
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động ứng phó tác động Covid-19
(DNVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương ứng phó với tác động do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra.
Với mục tiêu của Kế hoạch hành động là phòng, chống hiệu quả dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương, Kế hoạch nhấn mạnh cần giữ vững mục tiêu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
Bộ Công Thương yêu cầu các Đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra (Ban Chỉ đạo quốc gia).
Trong quá trình triển khai thực hiện, yêu cầu các đơn vị theo dõi sát diễn biến tình hình dịch cúm Covid-19 trong nước và trên thế giới, bám sát các chỉ đạo của Bộ để chủ động có phương án, giải pháp xử lý kịp thời; phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành đồng bộ các biện pháp, giải pháp, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo xử lý và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương điều hành, xử lý các vấn đề phát sinh từ diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, bảo đảm ứng phó tối ưu, hiệu quả nhất, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể có của dịch đối với ngành Công Thương, góp phần vào kết quả chung của cả nước trong công tác ứng phó với tác động của dịch cúm mà Đảng, Chính phủ đã đề ra.
Đảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh
Kế hoạch hành động đưa ra nhóm nội dung nhiệm vụ về xử lý các tác động của dịch bệnh, bảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo đó, Cục Xuất nhập khẩu thành lập ngay Tổ Công tác để xử lý các vấn đề liên quan tới giải tỏa hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc do Cục Cục Xuất nhập khẩu làm Thường trực, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi và một số Đơn vị có liên quan cùng tham gia. Đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực xuất nhập khẩu trực tiếp chỉ đạo Tổ Công tác này.
Chủ trì làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Hiệp hội liên quan để xác định cụ thể khối lượng, chủng loại các mặt hàng rau quả, trái cây và nông - thủy sản khác đang bị ách tắc trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, dự báo qui mô sản lượng các mặt hàng sắp tới sẽ thu hoạch, báo cáo cụ thể, đầy đủ với Lãnh đạo Bộ để có kế hoạch, biện pháp tham gia xử lý hỗ trợ.
Theo dõi sát tình hình xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc; đôn đốc các tỉnh có biên giới với Trung Quốc chủ động làm việc với phía Bạn để xác định cụ thể các biện pháp bảo đảm thông quan hàng hóa đồng thời kiểm soát tốt dịch bệnh.
Rà soát, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy tái cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng bền vững, báo cáo Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo triển khai thực hiện.
Các Vụ: Thị trường châu Á - châu Phi, Thị trường châu Âu - châu Mỹ chỉ đạo các Thương vụ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh phụ kiện là đầu vào sản xuất để thay thế trong trường hợp nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Rà soát các thị trường còn dư địa, đã mở cửa thị trường đối với nông sản, thủy sản, hoặc có tiềm năng điều kiện mở cửa thị trường để giải quyết đầu ra cho hàng hóa của Việt Nam.
Cùng với đó, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Thương vụ liên quan đẩy nhanh, mạnh hơn công tác mở cửa thị trường cho các mặt hàng trái cây tươi sang các thị trường mà ta đã đang tiến hành đàm phán, đồng thời triển khai thêm các đàm phán mới đối với các thị trường có tiềm năng và dư địa xuất khẩu.
Phối hợp chặt chẽ với các Thương vụ để cập nhật thông tin về các phản ứng của các nước liên quan đến việc đối phó với dịch bệnh, đánh giá về ảnh hưởng đối với kinh tế của các nước này, trong đó có lĩnh vực thương mại và đầu tư (như ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu, di chuyển các cơ sở đầu tư từ nước có dịch bệnh...) và có báo cáo Lãnh đạo Bộ đánh giá, phân tích về tác động (có thể có) đối với Việt Nam.
Theo dõi chặt chẽ, cập nhật các thông tin trên thế giới và trong nước về tình hình, diễn biến dịch Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các nước; đề xuất giải pháp ứng phó đối với các diễn biến bất thường của dịch.
Chỉ đạo các Thương vụ tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các hoạt động tích cực của Chính phủ Việt Nam đối phó với dịch bệnh, về mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản.

Hàng trăm cây đào rừng Sơn La có tem xuất xứ được chuyển về Hà Nội phục vụ người dân chơi Tết
Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi

Bộ Tài chính: Nâng tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới lên mức bao nhiêu?

