Bộ Nông nghiệp và Môi trường bổ sung 9 thủ tục liên quan đến phát thải và thị trường carbon

Trang Mai 08:08 | 27/03/2025 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone; trong đó bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.

Theo Bộ NN&MT, các thủ tục hành chính bổ sung mới gồm: Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cho các cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; đăng ký tài khoản trên Hệ thống đăng ký quốc gia; đăng ký công nhận, điều chỉnh phương pháp luận tạo tín chỉ carbon theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước; đăng ký, điều chỉnh dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước. 

Cùng với đó là các thủ tục về thay đổi thành phần tham gia dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước; hủy đăng ký dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước; cấp tín chỉ carbon theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước; chấp thuận đăng ký chuyển đổi chương trình, dự án đăng ký theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) sang cơ chế Điều 6.4 của Thỏa thuận Paris; chấp thuận chuyển giao quốc tế tín chỉ carbon, kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Thủ tục hành chính bổ sung mới về thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cho các cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính do bộ quản lý lĩnh vực thực hiện.

Đây là thay đổi so với quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, nhằm bảo đảm mức độ chi tiết, làm cơ sở để phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Các thủ tục hành chính bổ sung mới còn lại nhằm triển khai quy định bổ sung về cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước khi triển khai thị trường carbon.

Thủ tục hành chính bổ sung mới về thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cho các cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính do bộ quản lý lĩnh vực thực hiện. Đây là thay đổi so với quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, nhằm bảo đảm mức độ chi tiết, làm cơ sở để phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Các thủ tục hành chính bổ sung mới còn lại nhằm triển khai quy định bổ sung về cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước khi triển khai thị trường carbon.

Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính sửa đổi theo hướng đơn giản hóa gồm: Xác nhận tín chỉ carbon để trao đổi trên sàn giao dịch carbon; chấp thuận chương trình, dự án đăng ký theo cơ chế của Thỏa thuận Paris. 

Quy định mới nhằm giảm bớt đối tượng phải thực hiện xác nhận tín chỉ carbon và giảm thủ tục hành chính về xác nhận hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Thủ tục chấp thuận chương trình, dự án đăng ký theo cơ chế của Thỏa thuận Paris cũng sẽ rõ ràng, minh bạch hơn.

 Sớm kiểm kê, phân bổ hạn ngạch phát thải trong các ngành kinh tế

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, xây dựng thị trường carbon là "cuộc chơi mới" mà tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giảm phát thải, tăng hấp thụ khí carbon sẽ được chi trả từ tiền bán hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon. Đây là chi phí lợi nhuận cho từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Do đó, Nhà nước phải tạo sân chơi, luật chơi, phân công nhiệm vụ cho từng bộ, ngành, và có phân kỳ thí điểm.

Thứ trưởng Bộ NNN&MT Lê Công Thành cho biết, đến nay có 48 quốc gia triển khai thị trường carbon theo cơ chế bắt buộc. Bên cạnh đó là thị trường carbon tự nguyện do các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế thành lập. Mặc dù chưa có sự thống nhất trên phạm vi toàn cầu về trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon xuyên biên giới, nhưng 82 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ký thoả thuận về trao đổi hạn ngạch, tín chỉ carbon.

Tại Việt Nam, thời gian qua có khoảng 150 chương trình, dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và thực hiện theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế để trao đổi trên thị trường carbon thế giới.