
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thời cơ quý báu tạo cú hích phát triển
(DNVN) - Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện Việt Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để tạo nên cú hích lớn cho sự phát triển thần kỳ. Chính vì vậy, ngay lúc này chúng ta cần phải có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ doanh nghiệp chớp lấy thời cơ “vàng”, nhằm phục hồi và phát triển bứt phá, kích thích tăng trưởng.
Nội dung trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp “Cùng nỗ lực-Vượt thách thức-Đón thời cơ-Phục hồi nền kinh tế,” ngày 9/5.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Lực lượng doanh nghiệp (DN) là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, hiện đang chịu rất nhiều tổn thất dịch bệnh. DN trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, hàng không, hậu cần du lịch, nhà hàng, khách sạn, giáo dục,… đã rơi vào tình trạng “ngủ đông” trong suốt 3 tháng qua. Trong tình hình dịch bệnh, các DN phải đối mặt với “khó khăn kép”: vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa bị giảm mạnh thị trường đầu ra tiêu thụ hàng hoá và xuất khẩu, nhất là các ngành hàng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu như may mặc, da giầy, điện tử, điện thoại, sản xuất ô tô,… Doanh thu của các DN trong quý I năm 2020 và dự báo cả năm năm 2020 bị sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các quý, năm tiếp theo. Nhiều DN đã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, nhất là DN vừa và nhỏ.


Đồng thời, hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, chuỗi liên kết thuần Việt, xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn theo đúng thông lệ quốc tế, để kịp thời ứng phó với phương án chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường mới.
Thứ hai, thực hiện các giải pháp kích cầu thị trường nội địa: Tăng tổng cầu trong nước thông qua kích thích tiêu dùng và hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối các mặt hàng thiết yếu; các ngành du lịch, lưu trú, bán lẻ, thương mại điện tử…; đồng thời, xem xét hỗ trợ DN tung ra các gói dịch vụ hàng hóa khuyến mại cho người tiêu dùng, người dân; có chính sách tài khóa như miễn, giảm thuế VAT cho các sản phẩm, dịch vụ để giúp DN giảm giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng trong nước.
Ngoài ra, cần thúc đẩy đầu tư công; tiếp tục rà soát các quy định về ngân sách, đầu tư, xây dựng; tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, tháo gỡ nút thắt trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt phát triển thị trường nhà ở xã hội, tạo đòn bẩy để kích cầu nội địa.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, đầu tư; xây dựng và triển khai ngay chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam tới thế giới - là quốc gia có ý thức và thực hiện phòng chống dịch tốt nhất, hiệu quả nhất - là điểm đến an toàn để đầu tư, du lịch; đồng thời, xây dựng lộ trình phù hợp cho người nước ngoài vào du lịch để kích thích tăng trưởng ngành dịch vụ; chuẩn bị đầy đủ điều kiện để khai thác tối đa lợi thế của các hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA...
Thứ tư, hỗ trợ phục hồi, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với việc làm và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách. Nghiên cứu có chính sách bảo lãnh tín dụng cho khoản vay mới của khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, sử dụng nhiều lao động như: du lịch, dệt may, da giầy, hàng không… và các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ người lao động trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, để giúp DN ổn định lực lượng lao động, sẵn sàng cho việc phục hồi sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, đẩy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ phát triển các nền tảng thương mại điện tử; e-logistics, các ứng dụng công nghệ giao dịch thanh toán điện tử…; nghiên cứu giao hoặc đặt hàng các DN công nghệ số Việt Nam phát triển các giải pháp, nền tảng công nghệ số.
Thứ sáu, thực hiện nhất quán và triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển. Các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên giải quyết các khó khăn của DN thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý; xác định đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong hành động; kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp gây nhũng nhiễu, thao túng, chi phối khi thực thi công vụ, vi phạm quy định của pháp luật, làm chậm thời gian, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trình độ, không đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh đó, cộng đồng DN cũng cần có những suy nghĩ trăn trở và nỗ lực cùng với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tìm các giải pháp, hướng đi mạnh dạn, đột phá, sáng tạo và hiện đại, nắm bắt thời cơ, không chỉ để tự lớn mạnh mà còn đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước.
Tiếp tục nêu cao tinh thần dân tộc, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc DN; chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ để biến thách thức thành cơ hội; tạo chuẩn giá trị mới, quan tâm hơn đến phục vụ người dân và nhu cầu trong nước; mở rộng thị trường, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, cần chủ động tìm hiểu thông tin và củng cố nội lực, sẵn sàng khai thác lợi thế của các hiệp định thương mại tự do mới, để nắm bắt cơ hội tạo dựng thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Truyền hình Doanh nhân: Bitcoin trượt giá, Elon Musk bay 15 tỷ USD trong 1 đêm
Tin cùng chuyên mục

Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án nhân sự lãnh đạo Chính phủ

Bộ Nội vụ nói về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức trao đổi về tình hình Myanmar

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021: Đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu về kinh tế xã hội

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định về công tác cán bộ

Các nội dung thảo luận tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2021
Tin nổi bật

-
Vietcombank năm 2020: Khẳng định Thương hiệu, uy tín và vị thế ngân hàng số 1 Việt Nam
-
Đề nghị truy tố nam tiếp viên hàng không làm lây nhiễm COVID-19 ở TP.HCM gây thiệt hại hơn 4 tỷ đồng
-
Giá Bitcoin tiếp tục lao dốc, giảm gần 6%
-
Đà Nẵng duyệt danh mục 57 dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2020 - 2025
Đọc thêm
-
Việt Nam xuất siêu 500 triệu USD trong tháng 2
Thương mại toàn cầu - 10 giờ trướcĐây là số liệu mới nhất do Tổng cục Hải quan công bố. Ở thông tin cập nhật trước đó, Tổng cục Thống kê cho biết Việt Nam thâm hụt thương mại 800 triệu USD trong tháng. -
Hiệp định UKVFTA: Ngay sau hiệu lực là bứt phá
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaUKVFTA vừa chính thức được ký kết và lập tức có hiệu lực trong ngày đầu tiên của năm 2021, cùng với đó là những bứt phá ngoạn mục trong kim ngạch thương mại Việt – Anh. -
Quảng Ninh mở lại hoạt động du lịch từ ngày 2/3, nhưng không đón khách ngoại tỉnh
Dân sinh - 7 giờ trướcSau hơn 20 người ngày không phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, Quảng Ninh đã cho phép mở cửa lại hoạt động du lịch nội tỉnh, nhưng chưa cho phép đón khách ngoại tỉnh. -
Cổ phiếu của Apple bất ngờ tăng hơn 5% lên mức giá 127,8 USD
Chứng khoán quốc tế - 7 giờ trướcCổ phiếu của Apple đóng cửa tăng 5,39% vào thứ Hai lên mức giá 127,79 USD, vượt qua NASDAQ, vốn chỉ tăng 3,01%. Đây là ngày tăng cao nhất của Apple kể từ ngày 12/10, khi cổ phiếu tăng 6,35%. -
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị phạt 3 năm tù nhưng gồm 2 năm án treo
Quốc tế - 11 giờ trướcCựu tổng thống Pháp Sarkozy bị kết tội hối lộ và tác động đến các thẩm phán, phải nhận án 3 năm. Tuy nhiên ông có thể không phải vào tù vì án phạt gồm 2 năm tù treo.
-
Chính quyền Biden từ chối khả năng chia sẻ vaccine COVID-19 với Mexico
Quốc tế - 11 giờ trướcChính quyền Biden hôm thứ Hai đã hạ thấp triển vọng chia sẻ vaccine COVID-19 với Mexico, nói rằng họ tập trung đầu tiên vào việc bảo vệ dân số của mình chống lại đại dịch đã giết chết hơn 500.000 người Mỹ. -
Cổ phiếu xe điện có thể tăng 50% trong năm nay
Chứng khoán quốc tế - 11 giờ trướcTheo chuyên gia phân tích Wedbush Daniel Ives, Cổ phiếu xe điện có thể tăng 50% trong năm nay và thị trường xe điện không còn chỉ giành riêng cho Tesla. -
Vaccine Johnson & Johnson ngừa COVID-19 phù hợp với những người dị ứng Pfizer và Moderna
Quốc tế - 11 giờ trướcVaccine COVID-19 của Johnson & Johnson có thể được sử dụng thay thế cho mũi tiêm thứ hai của Pfizer hoặc Moderna với những người có phản ứng dị ứng trong đợt đầu tiên của một trong hai loại vaccine công ty sản xuất. -
Bình Dương được vinh danh về chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu thế giới
Sự kiện-Vấn đề - 13 giờ trướcBình Dương được vinh danh có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu thế giới. Đây là lần thứ 3 liên tiếp được Bình Dương Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF) vinh danh. -
Nhiều cơ hội cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Mỹ
Sự kiện-Vấn đề - 13 giờ trướcMỹ vượt qua Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất của nông sản Việt Nam xuất khẩu trong hai tháng đầu năm nay. Cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt tới Mỹ tiếp tục gia tăng.