
Cạnh tranh từ Ấn Độ có thể gây sức ép lên xuất khẩu tôm Việt Nam
Sự phục hồi nguồn cung của Ấn Độ sau Covid-19 có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2021...
Xuất khẩu tôm vẫn sẽ là động lực tăng trưởng chính của ngành thủy sản trong năm 2021, tuy nhiên sự phục hồi nguồn cung của Ấn Độ sau Covid-19 có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam.
Nhận định được công ty chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra trong báo cáo triển vọng ngành thủy sản năm 2021 vừa công bố.
Gặp khó vì chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn
Theo SSI Research, năm 2020, nhu cầu trên thế giới giảm đáng kể đối với các sản phẩm thủy sản, khiến giá rơi xuống các mức thấp mới. Giá tôm nguyên liệu trong nước chạm mức đáy 82.500 đồng/kg trong tháng 10 (-12% so với cùng kỳ và -14% so với đầu năm) trong khi giá cá nguyên liệu trong nước giảm xuống còn 17.750 đồng/kg (-14% so với cùng kỳ và -10% so với đầu năm). Và sự sụt giảm này xảy ra ngay cả trên mức nền thấp của năm trước.
Tuy vậy, báo cáo cho biết, bất chấp nhu cầu giảm, các công ty xuất khẩu tôm vẫn tìm thấy cơ hội từ sự suy yếu nguồn cung toàn cầu và đẩy mạnh xuất khẩu về sản lượng.

Diễn biến ngành trong năm 2020 - Nguồn: Bloomberg, SSI Research.
Theo Rabobank, sản lượng tôm của Ấn Độ ước tính giảm từ 10% -15% so với cùng kỳ trong năm 2020, tạo cơ hội cho các quốc gia khác tận dụng gia tăng xuất khẩu. Mặt khác, nhu cầu cá tra xuất khẩu sụt giảm mạnh do các đợt giãn cách xã hội trong khu vực được thực hiện ở tất cả các thị trường xuất khẩu cá tra chính. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường nhập khẩu cá tra hàng đầu mà còn ảnh hưởng ở cả thị trường Mỹ và EU (thị trường lớn thứ 2 và thứ 3 của Việt Nam).
Tổng giá trị xuất khẩu của các công ty thủy sản Việt Nam trong 11 tháng 2020 đạt 7,7 tỷ USD (-2% so với cùng kỳ). Theo loại sản phẩm, giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,4 tỷ USD (+11% so với cùng kỳ) và giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD (- 25% so với cùng kỳ). Mặc dù giá trị xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh, nhưng giá bán bình quân thấp khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty xuất khẩu tôm giảm.
Các công ty xuất khẩu cá tra cũng ghi nhận tỷ suất lợi nhuận gộp giảm đến quý 3/2020, tuy nhiên do giá tôm và cá tra bắt đầu tăng từ đầu quý 4, tỷ suất lợi nhuận gộp được kỳ vọng cao hơn ở tất cả các công ty xuất khẩu, bắt đầu từ quý 4/2020.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) ước tính giá trị xuất khẩu thủy sản đến cuối năm đi ngang so với cùng kỳ năm trước (đạt 8,6 tỷ USD), trong đó giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,8 tỷ USD (+12,4% so với cùng kỳ) và giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,5 tỷ USD (-24% so với cùng kỳ).
Tất nhiên thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam năm 2020 không thể không kể đến các chính sách như Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8, trong đó thuế nhập khẩu của EU được giảm ngay lập tức đối với tôm nguyên liệu (từ 4,2% xuống 0,0%) và cá tra (từ 5,5% xuống 4,1%).
Tuy nhiên, đối với cá tra, mức giảm thuế không đáng kể không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của nhu cầu từ EU, và xuất khẩu cá tra sang EU phục hồi rất chậm tới cuối năm.
Thêm nữa, việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát hải sản nhập khẩu bắt đầu từ đầu tháng 11, gây ra sự ách tắc tại các cảng biển của Trung Quốc. Theo Vasep, thời gian thông quan theo chính sách mới sẽ mất thêm 20-30 ngày, gây áp lực cho các công ty xuất khẩu do việc giao hàng bị chậm và chi phí cho container lạnh tăng.
Ngoài ra Việt Nam còn bị gắn nhãn là nước thao túng tiền tệ trong báo cáo gần đây của Bộ Tài chính Hoa Kỳ "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ" và dấy lên mối quan ngại Mỹ có thế áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. "Tuy vậy, các công ty xuất khẩu cho rằng khả năng bị áp thuế là khá thấp và chính phủ Việt Nam cũng đang cố gắng giải quyết vấn đề này với chính phủ Mỹ", báo cáo của SSI Research phân tích.
"Rào cản" từ Ấn Độ
Cũng như ngành dệt may, SSI Research cho rằng, ngành thủy sản và độ nhạy với dịch Covid-19 do (1) gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu tạo ra cả cơ hội và thách thức; và (2) giá bán bình quân giảm do nhu cầu giảm, đặc biệt là nhu cầu ở kênh nhà hàng.

