Chính quyền của ông Trump đang suy tính điều gì khi tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi WHO?

09:14 | 29/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Giới ngoại giao và y tế thế giới vô cùng "sốc" khi biết tin Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi WHO. Báo giới Mỹ nhận định, đây là quyết định chắc nịch của ông Trump.
Như truyền thông toàn cầu đã đưa tin, hồi tháng 5/2020, Đại sứ Mỹ tại Geneva Andrew Bremberg tới trụ sở WHO với hy vọng cứu vãn quan hệ giữa Mỹ và WHO. Vị này còn đưa cho Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus danh sách gồm 7 đòi hỏi mà phía Mỹ mong muốn đàm phán kín.

Gần đây nhất, chỉ vài giờ trước, đại sứ Mỹ vẫn cố gắng cứu vãn quan hệ hai bên thì vài giờ sau, ông Trump tuyên bố Mỹ rời khỏi WHO. Động thái này khiến các nhà ngoại giao lẫn WHO vô cùng bất ngờ. 

Trước thông tin gây sốc này, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã tuyên bố, Mỹ sẽ gia nhập lại WHO ngay sau khi ông lên nắm quyền.

Tờ New York Times nhận định, các đòi hỏi của ông Trump giờ đây không còn ý nghĩa gì, Thậm chí chúng hé lộ bản chất đổi chác, có qua có lại, trong cách đối ngoại của ông Trump. Đồng thời cho thấy, xung khắc trong quan hệ Mỹ - WHO thời kỳ đầu của dịch bệnh COVID-19.
 
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ rút khỏi WHO
ÔnG Trump tuyên bố sẽ rút khỏi WHO

Một số nhà ngoại giao và quan chức y tế nói rằng, danh sách đòi hỏi của ông Trump có những điều hợp lý, dễ thương lượng song cũng có những điều khá nhạy cảm về mặt chính trị, thậm chí là quá đáng. 

Chính quyền của ông Trump yêu cầu thực hiện 7 điểm:

Đầu tiên, Mỹ kêu gọi điều tra cách WHO xử lý dịch bệnh cũng như nguồn gốc virus. 

Thứ hai, Mỹ kêu gọi ông Tedros yêu cầu Trung Quốc cung cấp mẫu virus và dừng kiểm duyệt bác sĩ, nhà báo Trung Quốc.

Thứ ba, Mỹ đề nghị ông Tedros thừa nhận việc các nước hạn chế đi lại là quyết định đúng.

Thứ tư, Mỹ đề nghị WHO cử một nhóm đến Đài Loan để nghiên cứu phản ứng chống dịch thành công của chính quyền đảo này. Trong khi Đài  Loan chưa phải thành viên của WHO.

Mỹ còn đề nghị WHO "phê chuẩn trước" thuốc và vaccine COVID-19 cho sử dụng trên toàn cầu. 

Chính quyền của ônG Trump cũng yêu cầu ông Tedros bảo đảm các nước đóng nhiều tiền cho WHO phải có nhiều người đại diện trong đội ngũ của WHO.

Cho đến khi Đại sứ Bremberg gặp ông Tedros ở Geneva, quan điểm của các quan chức cao cấp ở Washington đã thay đổi. Chánh văn phòng Nhà Trắng tin rằng, cuộc đàm phán sẽ không thành công, hoặc nếu thành công thì cũng không đem lại nhiều lợi ích. Do đó, các quan chức cấp cao đồng thuận rút khỏi WHO. Ông Trump đồng ý việc đó.

Sẵn đang họp báo chỉ trích Trung Quốc, ông Trump tuyên bố luôn ý định Mỹ rút khỏi WHO. 

Đây không phải lần đầu tiên ông Trump làm vậy. Hồi năm 2018, khi tuyên bố rút khỏi hiệp ước về bưu chính của Liên Hợp Quốc, để rồi thay đổi quyết định sau khi đạt được các yêu cầu. Nhưng lần này, ông Tedros không có hứng thú thương lượng.

Về phần mình, Tổng giám đốc WHO nói với các đồng nghiệp rằng ông bị kẹt giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau khi ông Trump tuyên bố rút khỏi WHO, ông Tedros chỉ nói, quan hệ đối tác với Mỹ đã phục vụ nhân loại trong nhiều thập kỷ nay, và mong muốn sự hợp tác đó sẽ tiếp tục.
 


Hương Quỳnh (t/h)