Bức xúc về vấn đề lương thưởng, hàng nghìn công nhân tại Ân Độ đập phá nhà máy sản xuất iPhone

10:37 | 14/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Cuộc bạo loạn đã xảy ra vào hôm thứ 7 tuần trước (12/12), tại một nhà máy sản xuất iPhone ở Ấn Độ do công ty Wistron Corp điều hành. Nguyên nhân bạo loạn là do công nhân bức xúc về vấn đề lương thưởng.
Bạo loạn nổ ra vào sáng thứ Bảy (12/12) khi khoảng 2.000 công nhân tại nhà máy mới của Wistron ở thị trấn công nghiệp Narasapura, bang Karnataka đã nổi cơn thịnh nộ sau ca làm đêm của họ, họ phá hủy đồ đạc và các đơn vị lắp ráp nhà máy, đồng thời cố gắng phóng hỏa xe cộ vì cáo buộc công ty đã cắt giảm lương, theo thông tin từ báo chí Ấn Độ.
 
Cơ quan chức năng Ấn Độ khảo sát thiệt hại
Cơ quan chức năng Ấn Độ khảo sát thiệt hại
 
"Tình hình hiện đang được kiểm soát. Chúng tôi đã thành lập các đội đặc biệt để điều tra vụ việc", cảnh sát địa phương nói với AFP hôm Chủ nhật, cho biết thêm không ai bị thương.
 
Thứ trưởng chính quyền bang Karnataka, CN Ashwathnarayan, gọi bạo lực là "dã tâm" và cho biết chính phủ của ông sẽ đảm bảo rằng tình hình "được giải quyết nhanh chóng".
 
"Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng tất cả các quyền của người lao động được bảo vệ một cách hợp lý và tất cả các khoản lương của họ sẽ được trả", ông này đã tweet hôm thứ Bảy.
 
Wistron ở Đài Loan nói với AFP rằng "vụ việc là do những người không rõ danh tính từ bên ngoài xâm nhập vào phá huỷ cơ sở của họ với ý định không rõ ràng".
 
Công ty nói thêm trong tuyên bố bằng tiếng Trung rằng họ "cam kết tuân theo luật lao động địa phương (luật) và các quy định liên quan khác" để hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
 
Thông báo trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ một đại diện của Wistron khẳng định, việc công ty trả lương cho công nhân ít hơn số tiền đã thỏa thuận là không chính xác.
 
Vị đại diện này cho biết, Wistron đã ủy quyền cho 5 cơ quan nhân lực tuyển dụng công nhân và đã thanh toán đầy đủ cho 5 cơ quan này đúng hạn.
 
Bạo loạn tại nhà máy có thể xuất phát từ tranh chấp giữa các cơ quan lao động ký hợp đồng và nhân viên, nhưng có một số vấn đề chưa rõ ràng, ông nói với CNA.
 
Theo ông này, do chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ, một cơ cấu phân chia những người khác nhau trong các nhóm xã hội khác nhau, những người lao động ở cấp thấp hơn có xu hướng đặt niềm tin nhiều hơn vào người sử dụng lao động và quản lý của các giai cấp cao hơn.
 
Ông này nói với CNA vẫn chưa rõ vụ bạo lực xảy ra tại nhà máy Wistron là do các cơ quan việc làm hay quản lý nhà máy Ấn Độ xúi giục để tống tiền công ty, lợi dụng việc họ không quen thuộc với luật pháp và quy định ở Ấn Độ.
 
Wistron nói rằng họ “cam kết tuân theo (luật) lao động địa phương
Wistron nói rằng, họ cam kết tuân theo luật lao động địa phương
 
Nhà máy sử dụng khoảng 15.000 công nhân, phần lớn trong số họ được ký hợp đồng thông qua các công ty cung cấp nhân sự, theo truyền thông địa phương.
 
 
Tình trạng bất ổn lao động không phải là hiếm ở Ấn Độ, với việc người lao động bị trả lương thấp và được hưởng ít hoặc không có trợ cấp an sinh xã hội.
 
Một số lượng lớn các nhà máy sản xuất là một phần của khu vực phi chính thức, nơi sử dụng 90% lực lượng lao động của quốc gia rộng lớn.
 
Vào tháng 9, Quốc hội đã thông qua luật lao động cập nhật mà chính phủ quốc gia cho biết sẽ tăng cường quyền của họ, nhưng các nhà hoạt động lao động nói rằng luật mới khiến công nhân khó đình công hơn.
 
Hải An