Giá trị xuất khẩu tôm và cá tra theo năm - Nguồn: Bloomberg, SSI Research.
Vasep dự báo xuất khẩu thủy sản có thể tăng trưởng 10% so với cùng kỳ và đạt 9,4 tỷ USD trong năm 2021, (cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) giai đoạn 2016-2019 là 6,8%), theo báo cáo của SSI Research. Trong đó xuất khẩu tôm vẫn là động lực tăng trưởng (+15% so với cùng kỳ đạt 4,4 tỷ USD), tiếp theo là cá tra (+5% so với cùng kỳ đạt 1,6 tỷ USD) và các sản phẩm thủy sản khác (+6% so với cùng kỳ đạt 3,4 tỷ USD).
Tuy nhiên, mức tăng trưởng xuất khẩu tôm mạnh như vậy là khó khả thi, vì sự phục hồi của nguồn cung của Ấn Độ sau Covid-19 có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam. Theo SSI Research, các công ty xuất khẩu tôm sẽ khó có thể tái lập mức tăng trưởng đã đạt được trong năm 2020 trước sự cạnh tranh từ Ấn Độ.
Ngoài ra, do đặc điểm chu kỳ nuôi tôm ngắn (chỉ 3-4 tháng), do vậy tính cạnh tranh với Ấn Độ tại thị trường Mỹ và EU (đóng góp 37% giá trị xuất khẩu của tôm Việt Nam) được dự đoán sẽ trở nên gay gắt hơn vào nửa cuối năm 2021.
Tất nhiên, các công ty xuất khẩu có chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) có thể nhận thấy nhiều cơ hội hơn để mở rộng tại thị trường EU khi hiệp định EVFTA có hiệu lực xuyên suốt năm. Giá bán bình quân có thể tăng khi nhu cầu tăng dần lên, hỗ trợ cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp.
Trong khi đó đối với cá tra, ước tính sự phục hồi cả về sản lượng và giá bán bình quân sẽ thúc đẩy tăng trưởng giá trị xuất khẩu trong cả năm, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2021 khi vắc xin được phổ biến rộng rãi hơn ở Mỹ và EU, điều này có thể khuyến khích tiêu thụ thủy sản tại kênh nhà hàng.
Theo Vneconomy
Tin liên quan

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có thể nhận lương hưu?
Bộ LĐ – TB & XH vừa đề xuất, sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bức tranh toàn cảnh về 600 công ty kỳ lân toàn thế giới

Dự báo: Kinh tế châu Á tăng trưởng 6,5% vào năm 2021

Trong quý I/2021, số lượng xe điện Tesla bán ra trên toàn cầu đạt gần 185.000 chiếc

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 có thể đạt 600 tỷ USD

Sau 8 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU tăng vọt

POSCO khởi công xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện với công suất hàng năm đạt 43.000 tấn lithium
Tin nổi bật

