
Chính phủ điện tử: 'Không để nhà nhà, người người, ngành ngành làm các cơ sở dữ liệu khác nhau'
(DNVN) - “Phải có đầu mối, một người chỉ huy thống nhất, không để nhà nhà, người người, ngành ngành làm dự án đầu tư CNTT, làm các cơ sở dữ liệu khác nhau”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Phiên họp thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, sáng 20/9.
Các ý kiến đóng góp đều khẳng định Chính phủ thể hiện quyết tâm rất mạnh mẽ về xây dựng Chính phủ điện tử và kỳ vọng, thời gian tới, sẽ có chuyển biến tích cực.
Quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đối với một dự án nền tảng cho Chính phủ điện tử thì không nên 'người người chỉ đạo, nhà nhà làm' như vừa qua mà nên một người chỉ đạo, một số ít các doanh nghiệp lớn làm thì mới nhanh, mới bảo đảm sự thống nhất, chuẩn hóa.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng thì nhấn mạnh vấn đề quan trọng là thể chế, chính sách và đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm giúp Thủ tướng để Chính phủ ban hành nghị định về chia sẻ dữ liệu. Bộ Nội vụ giúp Thủ tướng để ban hành nghị định về lưu giữ hồ sơ điện tử.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, phát triển Chính phủ điện tử cần tiếp cận theo hướng toàn diện, cả về dịch vụ công, nhân lực và hạ tầng. Cần đẩy mạnh việc xây dựng dữ liệu quốc gia, hiện đang chậm trễ, nhất là dữ liệu dân cư. Đây được xem là một trong những vướng mắc trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Cùng xắn tay áo nhưng không “năm cha, ba mẹ”.
Kết luận phiên họp, ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải biết cách tổ chức, phân công công việc, đôn đốc triển khai một cách hợp lý và phải có "kỷ luật sắt" trong tổ chức thực hiện, không để kéo dài, “đổ qua, đổ lại một số công việc”, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp thu tối đa các ý kiến, rà soát, bổ sung những vấn đề mới, xác đáng để tạo nên sức sống, tính thực tiễn cao trong tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển Chính phủ điện tử.
Biểu dương một số bộ, ngành, địa phương về xử lý hồ sơ công việc qua môi trường mạng, cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân, triển khai một cửa điện tử…, tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, kết quả còn khiêm tốn, chưa đạt kỳ vọng mong muốn. Những tồn tại, bất cập hiện nay có nguyên nhân là chưa phát huy vai trò người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện. Cơ chế bảo đảm thực thi chưa đủ mạnh. Nhiều cơ quan, địa phương còn coi nhẹ ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành. Việc triển khai mang nặng tính hình thức, thói quen giấy tờ chưa được khắc phục.
Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm triển khai Chính phủ điện tử ở phạm vi bộ, ngành, địa phương mình quản lý. “Phải có đầu mối, một người chỉ huy thống nhất, không để nhà nhà, người người, ngành ngành làm dự án đầu tư CNTT, làm các cơ sở dữ liệu khác nhau”, Thủ tướng nêu rõ tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí, dàn trải, “năm cha, ba mẹ”.
Phải kế thừa, phát triển các chương trình ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt hơn, liên tục hơn. Xác định ứng dụng CNTT là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cải cách hành chính, trong đó, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Văn phòng Chính phủ cần khẩn trương xây dựng, phát triển trục liên thông văn bản quốc gia theo công nghệ tiên tiến của thế giới làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được Chính phủ giao triển khai, trước hết là phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử theo lộ trình quy định, hoàn thành thử nghiệm trong năm 2018. Đẩy mạnh triển khai giải pháp xác thực tập trung cho người dân, doanh nghiệp để tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
Bộ chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm, tài chính, đất đai quốc gia, đăng ký doanh nghiệp và công bố các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, trước mắt, tập trung ưu tiên hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, khẩn trương đề xuất sửa đổi Nghị định 102 và Quyết định số 80 của Thủ tướng, hoàn thành trong tháng 11/2018, trường hợp cần thiết, tham mưu, đề xuất Thủ tướng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm cơ chế đầu tư ứng dụng CNTT để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
“Các đồng chí đều nói thể chế, khung pháp lý là quan trọng nhất mà chúng ta phải tập trung để làm sao có khung pháp lý tốt để triển khai Chính phủ điện tử. Các bộ có liên quan phải tập trung làm cái này”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhất trí việc tổ chức tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban thành 4 nhóm công tác về: Thể chế và cải cách hành chính; nguồn lực và bảo đảm thực thi; giải pháp công nghệ và an ninh, an toàn thông tin; truyền thông.
Thủ tướng nhấn mạnh, Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử, tránh để tình trạng “đưa chủ trương sớm nhưng mãi không thực hiện được do ách tắc chuyện này, chuyện kia”.
Thủ tướng cũng mong muốn các ngành, các cấp cùng "xắn tay áo" vào xây dựng thành công Chính phủ điện tử, chứ không phải "mạnh ai nấy làm".
Tại Phiên họp, Thủ tướng chứng kiến ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Chính phủ điện tử giữa Văn phòng Chính phủ với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Chính phủ với Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Cơ yếu Chính phủ.

