
Bổ sung quy định về quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
(DNVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (Nghị định số 25) được Chính phủ ban hành ngày 06/4/2011, có hiệu lực từ ngày 01/6/2011 là văn bản quy phạm pháp luật hết sức quan trọng, góp phần cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý về viễn thông, tạo cơ sở để triển khai thực thi hiệu quả Luật Viễn thông. Trong 07 năm thi hành Nghị định, lĩnh vực viễn thông tiếp tục phát triển vững chắc, cơ bản duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạ tầng viễn thông được đầu tư mở rộng, dịch vụ viễn thông, Internet được phổ cập rộng rãi đến mọi người dân.
Là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức thực hiện Nghị định, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã thường xuyên theo dõi rà soát, đánh giá việc thực thi các quy định của Nghị định, kịp thời kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật và giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Trong năm 2015, Bộ TTTT đã khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 25 liên quan đến các quy định về đầu tư, kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới. Tiếp theo đó, trong năm 2016, Bộ TTTT đã nghiên cứu và trình Chính phủ theo thủ tục rút gọn để ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25 quy định về đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và chấn chỉnh công tác quản lý thuê bao di động, góp phần giải quyết vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác.
Tuy nhiên, những lần sửa đổi, bổ sung nêu trên chưa có điều kiện để đề cập và giải quyết những hạn chế, bất cập của Nghị định 25 được ghi nhận trong quá trình thực thi thời gian qua. Do vậy, hiện nay việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông là rất cần thiết
Những điểm mới của dự thảo Nghị định
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung có những điểm mới cơ bản sau đây: Bổ sung quy định về quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Theo đó, bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về xác định thị trường viễn thông liên quan trong kinh doanh dịch vụ viễn thông đảm bảo phù hợp với Luật cạnh tranh và các quy định pháp luật về viễn thông (khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định). Bổ sung danh mục các thị trường viễn thông liên quan cần xem xét quản lý cạnh tranh (Khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định).
Bổ sung hướng dẫn cụ thể về việc xác định doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường. Ngoài việc xác định theo thị phần doanh thu dịch vụ viễn thông, bổ sung hướng dẫn thêm các tiêu chí xác định doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể trong lĩnh vực viễn thông bao gồm năng lực tài chính, năng lực công nghệ, mạng lưới, kênh phân phối (Khoản 2 Điều 1 dự thảo Nghị định).
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số quy định về cấp giấy phép viễn thông như sau: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 22 Nghị định số 25 về đảm bảo thực hiện giấy phép viễn thông để thực thi xử phạt doanh nghiệp vi phạm về cam kết thực hiện giấy phép, phù hợp với pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính (khoản 4 Điều 1 Dự thảo Nghị định). Bổ sung mẫu đơn xin cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng quy định tại Điều 26 Nghị định số 25.
Đồng thời dự thảo cũng bổ sung Điều 33a về thu hồi kho số viễn thông trong trường hợp không nộp lệ phí phân bổ, phí sử dụng kho số viễn thông: Quy định về thời điểm được hiểu là tổ chức, doanh nghiệp không nộp lệ phí phân bổ, phí sử dụng kho số viễn thông; quy định trình tự thực hiện thu hồi số thuê bao viễn thông; quy định trình tự thực hiện thu hồi mã, số viễn thông khác ngoài số thuê bao viễn thông; trách nhiệm của Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thu hồi kho số viễn thông; quy định trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi mã, số viễn thông khi quyết định thu hồi mã, số viễn thông có hiệu lực.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Các đại gia Thái Lan sở hữu những gì tại Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Vì sao tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030
Tin nổi bật

-
Giới doanh nhân hiến kế thực hiện mục tiêu Việt Nam hùng cường tại Đối thoại 2045
-
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ xây dựng quan hệ dựa trên 'cạnh tranh lành mạnh'
-
Hôm nay 8/3, chính thức triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại 3 địa điểm đầu tiên
-
Phó Chủ tịch Hội DNTNVN Đỗ Minh Phú: Đảng và Nhà nước đã đặt kinh tế tư nhân ngày càng đúng vị thế
Đọc thêm
-
Giao dịch liên ngân hàng đạt 147.823 tỷ đồng/ngày, cao nhất từ trước đến nay
Ngân hàng - 3 ngày trướcNgân hàng Nhà nước cho biết, doanh số giao dịch liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 739.116 tỷ đồng, bình quân 147.823 tỷ đồng/ngày, mức cao nhất từ trước tới nay. -
Sáng 8/3, khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khóa XIII
Chính trị - 2 giờ trướcTại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bàn về chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước. -
Toyota, Honda, Ford đánh mất thị phần lớn vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công
Chuyển động - 22 giờ trướcCả 3 hãng xe Honda, Toyota và Ford đã không tận dụng tốt nhất cơ hội và đã đánh mất khá nhiều thị Việt Nam phần vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công. -
Hơn 20.000 tổ chức Hoa Kỳ bị xâm nhập thông qua lỗ hổng của Microsoft
Quốc tế - 22 giờ trướcHơn 20.000 tổ chức của Hoa Kỳ đã bị xâm nhập thông qua một cửa sau được cài đặt thông qua các lỗ hổng mới được vá gần đây trong phần mềm email của Microsoft. -
Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn ghi nhận khoản doanh thu xấp xỉ 300 triệu đồng/ngày
Chuyển động - 22 giờ trướcCông ty cổ phần Phục vụ mai táng Hải Phòng là doanh nghiệp duy nhất phục vụ "cõi âm" hiện đang giao dịch cổ phiếu trên sàn. Tính bình quân, mỗi ngày Mai táng Hải Phòng mang về xấp xỉ 300 triệu đồng doanh thu.
-
Bắc Ninh: Từ 8/3 các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trở lại
Đời sống đô thị - 14 giờ trướcLãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép quán bar, vũ trường, club, karaoke, massage... cũng như các lễ hội, di tích, điểm du lịch được phép kinh doanh, tổ chức trở lại từ 8/3. -
Chiều 7/3, ghi nhận thêm 3 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương và Bắc Ninh
Dân sinh - 14 giờ trướcChiều 7-3 nước ta có thêm 3 ca mắc mới COVID-19 trong đó 1 ca tại Hải Dương và 2 trường hợp là chuyên gia nhập cảnh được cách ly tại Bắc Ninh. Việt Nam hiện có 2.511 bệnh nhân. -
Việt Nam lần đầu lọt nhóm nền kinh tế có ‘Chỉ số tự do kinh tế trung bình'
Chuyển đổi số - 14 giờ trướcVới 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có “Chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình”, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90/178 nền kinh tế trong bảng xếp hạng năm 2021. -
Đã xác định 41 người đi trên chuyến bay có bệnh nhân tái dương tính COVID-19
Dân sinh - 13 giờ trướcCác lực lượng chức năng TP Hải Phòng đã khẩn trương điều tra, rà soát những người trên chuyến bay VN1188 đang cư trú ở địa phương. Đến 6 giờ sáng 7/3 đã có 41 người liên hệ, khai báo y tế... -
Hà Nội bỏ giãn cách trên xe khách công cộng từ ngày 8/3
Đời sống đô thị - 15 giờ trướcBắt đầu từ sáng 8/3, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu các xe chở khách, các bến xe khách hoạt động trong địa bàn thành phố, bỏ việc giãn cách trên phương tiện vận tải hành khách công cộng.