
Cần nhanh chóng cấp sổ hồng cho người dân, xem xét xử lý hình sự chủ đầu tư chây ì
Liên quan đến vấn đề tồn tại quy hoạch treo nhiều nhiệm kỳ và cấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cho người dân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhận định cần nhanh chóng cấp sổ hồng cho người dân.
Trong phiên họp Quốc hội ngày 9/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời câu hỏi của đại biểu Đinh Duy Vượt (tỉnh Gia Lai) về vấn đề quy hoạch treo và cấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại các dự án đô thị, khu chung cư.
Quy hoạch treo ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống người dân
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho hay, quy hoạch treo là loại quy hoạch đã được lọc và phê duyệt nhưng tổ chức thực hiện chậm hoặc không thực hiện được toàn bộ hoặc một số các nội dung quy hoach, hoặc không thực hiện được một số dự án, nhất là các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ đã được xác định trong tiến độ quy hoạch.
Quy hoạch treo ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi hợp pháp và cuộc sống của người dân, thể hiện chủ yếu ở hai mặt: ảnh hưởng đến việc làm, sinh kế và việc xây dựng, cải tạo nhà ở của người dân; đồng thời làm giảm hiệu quả, chất lượng phát triển đô thị, lãng phí tài nguyên và gây bức xúc cho người dân.
Bộ trưởng khẳng định: "Để bảo đảm quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch treo về vấn đề nhà ở, trong sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng 2014 đã có quy định: Nếu kế hoạch sử dụng cấp huyện đã được công bố mà 3 năm sau không thực hiện, người dân được cấp phép xây dựng có thời hạn để cải tạo, thậm chí xây mới nhà ở, có thời hạn được ghi trong giấy phép cụ thể".
"Nếu hết thời hạn này quy hoạch vẫn không thực hiện thì người dân tiếp tục được thực hiện giấy phép đã được cấp về cải tạo và xây dựng mới về nhà ở. Chúng tôi nghĩ đây là quy định bước đầu giải quyết một phần yêu cầu về cải tạo và xây dựng nhà ở của người dân trong vùng quy hoạch treo", Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhận định, một trong số nguyên nhân chủ yếu là chất lượng quy hoạch thấp, thiếu tầm nhìn, xác định một số vấn đề chiến lược trong quy hoạch chưa chính xác, không lập đầy đủ các loại quy hoạch liên quan theo quy định, đặc biệt là quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và quy hoạch chi tiết 1/500; không xác định chi tiết nguồn lực đầu tư, chưa quản lý nghiêm túc, công khai quy hoạch lộ trình thực hiện, không kịp thời rà soát, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch; năng lực chủ đầu tư yếu kém, không thực hiện được dự án được giao...
Về giải pháp đã thực hiện, sau phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội và sau khi Quốc hội có Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05 ngày 01/03/2019, về tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt, trong đó đã giao công việc cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương.
Bộ Xây dựng cũng đã ban hành một số quy chuẩn cốt lõi như: Quy chuẩn 01 về quy hoạch xây dựng, quy chuẩn về nhà ở, quy chuẩn về hạ tầng, kỹ thuật,... đủ để phục vụ cho công tác quy hoạch, bảo đảm chất lượng. Bộ cũng đã hoàn thành xây dựng Cổng thông tin quy hoạch Quốc gia theo Nghị quyết số 83 của Quốc hội; sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng 2014, đã có quy định để đảm bảo sự đồng bộ giữa các loại quy hoạch, quy định số nội dung, trình tự, việc lập, điều chỉnh quy hoạch, bãi bỏ một số quy hoạch xây dựng không còn phù hợp, bãi bỏ giấy phép xây dựng, chứng chỉ quy hoạch,...

Hiện nay, các địa phương đã tích cực rà soát lại quy hoạch, tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thu hồi dự án treo.
TP.HCM thu hồi 176 dự án treo, Đà Nẵng 201 dự án treo, Hà Nội rà soát 67 quy hoạch chi tiết, Quảng Nình rà soát hơn 1.000 quy hoạch chậm triển khai để có phương hướng xử lý.
Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu. Các địa phương cần có lộ trình cụ thể, lập kế hoạch đầu tư phải bố trí đủ nguồn lực; bổ sung tiêu chuẩn quy chuẩn liên quan đến quy hoạch, thực hiện đầy đủ lấy ý kiến người dân, chuyên gia trong quá trình lập quy hoạch, tăng cường giám sát thực hiện...
Cần nhanh chóng cấp sổ hồng cho người dân
Về việc một số chủ đầu tư chậm cấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho người dân, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà phát biểu: "Theo quy định pháp luật, 50 ngày sau khi bàn giao nhà ở cho người mua nhà, chủ đầu tư phải thực hiện việc làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cho người dân. Pháp luật đã quy định chế tài xử phạt, có thể lên tới 1 tỷ đồng đối với những chủ đầu tư chậm trễ thực hiện điều này".
Dù vậy, theo tình hình thực tế quả thực có hiện tượng như đại biểu Quốc hội Đinh Duy Việt đã nêu, dù số lượng không lớn. Theo thống kê, đối với nhà chung cư, tranh chấp về vấn đề này chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số các tranh chấp về nhà chung cư, tuy nhiên số lượng người dân, hộ dân chịu ảnh hưởng thì rất lớn, do đó đây là vấn đề cần được tập trung giải quyết.
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do chủ đầu tư thực hiện chưa đầy đủ các thủ tục để cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở; hoặc có thể do đã thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ nhưng vẫn cố tình chậm trễ, chây ì trong việc làm các thủ tục cấp quyền cho người dân.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho hay, như đã trao đổi trước đó với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, về những loại dự án đã thực hiện xong thủ tục nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình chây ì, đề nghị địa phương tập trung xử lý nghiêm khắc theo xử phạm vi phạm hành chính; nếu chủ đầu tư vẫn cố tình thì chuyển hồ sơ tới các cơ quan điều tra để xem xét và xử lý theo quy định pháp luật hình sự.
Đối với các dự án còn thiếu một số thủ tục pháp lý về cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, cần phải giải quyết đồng thời, song song hai việc: giải quyết các thủ tục pháp lý mà chủ đầu tư chưa thực hiện và đồng thời thực hiện ngay việc cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cho người dân.
Bên cạnh đó, đề nghị các địa phương có báo cáo, rà soát đánh giá cụ thể và trao đổi ý kiến với Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Xây dựng để có thể phối hợp giải quyết. Điều chỉnh quy định pháp luật về nghiệm thu nhà ở, công trình xây dựng, sửa đổi, bộ sung một số điểm của Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản để đảm bảo quyền sở hữu cho người dân, quy định chuyển nhượng chặt chẽ hơn.
Xem thêm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư: Chính phủ duyệt chi thêm 2 tỷ USD đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long
Linh Chi
Tin liên quan

