Chân dung ông chủ 'kín tiếng' của Rạng Đông Group: Từ nhà thầu nhỏ đến `đế chế` kinh doanh đa ngành

10:21 | 16/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ông Nguyễn Văn Đông được biết đến là ông chủ của Tập đoàn Rạng Đông Group với hàng loạt các dự án "khủng" giúp Bình Thuận thay da đổi thịt nhưng lại khá kín tiếng và ít xuất hiện trước truyền thông.

Ông Nguyễn Văn Đông là ai?

Ông Nguyễn Văn Đông là người sáng lập và Chủ tịch của Rạng Đông Group. Ông sinh năm 1962, tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi trong một gia đình nghèo khó có 6 anh chị em. Sớm bôn ba kiếm sống ở khắp vùng Miền Đông, khát vọng làm giàu, đổi đời giúp ông Nguyễn Văn Đông quyết định vay mấy chục triệu đồng lập tổ thầu xây dựng tại huyện miền núi Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.

Chu tich Rang Dong Group Nguyen Van Dong2

Chân dung ông chủ "kín tiếng" của Rạng Đông Group - Nguyễn Văn Đông 

Từ một thanh niên học việc chập chững vào nghề ngày nào, giờ đây tập đoàn Rạng Đông Group của ông Nguyễn Văn Đông trở thành tập đoàn lớn mạnh, có danh tiếng trên thương trường. Hiện tổng số nhân viên hơn 4.000 người với doanh thu mỗi năm lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Quy mô của CTCP Rạng Đông nhiều khả năng vẫn tiếp tục tăng mạnh trong năm nay, bất chấp những diễn biến phức tạp của dịch COVID - 19. Tính đến ngày 30/6/2020, công ty này đã nâng vốn điều lệ lên tới 3.137,9 tỷ đồng.

Quá trình sự nghiệp của ông Nguyễn Văn Đông

Quá trình khởi nghiệp và thành danh tại Bình Thuận của ông bắt đầu với công trình đầu tiên là thi công đường ống dẫn nước tại Tánh Linh với số vốn đầu tư chỉ vỏn vẹn 36 triệu đồng. Vào năm 1991, ông Nguyễn Văn Đông thành lập công ty đầu tiên lấy tên là Tổ hợp Xây dựng số 04 với qui mô khiêm tốn chỉ 5 người. Trụ sở được đặt tại xã Măng Tố, tỉnh Bình Thuận.

Do thiếu kinh nghiệm quản lí, dự án đầu tay này đã khiến ông lỗ hơn 1 triệu đồng- số tiền tương đối lớn vào đầu những năm 1990 – nhưng đó là bài học quý giá, mở ra một loạt cơ hội cho Nguyễn Văn Đông khi Bình Thuận bắt đầu thực hiện một loạt các chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đồng thời tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Nhờ chữ tín trong ngành, Nguyễn Văn Đông đã nhận được nhiều hợp đồng xây dựng, thậm chí có những thời điểm làm không hết việc. Vào năm 1994, ông chuyển cơ ngơi của mình ra thành phố Phan Thiết và thành lập nên Xí nghiệp Xây lắp Rạng Đông. Công ty bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động không chỉ trên lĩnh vực xây dựng mà còn một loạt các ngành khác như: vật liệu xây dựng, xây dựng khu công nghiệp, khai khác khoáng sản, trồng rừng, nội thất với 120 người.

Bước ngoặt thay đổi diện mạo của Rạng Đông Group

Một trong những bước ngoặt lớn nhất thay đổi diện mạo Rạng Đông Group là vào năm 1997 khi thực hiện dự án Trồng rừng chắn cát ở bãi biển Mũi Né. Đây là dự án này biến vùng đồi cát hoang sơ, cằn cỗi trở thành những cánh rừng xanh ngút ngàn và thành đất vàng để phát triển du lịch. Một phần dự án trên được đầu tư phát triển, hình thành Sea Links City diện tích 154 ha. Hiện tại Seal Links là tổ hợp du lịch nghĩ dưỡng lớn nhất ở tỉnh Bình Thuận, nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện quan trọng, nơi trú chân của các đoàn khách quốc tế.

Đặc biệt, dấu ấn của ông Nguyễn Văn Đông đậm nét với dự án Sân Golf Phan Phiết. Dự án này tiêu tốn hàng chục triệu USD khi mua lại từ tay của tỷ phú Mỹ Larry Hillblom. Vào năm 2014, dư luận một lần nữa hoang mang khi ông chủ "kín tiếng" của Rạng Đông quyết định đóng cửa sân golf Phan Thiết và đổi thành dự án Đô thị đa chức năng Phố Biển Rạng Động có vị trí đắc địa bậc nhất ở TP Phan Thiết.

Vào những năm 2013, Sân golf Phan Thiết trở thành trong những sân golf đầu tiên ở Việt Nam và đẹp nhất Đông Nam Á vào thời điểm lúc bấy giờ. Đây cũng là biểu tượng thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bình Thuận.