Theo báo cáo do Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) công bố, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế châu Á vào năm 2021 dự kiến sẽ đạt ít nhất 6,5%.
-
Hiệu trưởng mất chức vì giáo viên đi nhà nghỉ với học sinh lớp 9
-
Madam Phương là ai? Tại sao bức Chân dung Madam Phương phá kỷ lục giá cao nhất?
-
Công ty vừa bị đình chỉ vì có liên quan đến đường dây 200 triệu lít xăng giả làm ăn ra sao?
-
Lý do hoãn xét xử vụ khách hàng kiện Sabeco bán bia 'dởm', đòi bồi thường 1 triệu USD
Đọc thêm
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
THỜI CUỘC - hôm quaSáng 19/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. -
Hot TikToker `Anh Nông Dân` live stream chốt đơn 72 tấn cam Phủ Quỳ chỉ trong một buổi sáng
XÃ HỘI - 2 giờ trướcChỉ sau 1 tháng lập, Kênh "Anh Nông Dân" đã thu hút 850.000 lượt người theo dõi. Trong sáng 8/4, Tiktoker này đã có buổi livestream tham quan vườn cam đã giúp nông dân Quỳ Hợp tiêu thụ 72 tấn cam. -
Bộ GTVT kiến nghị chính phủ cho Vietjet và Bamboo hưởng gói vay ưu đãi
DOANH NGHIỆP - 3 giờ trướcBộ GTVT kiến nghị chính phủ có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hàng không trong nước bị ảnh hưởng bới COVID-19, cho các hãng hàng không vay gói 4.000 tỷ đồng Vietnam Airlines được vay. -
Bắc Kinh xây dựng hệ sinh thái công nghiệp hàng không vũ trụ thương mại
THỜI CUỘC - 4 giờ trướcCơ sở công nghiệp hàng không vũ trụ thương mại ở quận Đại Hưng sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu tên lửa thương mại, các thành phần chính, tích hợp hệ thống và ứng dụng internet vệ tinh. -
Để xảy ra ù tắc tại cửa soi chiếu an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất: Chỉ đạo mới nhất của Cục Hàng không
XÃ HỘI - 4 giờ trướcCục Hàng không yêu cầu Sân bay Tân Sơn Nhất bổ sung lực lượng an ninh từ ga quốc tế cho ga nội địa và mở luồng làm thủ tục an ninh riêng cho người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật...
-
Nguyên nhân Hà Tĩnh mong muốn `khai tử` mỏ sắt Thạch Khê sau gần 10 năm `đắp chiếu`
THỜI CUỘC - 4 giờ trướcHà Tĩnh kiến nghị Trung ương dừng hẳn mỏ sắt Thạch Khê để điều chỉnh hướng sang phát triển du lịch vì cho rằng dự án sẽ gây ra nhiều hệ lụy. -
Dự án siêu thủy điện ở Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2021
THỜI CUỘC - 5 giờ trướcSiêu thủy điện Ô Đông Đức của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn lắp ráp cuối cùng và chuẩn bị hoạt động toàn bộ trước 1/7 sắp tới. -
Chốt quý I/2021, Thép Nam Kim báo lãi sau thuế hơn 318 tỷ đồng
DOANH NGHIỆP - 5 giờ trướcTheo báo cáo tài chính quý I/2021 của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim cho thấy mức lợi nhuận tăng cao nhất trong lịch sử hoạt động. -
Sau án phạt tỷ đô, Alibaba tiếp tục bị Trung Quốc điều tra
DOANH NGHIỆP - 5 giờ trướcCơ quan quản lý thị trường Trung Quốc đang điều tra một công ty liên doanh giữa Alibaba và Minmetals Development. Sau khi gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc vừa bị phạt tới 2,8 tỷ USD. -
Gã `yêu râu xanh` giở trò đồi bại với bé gái 2 tuổi, bỏ trốn từ Bình Thuận ra TP.HCM thì sa lưới
XÃ HỘI - 4 giờ trướcGã trai đang có hành vi giao cấu với bé gái 2 tuổi trong nhà thì bị mẹ cháu bé phát hiện. Sau đó, gã bỏ trốn từ Bình Thuận ra TP.HCM thì bị bắt. Đáng nói đối tượng là kẻ có từng có tiền án tiền sự về tội hiếp dâm.