Chấm dứt phát hành thẻ từ ATM: Bảo vệ khách hàng trước tội phạm công nghệ cao gia tăng
NHNN vừa có thông báo về việc sẽ dừng phát hành thẻ từ ATM từ 31/3/2021 và thay thế bằng thẻ chip. Việc chấm dứt phát hành thẻ từ ATM là để bảo vệ khách hàng trước tình trạng tội phạm công nghệ cao gia tăng.
Cẩn trọng khi dùng thẻ ATM để không bị mất tiền
Theo đó, cơ quan này bổ sung thời hạn bắt buộc các tổ chức phát hành thẻ ngân hàng mới phải là thẻ chip nội địa để các ngân hàng tích cực trong công tác phát hành thẻ chip, bố trí nguồn nhân lực, kinh phí trong việc hỗ trợ khách hàng chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip.
Thẻ ATM sẽ được thay thế bằng thẻ chip từ 31/3/2021
Theo lộ trình của NHNN, đến cuối năm 2021 có 100% thẻ ngân hàng và các thiết bị chấp nhận thẻ tại Việt Nam phải được chuyển đổi sang tiêu chuẩn chip.
Hiện, các ngân hàng đang cố gắng tối đa để đẩy nhanh quá trình "chip hóa" thẻ nội địa, nhằm khắc phục được tình trạng tội phạm thẻ đánh cắp dữ liệu thẻ để chế tạo thẻ giả nhằm rút trộm tiền. Đồng thời thúc đẩy thanh toán không tiền mặt bằng thẻ ATM, đặc biệt thanh toán không chạm và theo kịp tốc độ thay đổi công nghệ hiện nay.Ngân hàng có thể được phát hành thẻ từ thêm ba tháng
NHNN đang lấy ý kiến bắt buộc các ngân hàng ngừng phát hành thẻ từ, thay hoàn toàn bằng thẻ chip từ 31/3/2021.
NHNN vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016 về hoạt động thẻ ngân hàng.
Cụ thể, dự thảo Thông tư bổ sung nội dung từ ngày 31/3/2021, các tổ chức phát hành thẻ chỉ được phát hành thẻ nội địa mới là thẻ chip. Điều này đồng nghĩa thẻ từ nội địa sẽ không được phát hành song song như hiện nay.
Theo lý giải của NHNN, quy định này sẽ khiến các ngân hàng tích cực hơn trong công tác phát hành thẻ chip mới và bố trí nguồn lực, kinh phí hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip. Yêu cầu này cũng ngăn ngừa hiện tượng một số ngân hàng tiếp tục phát hành thẻ từ, làm ảnh hưởng đến lộ trình chuyển đổi thẻ chip nội địa.
"Quy định có hiệu lực thi hành từ cuối tháng 3 năm sau là tạo một khoảng thời gian cho ngân hàng triển khai các biện pháp phù hợp để dừng phát hành thẻ từ, tập trung phát hành thẻ chip", Vụ Thanh toán phân tích.
Ngoài ra, dự thảo cũng yêu cầu 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ của các tổ chức thanh toán phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa được dời đến cuối năm 2021, thay vì 2020 như quy định hiện tại. Việc gia hạn là "để phù hợp với tiến độ triển khai thực tế về chuyển đổi các thiết bị chấp nhận thẻ của ngân hàng".
Thẻ từ là loại thẻ sử dụng công nghệ bảo mật bằng từ tính, lưu trữ dữ liệu ngay trên dải băng từ ở trên mặt sau của thẻ. Còn thẻ chíp được áp dụng công nghệ gắn chip điện tử kèm bộ vi xử lý, giống như một máy tính thu nhỏ nhưng độc lập với máy chủ và có thể mã hóa các thông tin quan trọng.
NHNN cho rằng, việc chuyển đổi thẻ chip nội địa là xu thế tất yếu của các nước trong khu vực và quốc tế trước tình trạng tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và tập trung vào các thị trường chưa thực hiện chuyển đổi công nghệ chip.
Trước đó, NHNN đặt ra lộ trình đến cuối năm 2021 có 100% thẻ ngân hàng và các thiết bị chấp nhận thẻ tại VN phải được chuyển đổi sang tiêu chuẩn chip. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đang xin gia hạn vì nhiều khả năng khó về đích vào năm 2021 do ảnh hưởng từ COVID-19.
Dù vậy, các ngân hàng cũng cho biết đang cố hết sức để đẩy nhanh quá trình "chip hóa" thẻ nội địa nhằm khắc phục được tình trạng tội phạm thẻ đánh cắp dữ liệu thẻ để chế tạo thẻ giả nhằm rút trộm tiền. Đồng thời thúc đẩy thanh toán không tiền mặt bằng thẻ ATM, đặc biệt thanh toán không chạm và theo kịp tốc độ thay đổi công nghệ hiện nay.
Tiến độ "chip hóa" thị trường thẻ thế giới khiến Việt Nam thành vùng trũng tội phạm thẻ
Các nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang đẩy nhanh tiến độ "chip hóa" thị trường thẻ khiến Việt Nam trở thành vùng trũng của tội phạm thẻ.
Ảnh minh họa
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, gần đây các tổ chức thanh toán quốc tế cũng liên tục đổi mới công nghệ.
Mới đây, Mastercard đã hợp tác MatchMove và Tappy Technologies ra mắt công nghệ mã hóa thẻ thanh toán trên chip nhỏ, có thể gắn được trong nhiều loại thiết bị và phụ kiện đeo trên người, không dùng pin như dây đồng hồ hay móc chìa khóa, biến chúng thành các thiết bị hỗ trợ thanh toán không chạm trong bối cảnh người tiêu dùng ở châu Á và trên toàn thế giới đang chuyển dần sang thanh toán không chạm.
Cũng theo Mastercard, các khảo sát gần đây cũng cho thấy các nền kinh tế như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam ngày càng có thái độ ủng hộ đối với tương lai kỹ thuật số.
Theo một nghiên cứu toàn cầu năm 2020, 91% người được hỏi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết đang sử dụng thanh toán chạm và đi, trong khi 75% cho biết sẽ tiếp tục sử dụng thẻ không chạm sau khi đại dịch kết thúc do những lo ngại về an toàn.
Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, anh Đ.K.Thọ cho biết anh làm công nhân, dành dụm nhiều tháng dư được 8 triệu đồng. Khoảng 21h ngày 10-3, khi anh đang ở nhà liên tục có 4 tin nhắn trừ tiền trong tài khoản báo về, mỗi giao dịch 2 triệu đồng, tổng cộng tài khoản bị trừ hết 8 triệu đồng.
"Chỉ trong vòng 1, 2 phút tài khoản của tôi bị rút sạch tiền, chỉ còn lại 55.000 đồng. Do ngân hàng quy định phải duy trì số dư tối thiểu 50.000 đồng trong tài khoản nên đối tượng phạm tội không thể rút thêm được", anh Thọ cho hay.
Cũng theo anh Thọ, thời điểm nhận tin nhắn anh rất hoảng hốt vì vẫn đang giữ thẻ trong bóp. Ngay sau đó anh đã gọi lên tổng đài yêu cầu khóa thẻ và đến ngân hàng trình báo vào sáng hôm sau. Ngân hàng cho biết đã ghi nhận sự việc và sẽ kiểm tra lại trước khi có trả lời chính thức. Nếu thẻ của anh bị tội phạm thẻ sao chép thông tin để chế tạo thẻ giả và rút tiền thì ngân hàng sẽ tạm ứng toàn bộ số tiền bị mất cho anh.
Một trường hợp khác cũng bị mất tiền là anh Đ.Đ.Q.. Anh Q. cho biết vừa qua anh làm thẻ tại chi nhánh một ngân hàng ở Q.7 và nộp vào 1,5 triệu đồng. Sau đó anh Q. rút ra 500.000 đồng để chi tiêu. Tuy nhiên chỉ 20 phút sau khi anh thực hiện giao dịch rút tiền thì tài khoản của anh bị trừ nốt 1 triệu đồng còn lại. "Số tiền 1 triệu đồng với sinh viên rất lớn nhưng ngân hàng nói phải chờ từ 5-7 ngày làm việc", anh Q. bức xúc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 13-3, đại diện ngân hàng nơi anh Đ.Đ.Q. mở thẻ cho biết đã kiểm tra xác nhận thẻ của anh Q. bị tội phạm thẻ sao chép thông tin và chế tạo thẻ giả để rút tiền. Trong ngày 13-3 ngân hàng sẽ hoàn số tiền 1 triệu đồng cho anh Q.. Trong khi ngân hàng phát hành thẻ cho anh Đ.K.Thọ cho biết vẫn đang kiểm tra.
Hiện các nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang đẩy nhanh tiến độ "chip hóa" thị trường thẻ khiến Việt Nam trở thành vùng trũng của tội phạm thẻ với các vụ giả mạo thẻ đang ngày càng gia tăng. Thời gian vừa qua liên tục các vụ mất tiền trong thẻ đã xảy ra, có nhiều trường hợp ngân hàng đã bắt được các đối tượng tội phạm.
Như cuối năm 2018 sau khi nhận được một số khiếu nại của khách hàng về việc không giao dịch nhưng bị trừ tiền trong thẻ ATM, một số trường hợp đã bị rút sạch tiền, VietinBank đã theo dõi trên hệ thống, khoanh vùng và phát hiện các đối tượng trộm tiền đã chế tạo thẻ giả và rút tiền tại ATM ở Lào Cai. Nhân viên VietinBank và bảo vệ ngân hàng đã vây bắt khi đối tượng người Trung Quốc đang rút tiền trong buồng ATM và giao cho cơ quan công an.
Ở thời điểm bắt quả tang, đối tượng đã rút ở một vài cây ATM được số tiền mặt hơn 100 triệu đồng.
Minh Hoa