Sân gofl Phan Thiết hoạt động không hiệu quả, bị thua lỗ. Vào thời điểm đó, TP. Phan Thiết đã phát triển cả về quy mô, dân số và trở thành đô thị loại 2 nên quỹ đất ở trở nên eo hẹp. Việc duy trì sân golf này làm không gian kiến trúc đô thị Phan Thiết tiếp tục đứt gãy do sân golf án ngữ trước mặt biển. Tuy nhiên, việc “phá bỏ” biểu tượng tinh thần phát triển một thời của tỉnh là không đơn giản, nếu không tìm ra giải pháp cân bằng để hóa giải xung đột.

Khi Thủ tướng đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sân golf sang đất ở đô thị được mở đường. Việc khai thác, sử dụng quỹ đất hợp lý và hiệu quả góp phần chỉnh trang đô thị, đưa TP. Phan Thiết xứng tầm với vị thế thành phố du lịch trong tương lai.

Nước cờ “nhất tiễn song điêu” này của ông Nguyễn Văn Đông dần được hé lộ. Nhiều người nghĩ rằng, ông làm “gàn” khi xuống tay mấy trục triệu USD mua lại sân golf đang thua lỗ thảm hại, trong khi đã có một sân golf khác đẳng cấp hơn hẳn cách đó chừng dăm km. Nhưng ông luôn kiên định với logic của mình, logic này giúp ông tìm ra điểm cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp và phù hợp sự phát triển của thời cuộc.
Nước cờ này cũng giúp ông hóa giải được cuộc cạnh tranh “nồi da nấu thịt” mà phần thắng không dành cho ai trong kinh doanh sân golf nơi được mệnh danh là thiên đường du lịch, "thủ đô resort" của Việt Nam.

Năm 2013, Nguyễn Văn Đông khiến nhiều người bất ngờ khi chi mạnh tay 15 triệu USD thâu tóm nhà máy sản xuất rượu vang khá nổi tiếng là Napa Valley (California, Hoa Kì). Ông đã mang các sản phẩm rượu vang này về Bình Thuận và xây dựng nên tòa lâu đài rượu vang RD - trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua ở Mũi Né.

Cổ đông kín tiếng của Vietabank

Từ cuối năm 2015, Tập đoàn Rạng Đông Group bắt đầu được biết đến là cổ đông lớn khi nắm giữ 9,34% cổ phần Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank). Trên giấy tờ, số lượng cổ phiếu nắm giữ thời điểm đó của Rạng Đông Group chỉ đứng sau Tập đoàn đầu tư Việt Phương (Việt Phương Group). Tuy vậy, dấu ấn của “tay chơi” này khá mờ nhạt.

Vì vậy, mỗi khi nhắc tới VietABank, người ta thường nhớ đến vị Chủ tịch Phương Hữu Việt và nhóm Việt Phương Group. Khi nhìn vào cái cách vị doanh nhân quê Lương Tài, Bắc Ninh ngồi ghế Chủ tịch VietABank từ năm 2011 đến nay, tầm ảnh hưởng của ông Phương Hữu Việt tại nhà băng tư nhân bí ẩn bậc nhất hệ thống nhiều khả năng không chỉ dừng lại ở mức cổ đông lớn.

VietABank ghi nhận sự hiện diện của không ít “tay chơi” giàu tiềm lực như: CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) hay CTCP Đầu tư và Phát triển Hòa Bình (Hòa Bình Development) – thuộc nhóm Vimedimex của bà Nguyễn Thị Loan.

Khi những ông lớn tiếp tục đồng hành và vốn vào VietABank thì không phải “tay chơi” nào cũng làm được. Điều ấy được thể hiện rõ qua đợt tăng vốn vào nửa đầu năm 2020 của nhà băng này sau nhiều lần lỡ hẹn trước đó.

Tiếng vang từ dự án sân bay Phan Thiết 

Rạng Đông Group là doanh nghiệp được tỉnh Bình Thuận chọn làm đơn vị đầu tư hạng mục hàng không dân dụng của dự án cảng hàng không Phan Thiết theo hình thức BOT. Dự kiến sân bay Phan Thiết có quy mô 543 ha và tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng.

Chu tich Rang Dong Group Nguyen Van DongDự án Sân bay Phan Thiết của ông chủ "kín tiếng" Nguyễn Văn Đông, Rạng Đông Group

Sân bay Phan Thiết đựợc xem là một trong những dự án lớn của Rạng Đông Group đã đưa tên tuổi tập đoàn này vượt ra khỏi địa bàn tỉnh Bình Thuận và được biết đến nhiều hơn trên thương trường.

Ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo Quy hoạch, Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025, phấn đấu đến năm 2030.

Để đáp ứng chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng Phan Thiết. Trước mắt Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Đưa sân bay Phan Thiết trở thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.

Đỗ Linh (T/h)

Xem thêm: CEO Bibo Mart: Trái tim người mẹ thắp sáng hành trình 14 năm mang đến điều tốt đẹp nhất cho con