giờ trướcTrước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục ký sắc lệnh mới yêu cầu loại bỏ máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc ra khỏi phi đội UAV của chính phủ nước này.
-
Nghỉ việc khi công ty đang nợ BHXH, người lao động có được chốt sổ bảo hiểm?
Tư vấn - 6 giờ trướcNếu người lao động đủ điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng đủ BHXH. -
MXH lan truyền tin cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã bị bắt giữ, Thiếu tướng Tô Ân Xô lên tiếng
An ninh-Trật tự - 6 giờ trướcThời gian gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt và đưa về nước. Liên quan tới vụ việc, Thiếu tướng Tô Ân Xô đã lên tiếng. -
Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức
Quy định mới - 6 giờ trướcĐây là quy định tại Thông tư 121/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành quy định về hoạt động của công ty chứng khoán. -
Trump và Biden 'đối đầu nhau' về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm đi lại với châu Âu và Brazil
Quốc tế - 6 giờ trướcNgày 18/1, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với châu Âu và Brazil. Tuy nhiên, tuyên bố này đã nhanh chóng bị phát ngôn viên của ông Biden bác bỏ. -
Miền Bắc đón đợt rét hại trong đêm nay
Dân sinh - 3 ngày trướcTheo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong đêm nay (16/01) miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh tiếp theo, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ.