Chè hoa vàng – “ Thần dược” dân gian

18:13 | 15/01/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Chè hoa vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để sử dụng như lấy gỗ, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh và làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết

Chè hoa vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để sử dụng như lấy gỗ, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh và làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu.


Chè hoa vàng – “ Thần dược” dân gian

Trong những năm gần đây, công dụng của trà hoa vàng được nhiều người biết đến hơn nhiều hơn. Do đó, nhiều người dân ráo riết săn lùng. Loài cây này còn được gọi với các tên gọi khác như: kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng…

Chè hoa vàng, trà hoa vàng hay còn gọi là Kim hoa trà (danh pháp hai phần: Camellia chrysantha) là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae, được tìm thấy ở Trung Quốc (tây nam tỉnh Quảng Tây) và Việt Nam (tỉnh Quảng Ninh), Nghệ An (Quế Phong). Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Ninh Bình, Đà Lạt, Tuyên Quang, Hà Nội (Ba Vì), Đồng Nai (Vĩnh Cửu).

Trước đây trà hoa vàng công dụng của nó ít người biết đến nên thường bị chặt phá làm rẫy hoặc bán cho các thương lái Trung Quốc thu mua trà hoa vàng. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, người dân đã biết cách bảo tồn và phát triển nên mang lại năng suất cao, cung cấp sản lượng lớn cho nhu cầu trong và ngoài nước.

 

Đặc điểm cây trà hoa vàng

 

Cây có thân gỗ, nhỏ, màu xanh, cao khoảng từ 2m đến 5m. Cành cây thưa và vỏ cây có màu vàng xám nhạt. Lá đơn, mọc cách, dài và hẹp, có hình tròn. Phiến lá thuôn, dài khoảng từ 11cm đến 14cm, rộng khoảng 4 – 5cm, không có lông, mép lá có răng cưa nhỏ, gân bên khoảng 10 đôi và cuống lá dài 6-7mm.

Hoa trà hoa vàng mọc đơn độc trên cuống lá. Mỗi bông có khoảng 8-10 cánh hoa, màu vàng bắt mắt. Có 3-4 vòi nhụy và chỉ dính nhau 1 phần.  Hoa có đường kính khoảng 5cm đến 6cm, có nhiều thế hóa đa dạng.

Thời điểm nở nhiều hoa là tháng 11 và kéo dài tới tận tháng 3 mới tàn. Từ tháng 1 đến tháng 3 là lúc mà cây ra nhiều lá mới.

 

Chè hoa vàng – “ Thần dược” dân gian

 

Phân loại trà hoa vàng

Dựa vào khu vực phân bố, trà được chia thành các loại như :

  • Trà hoa vàng Đà Lạt
  • Trà hoa vàng Quế Phong hay còn gọi trà hoa vàng Nghệ An
  • Trà hoa vàng Quảng Ninh
  • Trà hoa vàng Vĩnh Phúc

Trong các loại trên, trà hoa vàng Ba Chẽ Quảng Ninh được ưa chuộng nhất bởi hương vị thơm ngon và hàm lượng lớn các hoạt chất có trong dược liệu. Để nhận biết loại này, có thể dựa vào đặc điểm sau:

  1. Thân cây cũng là thân gỗ nhưng rễ cọc
  2. Mặt trên của lá có màu xanh nhạt, điểm đốm vàng. Phần dưới của lá màu xanh đậm hơn mặt trên. Thông thường, một cây có khoảng 30-50 bông hoa nếu phát triển tốt.

Bộ phận dùng, thu hoạch và sơ chế

 

Bộ phận thường được dùng làm thuốc: Lá, búp non và hoa. Trong đó, hoa được sử dụng nhiều hơn cả.

Thu hoạch:

Hoa thường được thu hái vào mùa xuân, giai đoạn tháng 3 và 4 hàng năm.

Sơ chế:

Sau khi thu hái, dược liệu có thể sử dụng dạng tươi hoặc khô. Nếu muốn bảo quản lâu, người dùng phơi hoặc sấy khô. Trà hoa vàng khô được cho vào túi bóng kín hoặc lọ thủy tinh rồi để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh mối mọt.

Chè hoa vàng – “ Thần dược” dân gian

Lá búp được thu hái quanh năm, hoa thường được thu hái vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm (Vào mùa xuân). Trong các bộ phận trên thì hoa trà hoa vàng là bộ phận có giá trị kinh tế cao nhất (Hiện nay giá bán hoa trà loại thượng hạng giao động từ 14 triệu đến 15 triệu đồng/1kg).

 

Tác dụng của trà hoa vàng

 

Tất cả các bộ phận của cây đều là những vị thuốc mang đến nhiều công dụng tốt với sức khỏe.

Theo quan niệm đông y

Theo Đông y, dược liệu có tính bình, vị ngọt, mùi thơm và được quy vào 3 kinh: Tâm, Thận, Can. Trà hoa vàng chữa bệnh gì?