Truyền hình Doanh nhân: Bitcoin trượt giá, Elon Musk bay 15 tỷ USD trong 1 đêm
Tin cùng chuyên mục

Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án nhân sự lãnh đạo Chính phủ

Bộ Nội vụ nói về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức trao đổi về tình hình Myanmar

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021: Đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu về kinh tế xã hội

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định về công tác cán bộ

Các nội dung thảo luận tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2021
Tin nổi bật

-
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021: Đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu về kinh tế xã hội
-
Hà Nội đặt mua 17,5 triệu liều vắc xin COVID-19 để tiêm cho 95% người dân trên 18 tuổi
-
Hải Dương dừng cách ly xã hội từ 0h ngày 3/3: Những hoạt động nào được khôi phục?
-
Hà Nội: Những hàng quán nào được mở cửa trở lại từ 0h ngày 2/3
Đọc thêm
-
Bộ Nội vụ nói về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Chính trị - 9 giờ trướcChiều 2/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã trả lời về việc bà Trần Huyền Trang, 31 tuổi, vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc -
Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án nhân sự lãnh đạo Chính phủ
Chính trị - 9 giờ trướcBộ Chính trị giao cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án giới thiệu nhân sự đủ điều kiện tiêu chuẩn để đảm nhận chức danh lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành. -
Nhà phân phối Mercedes-Benz tại Việt Nam Haxaco lãi 102 triệu đồng trên mỗi chiếc xe bán ra
Chuyển động - 8 giờ trướcBình quân trên mỗi chiếc xe bán ra, nhà phân phối của Mercedes-Benz có lợi nhuận gộp 102 triệu đồng. Con số này cao gấp đôi mức lãi gộp 50 triệu đồng/xe của Haxaco năm 2019. -
Gạo ST25 là loại gạo thơm Sóc Trăng, sản phẩm gạo Việt ngon nhất thế giới.
Thực phẩm vàng - 8 giờ trướcGạo ST25 hay còn được gọi là gạo thơm Sóc Trăng, là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm của kỹ sư Hồ Quang Cua. Giống ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng "thượng hạng -
Vợ chồng đại gia Dũng lò vôi đối chất với ông Võ Hoàng Yên về tiền từ thiện
An ninh-Trật tự - 8 giờ trướcVợ chồng Dũng lò vôi cho biết sẽ đưa vụ việc tố ông Võ Hoàng Yên lừa đảo ra cơ quan công an để làm rõ.
-
Hải Dương kết thúc cách ly xã hội từ ngày 3/3
Dân sinh - 2 ngày trướcTỉnh Hải Dương sẽ kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 3/3. Các huyện và thành phố trực thuộc chuyển sang giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 19. -
Vietcombank năm 2020: Khẳng định Thương hiệu, uy tín và vị thế ngân hàng số 1 Việt Nam
Ngân hàng - 14 giờ trướcMục tiêu của Vietcombank đến năm 2025 là củng cố vững chắc vị trí số 1 tại Việt Nam, đứng trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, 1 trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới. -
Đề nghị truy tố nam tiếp viên hàng không làm lây nhiễm COVID-19 ở TP.HCM gây thiệt hại hơn 4 tỷ đồng
An ninh-Trật tự - 15 giờ trướcCông an TP.HCM chuyển hồ sơ lên VKS cùng cấp đề nghị truy tố nam tiếp viên hàng không làm lây nhiễm dịch COVID-19 tại TP.HCM, gây thiệt hại ước tính hơn 4 tỷ đồng. -
Giá Bitcoin tiếp tục lao dốc, giảm gần 6%
Tiền tệ - 2 ngày trướcTheo Reuters, Bitcoin giảm 5,84% xuống 43.418,02 USD vào Chủ nhật, mất 2.691,96 đô la so với mức đóng cửa trước đó. -
Đà Nẵng duyệt danh mục 57 dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2020 - 2025
Quy hoạch-Dự án - 19 giờ trước57 dự án trọng điểm đứng đầu là kêu gọi đầu tư hạ tầng và công nghệ thông tin, mỗi lĩnh vực 10 dự án; tiếp theo là giáo dục-đào tạo; Y tế; dịch vụ du lịch và thương mại..