Các đại gia Thái Lan sở hữu những gì tại Việt Nam
Chi hàng chục tỷ USD vào thị trường Việt, các đại gia Thái Lan đang sở hữu hàng loạt doanh nghiệp đứng đầu trong các ngành sản xuất và bán lẻ thị trường trong nước như Big C, Sabeco, Nguyễn Kim.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Vì sao tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030
Tin nổi bật

AirAsia cho biết những chiếc taxi bay mà họ hy vọng sẽ bắt đầu cung cấp vào năm tới sẽ có tới 4 chỗ ngồi và chạy bằng quadcopter.
-
Công an TP.HCM tiến hành điều tra vụ 40 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
-
Nữ doanh nhân Việt tự tin với kế hoạch thành lập Trung tâm promotion kinh doanh Việt-Anh
-
Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital muốn thoái sạch vốn khỏi ACB
-
Chuyên gia cảnh báo một số phản ứng sau khi tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca
Đọc thêm
-
Hà Nội: Nhiều trường đại học công bố lịch đi học trở lại
Dân sinh - 9 giờ trướcBên cạnh một số trường quyết định sinh viên học tập trung trở lại từ ngày 15/3 thì nhiều đơn vị vẫn tiếp tục tổ chức dạy trực tuyến, hạn chế tập trung đông người. -
Những tỉnh nào vẫn cấm dịch vụ không thiết yếu?
Dân sinh - 2 ngày trướcNinh Bình cấm dịch vụ không thiết yếu từ ngày 10/2 và chưa thông báo cho phép hoạt động trở lại sau 23 ngày. -
Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn ghi nhận khoản doanh thu xấp xỉ 300 triệu đồng/ngày
Chuyển động - 6 giờ trướcCông ty cổ phần Phục vụ mai táng Hải Phòng là doanh nghiệp duy nhất phục vụ "cõi âm" hiện đang giao dịch cổ phiếu trên sàn. Tính bình quân, mỗi ngày Mai táng Hải Phòng mang về xấp xỉ 300 triệu đồng doanh thu. -
Doanh nghiệp cung cấp bộ kit xét nghiệm COVID-19 lợi nhuận tăng 6.500% nhờ đại dịch
Chuyển động - 2 ngày trướcNhu cầu đối với bộ kit xét nghiệm COVID-19 đã mang lại lợi thế lớn cho các công ty sản xuất dụng cụ này ở Trung Quốc, có trường hợp lợi nhuận tăng tới 6.500%. -
Hơn 20.000 tổ chức Hoa Kỳ bị xâm nhập thông qua lỗ hổng của Microsoft
Quốc tế - 6 giờ trướcHơn 20.000 tổ chức của Hoa Kỳ đã bị xâm nhập thông qua một cửa sau được cài đặt thông qua các lỗ hổng mới được vá gần đây trong phần mềm email của Microsoft.
-
Toyota, Honda, Ford đánh mất thị phần lớn vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công
Chuyển động - 6 giờ trướcCả 3 hãng xe Honda, Toyota và Ford đã không tận dụng tốt nhất cơ hội và đã đánh mất khá nhiều thị Việt Nam phần vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công. -
Từ 8/3, bắt đầu tiến hành tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca cho toàn dân
Dân sinh - 2 ngày trướcDự kiến từ ngày 8/3, Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine AstraZeneca đầu tiên nhân viên y tế tới 18 cơ sở đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19, ưu tiên Hải Dương. -
Nghệ An: Người nông dân xót xa nhìn rau được mùa nhưng bị mất giá
Tiêu dùng - 23 giờ trướcSau tết Nguyên Đán, nhiều huyện ở Nghệ An đang vào vụ thu hoạch rau màu. Rau được mùa nhưng lại rớt giá thê thảm, không có người thu mua khiến nông dân phải vứt bỏ. -
Thủ tướng: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam
Chính trị - 22 giờ trướcChúng ta hãy chung tay làm cho Việt Nam thành công hơn nữa, nơi mà trí thức, tài năng nào cũng có cơ hội được cống hiến, phụng sự; có nhiều DN vươn lên trở thành tập đoàn toàn cầu. -
Nhiều ngân hàng tư nhân cỡ lớn tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 3
Ngân hàng - 22 giờ trướcTrong tháng 3 lãi suất tiết kiệm ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt. Khi một số ngân hàng tư nhân cỡ lớn tăng mạnh lãi tiết kiệm thì nhóm ngân hàng cỡ vừa và nhỏ vẫn giữ nguyên hoặc tiếp tục giảm lãi suất.