CEO Lưu Trung Thái: “Luồng gió mới” để MBBank năng động hơn, hiệu quả hơn

07:45 | 08/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
CEO Lưu Trung Thái là một trong những vị lãnh đạo có nhiều năm công tác và gắn bó với ngân hàng quân đội và là một trong những nhân tố quan trọng giúp MBBank thúc đẩy phát triển trong giai đoạn mới.

Ông Lưu Trung Thái là ai?

Ông Lưu Trung Thái sinh năm 1975 tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Đại học Hawaii – Mỹ. Ông Thái đã có gần 20 năm gắn bó với MB và nhiều năm liền nắm giữ các vị trí quan trọng của MB

Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Quân Đội Lưu Trung Thái

Gia nhập MB năm 1997 ông Thái được giao nhiều trọng trách: Phụ trách phòng Tín dụng Hội sở, Giám đốc chi nhánh Đà Nẵng - Phụ trách khu vực miền Trung, Giám đốc Nhân sự…

Tháng 4-2008, được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc

Từ năm 2011 đến 4/ 2014, ông Thái được giao trọng trách Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP chứng khoán MB (MBS).

Ngày 24/4/2013, ông Lưu Trung Thái được tín nhiệm bầu làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2009 - 2014 và chính thức được giao nhiệm vụ Phó chủ tịch HĐQT từ tháng 9/2013.

Ông đã đảm nhiệm các chức vụ: Thành viên HĐQT Công ty cổ phần bưu chính Viettel; Chủ tịch HĐTV Công ty Tài chính TNHH MTV MB (từ 4/2/2016 đến 12/1/2017).

Việc chuyển giao lãnh đạo cao cấp tại MB được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, với sự đồng thuận cao từ hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành và cán bộ nhân viên.

Từ ngày 16/1/2017 giữ chức vụ Tổng giám đốc MB. Ông Thái được kỳ vọng sẽ tiếp tục điều hành MB giữ vững mục tiêu duy trì vị thế nằm trong top 5 các NHTM về hiệu quả hoạt động.

Một MB đổi mới cùng sự nhiệt huyết của Tổng giám đốc Lưu Trung Thái

Chính thức nắm quyền vào giai đoạn MB bắt đầu tập trung mạnh mẽ vào 4 chiến dịch quan trọng số hóa; củng cố và phát triển quan hệ khách hàng; năng lực thanh toán; năng lực quản trị rủi ro. Ông Lưu Trung Thái đã mang lại cho MBBank một bước tiến mới khi 6 năm qua, MB luôn ở trong Top 10 ngân hàng thương mại lớn nhất, thậm chí có lúc nằm trong Top 5.

Kỳ vọng về một luồng gió mới trẻ trung được thổi vào MB, tạo đà cho một giai đoạn tăng trưởng bứt phá, nhưng câu hỏi đặt ra là, làm cách nào để Ngân hàng đạt được mục tiêu tham vọng đó? Yêu cầu này đưa ra trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt và các ngân hàng đứng sát cạnh MB đã có sự tăng tốc khá mạnh thời gian qua. Tại nhiều ngân hàng, mảng tài chính, tiêu dùng cũng đang được tập trung phát triển và ngân hàng nào cũng có khát vọng vươn lên, bứt phá để khẳng định mình.

Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Quân Đội Lưu Trung Thái

Tổng giám đốc MB cho biết, Ngân hàng dịch chuyển mạnh sang mảng bán lẻ, bao gồm cả khách hàng cá nhân và nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), hướng đến việc tăng trưởng 2 nhóm này để nâng tỷ lệ doanh thu từ bán lẻ lên 70% tổng doanh thu. Bán lẻ là một hoạt động vất vả, nhiều giao dịch nhỏ lẻ, tuy nhiên biên lợi nhuận nhóm này cao hơn.

