Cách Châu Âu đương đầu với các cú sốc kinh tế

06:32 | 05/04/2024 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo mạng tin The Economist, sau cuộc khủng hoảng năng lượng, Châu Âu đang đứng trước sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa và cảnh báo áp thuế quan từ Mỹ.

Biểu tượng đồng tiền chung euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Châu Âu không nổi tiếng vì sự năng động. Thậm chí ngày nay họ có vẻ trì trệ xét theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Bị kiệt sức bởi cú sốc năng lượng sau cuộc xung đột tại Ukraine từ đầu năm 2022, nền kinh tế của Liên minh Châu Âu (EU) chỉ tăng trưởng 4% trong thập kỷ này, so với mức 8% ở Mỹ.

Kể từ cuối năm 2022, cả EU và Anh gần như không tăng trưởng. Bên cạnh đó, “lục địa già” còn phải đối mặt với sự gia tăng hàng nhập khẩu giá rẻ. Điều này tuy mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng lại có thể gây hại cho các nhà sản xuất và làm gia tăng xung đột xã hội, công nghiệp.

 

Thời điểm khó khăn bủa vây Châu Âu thật tồi tệ. Châu lục này đang cần tăng trưởng mạnh mẽ để có thêm kinh phí cho chi tiêu quốc phòng và để đáp ứng các mục tiêu năng lượng xanh. Trong khi đó, những lực cản kéo dài đối với tăng trưởng như dân số già đi nhanh chóng, các quy định quản lý khắt khe và sự hội nhập thị trường không đầy đủ vẫn chưa biến mất.

Các chính phủ Châu Âu đang tích cực hoạt động để ứng phó. Nhưng họ phải cẩn thận. Mặc dù những cú sốc mà châu Âu phải đối mặt có nguồn gốc từ bên ngoài, nhưng chính sách chưa hợp lý của các nhà hoạch định chính sách châu Âu có thể khiến thiệt hại trở nên trầm trọng hơn.

Tin tốt là cú sốc năng lượng đã qua thời điểm "đau đớn" nhất. Giá xăng đã giảm rất sâu so với mức đỉnh. Nhưng thật không may, hai cú sốc khác chỉ mới bắt đầu.

Vậy Châu Âu nên làm gì? Con đường phía trước đầy khó khăn. Việc duy trì chính sách kinh tế quá thắt chặt vào thời điểm dễ bị tổn thương là một hướng đi không phù hợp mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã mắc phải trước đây. Trong những năm gần đây, ECB đã chống lạm phát một cách đúng đắn bằng cách tăng lãi suất. Tuy nhiên trái ngược với nước Mỹ chi tiêu tự do, các chính phủ châu Âu đang cân bằng ngân sách tốt hơn.

Điều này sẽ giúp hạ nhiệt nền kinh tế, trong khi hàng hóa giá rẻ nhập khẩu sẽ trực tiếp làm giảm lạm phát. Điều đó tạo cơ hội để các ngân hàng trung ương Châu Âu cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Việc đối phó với sự gián đoạn từ bên ngoài sẽ dễ dàng hơn nếu các ngân hàng trung ương giữ cho nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái, khiến những người lao động mất việc tìm được việc làm mới.

Một vấn đề khác là việc sao chép chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ bằng cách tung ra các khoản trợ cấp khổng lồ cho các ngành công nghiệp được ưu đãi. Cuộc đua trợ cấp là cuộc đua lãng phí các nguồn tài nguyên khan hiếm. Chính sách công nghiệp của Mỹ đã không gây ấn tượng như mong đợi. Thuế quan đã khiến nhiều việc làm bị mất đi hơn mức chúng được tạo ra.

Ngược lại, thương mại làm cho các nền kinh tế giàu có hơn ngay cả khi những đối tác thương mại của họ theo chủ nghĩa bảo hộ. Sự bùng nổ sản xuất ở Mỹ là cơ hội cho các nhà sản xuất Châu Âu cung cấp linh kiện. Sự đáp trả có chọn lọc và tương xứng chống lại chủ nghĩa bảo hộ có thể được biện minh trong nỗ lực ngăn cản Mỹ tiếp tục làm gián đoạn dòng chảy thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, kinh tế Châu Âu sẽ phải trả giá đắt cũng như làm tổn hại đến các mục tiêu dự định của họ.

Thay vào đó, Châu Âu nên xây dựng chính sách kinh tế phù hợp vào thời điểm này. Khi Mỹ rót tiền công vào ngành công nghiệp, Châu Âu nên chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, giáo dục cũng như nghiên cứu và phát triển.

Việc hội nhập thị trường dịch vụ của Châu Âu, nơi thương mại vẫn còn khó khăn, sẽ giúp các công ty phát triển, khuyến khích sự đổi mới và thay thế một số công việc sản xuất bị mất. EU nên cải cách các quy định nặng nề và rời rạc, vốn cũng cản trở các ngành dịch vụ. Việc thống nhất các thị trường vốn – bao gồm cả thị trường ở London – cũng sẽ có tác dụng tương tự.

Các nhà ngoại giao Châu Âu nên ký các thỏa thuận thương mại ở bất cứ nơi nào, thay vì để nông dân gây trì hoãn, như trong một số cuộc đàm phán gần đây. Liên kết lưới điện sẽ giúp nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt hơn trước các cú sốc năng lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi xanh.

Một chương trình nghị sự cởi mở như vậy trong thời đại bảo hộ có vẻ "ngây thơ". Nhưng chính những thị trường rộng mở và sâu rộng mới có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng của Châu Âu khi thế giới xung quanh thay đổi. Khi các cú sốc xảy ra, các nhà hoạch định chính sách phải giữ vững lập trường về thực tế đó.