
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra bước phát triển mới trong ngành du lịch
(DNVN) - Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cơ hội để tạo ra những bước đột phá lớn trong lĩnh vực du lịch. Trong tương lai không xa, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là đủ để khách du lịch dễ dàng khám phá mọi cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
Đó là đánh giá của các đại biểu tại hội thảo “Ứng dụng giải pháp công nghệ số cho du lịch thông minh tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra tại Hà Nội ngày 29/8 vừa qua. Đây là hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua sáng tạo và đổi mới công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0” .
Tại Hội thảo, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh tầm quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số cho du lịch thông minh. Ông cho biết: “Trong bối cảnh “ngành ngành số hóa”, việc ứng dụng thương điện tử vào ngành du lịch trở thành điều kiện tất yếu để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Để tồn tại, thích nghi và phát triển, các doanh nghiệp du lịch buộc phải “nâng cấp”, tăng năng lực cạnh tranh bằng việc ứng dụng những giải pháp công nghệ các sản phẩm du lịch cũng như hoạt động kinh doanh”.

Ông Vũ Quốc Trí, Chánh văn phòng Tổng cục Du lịch cho biết, trong vòng 2 năm gần đây công nghệ thông minh đã thực sự bùng nổ trong lĩnh vực du lịch với sự ra đời của các doanh nghiệp thuần túy công nghệ và liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn... Còn với du khách, ai cũng có điện thoại thông minh để tra cứu thông tin và thực hiện các giao dịch. Có thể nói Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động rất lớn đến ngành du lịch Việt Nam.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2017, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua việc tham khảo thông tin điểm đến trên mạng chiếm 71%. Ngoài ra, lượng du khách quốc tế đặt và mua dịch vụ trên mạng cho chuyến đi đến Việt Nam chiếm 64%.
Trong khi đó, hiện nay 100% doanh nghiệp du lịch Việt Nam sử dụng website giới thiệu quảng bá sản phẩm, song chỉ có trên 50% số doanh nghiệp trong nước áp dụng thành công việc bán hàng, thanh toán online. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 10 sàn giao dịch điện tử về du lịch, chiếm khoảng 20% các sàn giao dịch dịch vụ, còn lại toàn bộ đều là sàn giao dịch điện tử nước ngoài.
Theo Chánh văn phòng Tổng cục Du lịch, muốn phát triển du lịch thông minh một cách toàn diện thì cần sự vào cuộc của rất nhiều bộ, ngành để giải quyết rất nhiều vấn đề như cấp visa cho du khách, giao thông, tài chính - ngân hàng... mà trong đó không thể thiếu yếu tố kết nối thông tin của các mạng di động. Tuy nhiên, các nhà mạng di động cần có sự hợp tác, chia sẻ vì lợi ích chung của du lịch thông minh và Tổng cục Du lịch sẵn sàng làm đầu mối để thu xếp việc này.

Về phía nhà mạng, Đại diện của Mobifone cũng đã đưa ra các giải pháp kết nối tổng đài đa kênh cho các doanh nghiệp du lịch. Giải pháp này không chỉ tiết kiệm về chi phí mà còn kiểm soát được các giao dịch so với tổng đài truyền thống. Cùng với việc đó, đại diện của Mobifone còn giới thiệu các dịch vụ chuyển vùng quốc tế cho các thuê bao trong nước khi ra nước ngoài với chi phí thấp và kiểm soát được cước phí sử dụng cùng các dịch vụ khác về dữ liệu. Mobifone rất mong muốn các doanh nghiệp du lịch cùng hợp tác để phát triển sản phẩm về chuyển vùng và khai thác dữ liệu nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng.
“Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố then chốt để du lịch phát triển trong thời buổi hiện đại. Nếu công ty nào ứng dụng tốt khoa học công nghệ vào dịch vụ của họ thì chắc chắn công ty của họ sẽ phát triển. Điều khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp du lịch là về nhân sự để xây dựng và áp dụng công nghệ vào hoạt động hỗ trợ, chăm sóc khách hàng”, bà Phạm Thị Hương Thơm, Công ty Du lịch Sức Sống Việt chia sẻ.
Truyền hình Doanh nhân: Bitcoin trượt giá, Elon Musk bay 15 tỷ USD trong 1 đêm
Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm ông Hoàng Đạo Hiệp, ai là người Việt duy nhất còn ngồi 'ghế nóng' Sabeco?

Tập đoàn Mường Thanh lên tiếng sau khi bị tố bán thẻ hội viên Golf “phân biệt đối xử”

Sữa Mộc Châu kỳ vọng đạt doanh thu vượt mốc 3.000 tỷ đồng trong năm 2021

Nhờ `nhìn xa trông rộng`, Hyundai vẫn đủ chip khi toàn ngành thiếu hụt

Thế giới Di Động lãi gần 500 tỷ đồng trong tháng 1/2021

Loship nhận được khoản đầu tư từ nhà đồng sáng lập phần mềm Skype
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Nhiều cơ hội cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Mỹ
Sự kiện-Vấn đề - 3 giờ trướcMỹ vượt qua Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất của nông sản Việt Nam xuất khẩu trong hai tháng đầu năm nay. Cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt tới Mỹ tiếp tục gia tăng. -
Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021
Chính sách - 2 ngày trướcTừ ngày 1/3 Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sẽ Tổng điều tra kinh tế trên phạm vi cả nước. Mục đích tổng điều tra kinh tế nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế… -
Yêu cầu trình, thẩm định xong Đề án Quy hoạch điện VIII trước ngày 10/3/2021
Quy hoạch-Dự án - 14 giờ trướcThủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình và Hội đồng Thẩm định khẩn trương thẩm định Đề án Quy hoạch Điện VIII. -
Các nội dung thảo luận tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2021
Chính trị - 3 giờ trướcSáng nay (2/3), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2021, tháng có Tết Nguyên đán Tân Sửu. -
Dự kiến có thêm 3 tỉnh là thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021-2030
Quy hoạch-Dự án - 14 giờ trướcTại Quyết định 241/QĐ-TTg ban hành ngày 24/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030.
-
Tiền ảo Pi: “Cơn sốt” hay “trò đùa”?
Sự kiện-Vấn đề - 2 ngày trướcTiền ảo "Pi" đang được nhắc đến nhiều tại Việt Nam, nhất là ở một số nhóm trên mạng xã hội Facebook. Đây là “cơn sốt” hay “trò đùa”? -
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 220 nghìn tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm
Thuế - 2 ngày trướcTính từ thời điểm đầu năm đến ngày 15/2, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, bằng 16,4% so với dự toán cả năm. -
Sữa Mộc Châu kỳ vọng đạt doanh thu vượt mốc 3.000 tỷ đồng trong năm 2021
Chuyển động - 20 giờ trướcLãnh đạo Sữa Mộc Châu kỳ vọng doanh thu thuần năm 2021 sẽ lần đầu vượt 3.000 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế cũng tăng hai chữ số, lên gần 320 tỷ đồng. -
Trung Quốc phát triển công nghệ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng
Công nghệ - 20 giờ trướcBộ trưởng Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ cải tiến các công nghệ để tìm ra “lỗ hổng” của các ứng dụng làm rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng. -
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 38% trong tháng 2 năm 2021
Dân sinh - 19 giờ trướcTheo thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 ước đạt 11.000 lượt người, giảm 38% so với tháng 1 và giảm 99,1% so với cùng kỳ năm ngoái.