
Cần khắc phục nhiều bất cập của doanh nghiệp
(DNVN) - Từ 25/5 đến ngày 28/5, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội thảo luận về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016. Rất nhiều vấn đề liên quan đến bất cập của doanh nghiệp đã được đưa ra bàn thảo và khuyến nghị khắc phục.
Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016 khẳng định DNNN chưa thực sự phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Tính đến ngày 31/12/2016, sau quá trình cơ cấu lại, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi và số lãi tăng. Tổng doanh thu năm 2016 đạt 1.515.821 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 139.658 tỷ đồng, nộp ngân sách phát sinh là 251.845 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011.Một số doanh nghiệp có năm đạt tỷ suất lợi nhuận cao như Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Mía đường.
Đối với DNNNcó một phần vốn góp, thực hiện thoái vốn, thu hồi vốn nhà nước đạt được một số kết quả nhất định. Trong giai đoạn 2011-2015, đã thoái vốn nhà nước 26.222 tỷ đồng, thu về 36.537 tỷ đồng, bằng 1,4 lần so với giá trị sổ sách.
Tuy nhiên, Đoàn Giám sát cho rằng hiệu quả hoạt động của DNNN giai đoạn 2011-2016 chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ. Tổng tài sản và vốn tăng nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách nhà nước có tốc độ tăng chậm (bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011; chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Một số DNNN hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao.
Còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản...Ngoài ra, việc cơ cấu lại một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thu hồi vốn của Nhà nước từ các dự án đầu tư không hiệu quả còn chậm, hậu quả nghiêm trọng. Đáng chú ý, một số vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để lại hậu quả nặng nề, khó khắc phục về tài chính và buộc phải xử lý, kỷ luật cán bộ.
Đất "vàng", đất "bạc" rơi vào tay các doanh nghiệp “bạch tuộc”
Thảo luận về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế=-xã hội tại Hội trường Quốc hội sáng 25/5, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) đề nghị Trung ương quan tâm giải quyết vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai.
“Nhân dân bất bình, thậm chí phẫn nộ vì nguồn lực cực lớn của đất nước từ đất đai, nhất là đất "vàng", đất "bạc" rơi vào tay các doanh nghiệp bạch tuộc không đầu tư cho sản xuất, mà chăm chăm vào sang nhượng dự án và phân lô bán nền bằng nhiều hình thức, làm thất thu lớn ngân sách Nhà nước”, ông Vượt nêu bức xúc.
Đồng thời khuyến nghị: Chính phủ cần sớm tập trung giải pháp, nguồn lực chỉ đạo tổng kiểm tra về đất đai cả nước, tập trung ở những đô thị, khu vực đất “vàng”, khu vực chuẩn bị hình thành các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp cần thay đổi mô hình, cơ chế
Thảo luận về kinh tế-xã hội sáng 26/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh báo cáo Quốc hội một số nội dung về phát triển xuất khẩu, thị trường; vấn đề giải cứu nông sản; công nghiệp hỗ trợ và các dự án kém hiệu quả.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định: Doanh nghiệp Việt phát triển chưa bền vững do chất lượng sản phẩm chưa có sự đồng nhất, ổn định. Đây là trở ngại rất lớn để thị trường Việt Nam xây dựng thương hiệu và phát triển theo chuỗi; đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do, tập quán thương mại quốc tế về truy xuất nguồn gốc và kiểm tra chất lượng sản phẩm
Còn tồn tại nhiều yếu kém trong phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các bộ ngành đối với việc nghiên cứu, theo dõi, phân tích đánh giá về tín hiệu thị trường nhằm gắn kết hơn nữa giữa thị trường với lực lượng sản xuất trong nước.
Cùng với đó là thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Hiện trên cả nước mới có khoảng hơn 1.800 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, trong đó chỉ có 0,32% tham gia công nghiệp chế biến chế tạo. Với đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam là hạn chế về năng lực, công nghệ; quy mô doanh nghiệp ở mức siêu nhỏ, nhỏ và vừa thì khả năng tiếp cận ngành công nghiệp hỗ trợ của khu vực và thế giới còn rất hạn chế. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành giải quyết 12 dự án kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.
Nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới, Đoàn Giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN; xem xét, sửa đổi các luật liên quan nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập trong quy định hiện hành.
Chính phủ cần sớm tổng kết, đánh giá và báo cáo Quốc hội để sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan; hoàn thiện quy định về lựa chọn, bổ nhiệm, giám sát người quản lý doanh nghiệp, quản lý đất sau cổ phần hóa.
Cần quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp, xem xét, thực hiện phá sản DNNN theo quy định của pháp luật; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp.
Các DNNN cần tập trung vào kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh chính; xây dựng lộ trình và thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn góp, bảo đảm công khai, minh bạch, đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước./.