  • Phòng chống khối u, ngăn ngừa ung thư hiệu quả, hỗ trợ điều trị những khối u ác tính.
  • Giảm cholesterol, giảm các bệnh lý về tim mạch, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Hỗ trợ giảm đường huyết ở người tiểu đường, giúp đường huyết ổn định và giảm bớt được các biến chứng.
  • Giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan, chữa các bệnh lý về gan.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Tăng cường sức đề kháng, giảm các bệnh vặt như cảm cúm, sổ mũi.
  • Chống dị ứng, chống viêm và duy trì trạng thái hoạt động ổn định của huyết áp.                                   

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại về dược liệu

Tác dụng của trà hoa vàng đã được hơn 120 nhà khoa học trên thế giới khẳng định với các công trình nghiên cứu khác nhau. Trong đó, dược liệu có tới 33.8% hoạt chất có tác dụng ức chế và làm giảm quá trình phát triển của tế bào gây ung thư. Bên cạnh đó, trà còn chứa một số nguyên tố vi lượng khác như Se, Ge, Mo, Mn, V, Zn, acid amin…Những thành phần này giúp trà hoa vàng có tác dụng gì?

 

Duy trì tuổi thanh xuân

 

Các hợp chất như Polysaccharide, Polyphenol, Saponin, Flavonoids kết hợp với các nguyên tố vi lượng Selen, Germanium, Molypden, Vanadium, vitamin C, vitamin E…có trong cây thuốc có chống oxy hóa, ức chế gốc tự do, cân bằng chuyển hóa rất hiệu quả.

Đặc biệt, hoạt chất EGCG trong trà được chứng minh có tác dụng mạnh gấp 200 lần so với vitamin E, hiệu quả gần 90% trong việc hạn chế sạm da.

 

Giúp trái tim khỏe mạnh

 

Theo các nghiên cứu, các hợp chất polyphenol, polysaccharide trong trà có tác dụng giảm cholesterol máu, ngăn ngừa sự tổng hợp các acid béo trong cơ thể. Từ đó, hỗ trợ ổn định huyết áp, cải thiện tuần hoàn màu, chống huyết khối, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Với tình trạng xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao thì sử dụng các chế phẩm từ trà hoa vàng là bí quyết chữa trị rất có hiệu quả. Nếu kiên trì sử dụng trong khoảng 20 ngày những biểu hiện bệnh lý sẽ giảm hẳn. Các hoạt chất trong lá trà làm giảm tổng hàm lượng lipid trong huyết thanh máu, tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, giảm 35% hàm lượng mỡ máu trong khi nếu dùng các loại thuốc khác thì chỉ giảm 33,2%.

Chè hoa vàng – “ Thần dược” dân gian - ảnh 1

 

Giúp hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

 

Lá trà hoa vàng tác dụng như thế nào đến đường huyết? Theo nghiên cứu, lá trà có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện bệnh tiểu đường. Lý do là bởi các hợp chất chống oxy hóa trong trà có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, giúp cải thiện các biến chứng của tiểu đường. Đồng thời, các hợp chất có tác dụng cân bằng chuyển hóa trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy mỡ béo. Do đó, đây là thức uống tốt cho người tiểu đường.
Giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan

Uống loại trà này hàng ngày là cách đơn giản để giúp cơ thể được thanh lọc, thải trừ bớt các độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này được lý giải là do trong cây có chứa các hoạt chất flavonoid cao. Cũng nhờ thành phần này, giúp dược liệu ngăn chặn được sự xâm nhập của các loại virus như virus viêm gan A, B, C.

Chè hoa vàng – “ Thần dược” dân gian

 

Hỗ trợ điều trị ung thư

 

Cuốn sách “Các loại trà của vườn Quốc Gia Tam Đảo” có nhắc tới khả năng ức chế sự sinh trưởng của khối u lên đến 33,8% của dược liệu này. Trong khi đó, chỉ cần với những dược chất có hoạt lực 30% trở lên là đã có tác dụng tốt đối với ung thư. Bởi vậy, nhiều nghiên cứu đã chứng minh đây là vị thuốc có thể thay thế phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư giai đoạn cuối, đem lại kết quả rất khả quan.

 

Hỗ trợ giảm căng thẳng, stress

 

Những lúc căng thẳng, stress uống một tách trà sẽ giúp tinh thần thư giãn, minh mẫn, xoa dịu mệt mỏi và làm việc tập trung hơn. Cũng bởi tác dụng này, dược liệu cũng được xem là một bí quyết giúp những người mất ngủ kinh niên, người ngủ chập chờn, hay mê sảng… lấy lại được giấc ngủ sâu hơn.

 Tổng hợp 
 
 

ĐỌC NHIỀU