Bộ Y tế dự thảo Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo giá dịch vụ

Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên từ 15/1

Đề xuất kéo dài thời gian cách ly nhập cảnh trên 14 ngày với các nước có biến chủng virus SARS-CoV-2

Hà Tĩnh: Thành lập các tổ công tác tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn TH triển khai các Dự án
Tin nổi bật

-
Ngày làm việc thứ ba của Đại hội XIII: Thảo luận Văn kiện đại hội
-
Dự báo Tết Tân Sửu 2021 sẽ ít có khả năng xảy ra mưa đá như đêm giao thừa Tết Canh Tý 2020
-
Apple được dự đoán sẽ đạt mức doanh thu kỷ lục 110 tỷ USD trong quý IV/2020 nhờ iPhone 12
-
Người đàn ông Đà Nẵng nhận về 281 tỷ từ Google, đóng thuế hơn 25 tỷ đồng
Đọc thêm
-
Hàng loạt công ty tăng doanh thu sau khi nói không với quảng cáo Facebook
Thương mại điện tử - 16 giờ trước80% trong số các công ty được khảo sát báo cáo doanh thu tăng sau khi nói không với quảng cáo trên trang mạng xã hội Facebook hồi tháng 7 năm ngoái. -
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng mở rộng sản xuất ở miền Đông và Tây Nam Bộ trong năm 2021
Thương mại toàn cầu - 16 giờ trướcTheo Navigos Search, các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài, đặc biệt là các công ty ô tô và điện tử Nhật Bản. -
'Thể hiện tầm nhìn, gắn kết trong lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc'
Sự kiện-Vấn đề - 16 giờ trước5 năm qua, cùng với việc lãnh đạo đồng bộ, toàn diện đất nước, Đảng ta, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. -
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, cao nhất 10 tháng trở lại đây từ chiều nay 26/1
Tiêu dùng - 16 giờ trướcGiá xăng dầu chính thức tăng mạnh nhất trong 10 tháng trở lại đây từ chiều 26/1, đây là kỳ tăng thứ 5 liên tiếp với mức tăng tổng cộng xăng E5 RON 92 là 2.424 đồng/lít, xăng RON 95 là 2.569 đồng/lít. -
Indonesia bắt giữ tàu mang cờ Iran và Panama vì nghi vận chuyển dầu bất hợp pháp
Quốc tế - 17 giờ trướcCác tàu mang cờ Iran và Panama bị chính quyền Indonesia bắt giữ vì nghi ngờ vận chuyển dầu bất hợp pháp. Các tàu này được yêu cầu cập cảng đảo Batam (tỉnh Riau) để phục vụ cho quá trình điều tra.
-
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho công nhân, người lao động
Sự kiện-Vấn đề - 17 giờ trướcTrong những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021 đã diễn ra nhiều hoạt động chăm lo Tết cho công nhân, người lao động… -
Apple lại bị kiện vì làm chậm iPhone cũ
Công nghệ - 17 giờ trướcMột cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở Châu Âu đã đệ đơn kiện chống lại Apple và yêu cầu tập đoàn này phải bồi thường vì cáo buộc cố tình làm chậm iPhone cũ và khiến người dùng phải mua iPhone mới. -
Chủ tịch Đỗ Hữu Hạ nâng sở hữu lên hơn 44% vốn ở TCH, trở thành cổ đông lớn nhất
Nhận định & Đầu tư - 18 giờ trướcSau giao dịch, Chủ tịch TCH đã tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 156,6 triệu cổ phiếu, tương đương 44,32% vốn. Ông Đỗ Hữu Hạ trở thành cổ đông lớn nhất của TCH. -
Tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27% trong năm 2020
Ngân hàng - 18 giờ trướcTrong năm 2020, tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27%, lên gần 1.840 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,59%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối quý IV/2020 đạt 160%. -
Startup Việt làm gì để gỡ khó khi tiếp cận các quỹ đầu tư?
Sự kiện-Vấn đề - 4 ngày trướcNhiều startup Việt hiện chưa biết cách tiếp cận các quỹ đầu tư hoặc yếu về kỹ năng đàm phán nên quá trình gọi vốn vẫn gặp khó khăn…