Trung tâm thương mại thành nơi… tập thể dục
Tin cùng chuyên mục

Thông điệp đầu tiên của tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi toàn ngành giáo dục

4 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư

Toàn văn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Bà Trương Thị Mai làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Vụ H&M đăng bản đồ 'đường lưỡi bò': Doanh nghiệp phải tôn trọng và thực thi pháp luật Việt Nam

Tân Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Người nhà giáo tận tụy 'lo trước vui sau thiên hạ'
Tin nổi bật

-
Chủ tịch Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa: Gồng mình gánh cơn sóng dữ ở thời điểm khó khăn nhất
-
Ngày cuối tuần đẫm máu ở Myanmar: Hơn 80 người biểu tình thiệt mạng
-
Kết quả chứng khoán ngày 6/4/2021: Vn-Index tụt xuống sát mốc 130 điểm, thanh khoản tăng đột biến
-
Tung tin làm CCCD gắn chip số đẹp với giá 50 triệu, nam thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng
Đọc thêm
-
Chiến lược margin call và công thức đòn bẩy của Bill Hwang trong vụ Archegos
DOANH NHÂN - 2 ngày trướcKhi tất cả tài sản đem đi ký quỹ, Bill Hwang điên cuồng sử dụng đòn bẩy rất lớn để đặt cược vào những cổ phiếu có mức độ rủi ro quá cao. Chiến lược nằm ở margin call và các hợp đồng hoán đổi swap. -
Ít nhất 10 cảnh sát Myanmar thiệt mạng sau khi bị một nhóm vũ trang tấn công tại trụ sở
THỜI CUỘC - 17 giờ trướcMột nhóm liên minh đa sắc tộc có vũ trang đã tấn công một đồn cảnh sát ở miền đông Myanmar khiến ít nhất 10 cảnh sát thiệt mạng, Reuters dẫn thông tin từ báo chí Myanmar cho biết. -
Việt Nam sắp có thêm 8 cảng biển mới
BẤT ĐỘNG SẢN - 17 giờ trướcTổng số bến cảng trong hệ thống cảng biển Việt Nam hiện sắp tăng lên 8 bến. Trong đó, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có số bến cảng tăng nhiều nhất. -
Ảnh hưởng bởi COVID-19, Habeco dự kiến lợi nhuận xuống thấp kỷ lục
DOANH NGHIỆP - 20 giờ trướcHabeco đánh giá COVID-19 sẽ vẫn còn ảnh hưởng đến thị trường trong nước năm nay và làm giảm nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty. -
Bị cáo buộc có hành vi phản cạnh tranh, Alibaba bị phạt lên tới 2,8 tỷ USD
THỜI CUỘC - 20 giờ trướcTrung Quốc đã áp mức phạt kỷ lục lên tới 2,8 tỷ USD với Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma, sau khi mở cuộc điều tra chống độc quyền và phát hiện tập đoàn này lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
-
Công an vào cuộc vụ người dân huyện An Lão Hải Phòng phải nộp 140.000 làm căn cước công dân gắn chip
XÃ HỘI - 20 giờ trướcNhiều người dân, thậm chí có cả thương binh ở xã An Thái, huyện An Lão, Hải Phòng nói rằng phải nộp 140.000 đồng khi làm căn cước công dân gắn chip. Sau khi thông tin được phản ánh thì chính quyền trả lại tiền thừa. -
Thông điệp đầu tiên của tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi toàn ngành giáo dục
THỜI CUỘC - 22 giờ trướcMột ngày sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn đã có thông điệp đầu tiên gửi tới giáo viên cả nước. Bộ trưởng bày tỏ trăn trở đầu tiên sau khi nhận trọng trách mới. -
Khởi tố người phụ nữ làm đám tang giả để trốn nợ về hành vi lừa đảo
XÃ HỘI - 24 giờ trướcCơ quan điều tra khởi tố bà Trần Thị Tuyến (56 tuổi) ở thị trấn Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà Tuyến dùng thủ đoạn giả chết, tổ chức đám tang giả cho chính mình để trốn nợ. -
Quân đội Myanmar tuyên án tử hình 19 người vì tội giết binh lính
XÃ HỘI - hôm quaTòa án binh Myanmar tuyên án tử hình 19 người vì sát hại binh lính của một đại úy hôm xảy ra đụng độ ngày 27/3. -
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Từ bán thức ăn gia súc trở thành `thuyền trưởng` công nghệ Việt Nam
DOANH NHÂN - 2 ngày trướcÔng Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT kiêm người sáng lập tập đoàn FPT hiện đang tìm lại một thời hào quang của mình khi giá trị cổ phiếu FPT đang tăng mạnh trong vài tháng gần đây, đạt tới đỉnh cao lịch sử.