MB còn một lợi thế chưa khai thác, đó là danh mục khách hàng cơ bản rất lớn có được từ sự hợp tác với đối tác chiến lược. MB đặt mục tiêu tăng khả năng cung cấp sản phẩm cho nhóm khách hàng này, từ đó thay đổi kết cấu lợi nhuận và doanh thu của Ngân hàng. Đây cũng chính là chủ trương mà tân Tổng giám đốc MB áp dụng để thực thi chiến lược phát triển mảng ngân hàng bán lẻ mà MB tập trung ưu tiên cũng như khai thác dư địa khách hàng lớn chưa khai thác.

Không chỉ chú trọng đẩy mạnh mảng bán lẻ, mục tiêu tăng tỷ trọng thu nhập từ phần dịch vụ trên cơ cấu lợi nhuận cũng được ông Thái nhấn mạnh. Theo người đứng đầu Ban điều hành MB, không chỉ năm 2017, trong 5 năm tới đây, MB sẽ tăng mạnh doanh thu, lợi nhuận từ dịch vụ này.

Ông Thái cho biết, chủ trương của Ngân hàng là cạnh tranh về phí. Thu nhập từ phí dịch vụ sẽ tăng lên dựa trên chính sách phát triển dịch vụ và khả năng phục vụ khách hàng, chứ không dựa trên việc tăng giá phí. “Giá phí của MBBank sẽ luôn nằm trong nhóm cạnh tranh nhất thị trường’, ông Thái nhấn mạnh.

Với năm 2017, ngân hàng MB đã có sự phát triển mạnh mẽ, bứt phá trong hoạt động kinh doanh. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ, lợi nhuận của ngân hàng đạt 5.355 tỷ đồng, hoàn thành 124,5% kế hoạch, tăng 44,3% so với năm 2016. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây của MB. Với kết quả này, MB nằm trong nhóm dẫn đầu về lợi nhuận trong các ngân hàng TMCP không có vốn chi phối của nhà nước.

Tính đến 31/12/2017, báo cáo riêng lẻ ghi nhận, tổng tài sản của MB đạt 306.737 tỷ đồng, hoàn thành 111,7% kế hoạch, tăng 22,6% so với năm 2016; vốn điều lệ đạt 18.155 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 180.257 tỷ đồng, hoàn thành 101,3% kế hoạch, tăng 21,1% so với năm 2016. Huy động vốn đạt 220.227 tỷ đồng, hoàn thành 104,2% kế hoạch, tăng 12,9% so với năm 2016. Thu nhập lãi thuần đạt 10.653 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2016 và chiếm 81% trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 531 tỷ đồng, tăng 34% so với 2016. MB tiếp tục duy trì trong Top các ngân hàng hàng đầu về hiệu quả hoạt động (ROA đạt 1,54%, ROE đạt 16,14%). Số lượng nhân sự đạt 8.129 người với 286 điểm giao dịch được cấp phép trên toàn quốc, 02 chi nhánh nước ngoài tại Lào và Campuchia, 01 văn phòng đại diện tại Cộng hòa Liên bang Nga.

Ghi nhận những nỗ lực và thành quả trong năm 2017, MBBank đã vinh dự được trao tặng nhiều giải thưởng, thành tích uy tín trong và ngoài nước: Cờ Thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Quốc Phòng; Cờ thi đua của NHNN, các danh hiệu, giải thưởng uy tín như: Top 5 ngân hàng có môi trường tốt nhất Việt Nam; Top 50 Công ty hiệu quả nhất Việt Nam năm 2016; Top 10 Ngân hàng thương mại Viêt Nam Uy tín 2017; Bảng xếp hạng “500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” đồng thời thuộc top “500 doanh nghiệp tăng trưởng và thịnh vượng Việt Nam năm 2017”…

Kết thúc năm 2018, với phương châm “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh đề ra từ đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là lợi nhuận trước thuế (của riêng ngân hàng) đạt hơn 7.000 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm và tăng 31% so với 2017.

Tính đến ngày 31/12/2018, theo báo cáo riêng lẻ, tổng tài sản của MB đạt hơn 352 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2017; vốn điều lệ đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng tăng 19% so với năm 2017; huy động vốn đạt gần 250 nghìn tỷ đồng tăng 11% so với năm 2017. Dư nợ đạt khoảng 210 nghìn tỷ đồng. MB duy trì trong Top các ngân hàng hàng đầu về hiệu quả hoạt động (ROE đạt 18,73%, ROA đạt 1,72%). Nợ xấu quản trị chặt chẽ ở mức 1,21%, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân ngành. Số điểm giao dịch của toàn hệ thống đạt gần 300 điểm trên toàn quốc với hai chi nhánh nước ngoài (Lào và Campuchia) và một văn phòng đại diện tại Nga.

Năm 2019, với phương châm “Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững” và mục tiêu “Duy trì Top 5 các ngân hàng thương mại về hiệu quả kinh doanh và an toàn”, tiếp tục ghi nhận những đóng góp nổi bật của các công ty thành viên trong quá trình phát triển chung của toàn Tập đoàn.

Cụ thể, tổng tài sản toàn tập đoàn đạt trên 400.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2018.. Lợi nhuận trước thuế tập đoàn đạt trên 10 ngàn tỷ - đánh dấu lần đầu vượt mốc 10 nghìn tỷ lơi nhuận sau 25 năm hoạt động, tăng trưởng 29% so với năm 2018 và vượt 5% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm xuống mức 0,98% năm 2019 từ 1,22% năm 2018. Tỷ lệ ROE đạt hiệu quả cao ở mức 21,6% cao hơn so với năm 2018 là 18,7%. MB cũng duy trì tỷ lệ cổ tức ở mức 14% (trả cổ tức bằng tiền mặt 6% và trả cổ tức bằng cổ phiếu là 8%).

Hoạt động của các công ty thành viên MB đạt kết quả rất tốt. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty ước đạt trên 1.100 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2018.

Bước qua năm 2020 với dấu ấn chuyển đổi số mạnh mẽ, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định vị thế của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam

cả năm 2020, lãi trước và sau thuế của MB tăng 6% và 7% so với năm trước, ghi nhận hơn 10.688 tỷ đồng và 8.606 tỷ đồng. Lãi sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ tăng 6%, đạt gần 8,263 tỷ đồng.

Với kế hoạch lợi nhuận trước thuế khoảng trên 9.000 tỷ đồng cho cả năm 2020, MB đã vượt gần 19% chỉ tiêu đề ra.

Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của MB tăng 20% so với đầu năm, ghi nhận hơn 494.982 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt tăng 33% (3.109 tỷ đồng), tiền gửi tại NHNN tăng 21% (17.296 tỷ đồng), tiền gửi và cho vay các TCTD khác tăng 20% (47.888 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 19% (298.296 tỷ đồng).

Ngân hàng Quân đội (MB) đang bật lên ấn tượng sau giai đoạn đi ngang hồi 2017 trở về trước. Kết thúc năm 2019, MB ghi tên mình trong nhóm các ngân hàng lợi nhuận trên 10 nghìn tỷ đồng, là 1 trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần có khả năng sinh lời tốt nhất, năng suất cao nhất và môi trường làm việc được nhiều người lao động khao khát nhất.

Có được kết quả này, theo ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, là MB đã đổi mới mạnh mẽ trong 3 năm qua và kiên định thực hiện chiến lược đã vạch ra từ 2017, bao gồm 5 mục tiêu là đổi mới, hợp tác, hiện đại hoá và phát triển bền vững, dựa trên 3 trụ cột chính đó là ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp theo ngành và ngân hàng số; cùng 2 nền tảng là quản trị rủi ro vượt trội và năng lực thực thi nhanh.

Xem thêm: Ngân hàng TMCP Quân Đội: Hành trình 27 năm định vị mục tiêu số 1 về ngân hàng số

Nguyễn Dung

ĐỌC NHIỀU