
Chung Chủ tịch HĐQT: GTNFoods, Mộc Châu Milk và Vilico cộng hưởng lợi thế
(DNVN) - Sau khi được bầu làm Chủ tịch GTNFoods và Vilico, bà Mai Kiều Liên lại tiếp tục được bổ nhiệm làm Chủ tịch Mộc Châu Milk. Điều này sẽ giúp 3 doanh nghiệp lớn cộng hưởng mạnh lợi thế…

Ngày 15/02/2020, Vinamilk thông cáo chính thức về việc hoàn tất việc nhận chuyển giao quyền quản trị và điều hành tại GTN.
Chiều cùng ngày, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico) cũng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020. Đại hội diễn ra trong bối cảnh GTNFoods - công ty mẹ, sở hữu 75% cổ phần Vilico đã được Vinamilk mua lại cổ phần chi phối vừa qua.
Bởi vậy, không bất ngờ khi ĐHĐCĐ Vilico đã thống nhất rút ngắn nhiệm kỳ HĐQT, BKS và tổ chức bầu cho nhiệm kỳ 2020-2024.
Kết quả, HĐQT nhiệm kỳ mới được bầu ra với 3 người, là bà Mai Kiều Liên, ông Trịnh Quốc Dũng và ông Trần Chí Sơn. Bà Mai Kiều Liên sau đó tiếp tục được HĐQT bầu làm Chủ tịch HĐQT Vilico.
Biến Mộc Châu – Sơn La thành thủ phủ bò sữa công nghệ cao
Với việc Vinamilk đã chính thức trở thành cổ đông sở hữu 75% cổ phần của GTN và bà Mai Kiều Liên đảm nhiệm vị trí tân Chủ tịch GTN, thế mạnh của GTN trong lĩnh vực thực phẩm sạch từ chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững và khép kín, đặc biệt là về sữa tươi nguyên liệu với Mộc Châu Milk và trà (chè) của Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) sẽ được phát huy tối đa.
GTN sẽ cung cấp các nguyên liệu đầu vào giúp Vinamilk dần hoàn thiện chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.
Trở thành cổ đông chi phối của GTN và gián tiếp tham gia điều hành Mộc Châu Milk sẽ giúp Vinamilk có bước tiến lớn trong việc phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi chất lượng quốc tế. Đó cũng là thực thi chiến lược biến Mộc Châu – Sơn La thành thủ phủ bò sữa công nghệ cao của Việt Nam, không chỉ giúp Vinamilk và Mộc Châu Milk phát huy được thế mạnh, kinh nghiệm của 2 đơn vị mà còn tăng năng lực cạnh tranh cho thương hiệu sữa Việt và đưa ngành sữa Việt Nam tiệm cận với sự phát triển của ngành sữa thế giới.
Bên cạnh việc nắm giữ 74,49% cổ phần của công ty Vilico (công ty mẹ đang nắm 51% cổ phần Mộc Châu Milk), GTN còn nắm giữ 20% cổ phần tại Vinatea. Trong thời gian tới, Vinamilk sẽ phối hợp với Vinatea, đặc biệt về khâu quản trị, để có chiến lược phát triển và xây dựng Vinatea thành thương hiệu quốc gia về chè tại thị trường trong nước cũng như khu vực.
Hiệu quả của thương vụ này, theo CEO Vinamilk, là giá trị cộng hưởng giữa Mộc Châu Milk và Vinamilk được tạo ra từ lợi thế của mỗi bên. Mộc Châu Milk vẫn chưa tìm được đường vào thị trường phía nam và xuất khẩu, trong khi Vinamilk có sẵn tiềm lực từ hệ thống phân phối có thể giúp làm được điều này. Ngược lại, Vinamilk có thể mở rộng tới những thị trường Tây Bắc nhờ sự hỗ trợ của Mộc Châu Milk.
"Nếu so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành sữa trên thế giới, tốc độ tăng của Vinamilk có thể xem là không hề thấp. Nói như vậy không phải để bào chữa cho sự khó khăn. Nhưng với sự kết hợp cùng Mộc Châu Milk, điều này thực sự sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho cả hai bên", bà Liên nói.
Trước câu hỏi Vinamilk và Mộc Châu Milk liệu có "giẫm lên chân nhau" khi cả hai thương hiệu cùng hoạt động trong ngành sữa, bà Liên cho rằng điều này sẽ không xảy ra.
"Dù hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng ngành hàng, nhưng rõ ràng từ trước đến nay, sữa Mộc Châu và Vinamilk vẫn cùng phát triển, cùng có tăng trưởng. Thị trường sữa vẫn còn rất lớn, ngoài Mộc Châu và Vinamilk vẫn còn những đối thủ khác. Chúng tôi hoàn toàn có thể gia tăng thêm thị phần", bà Liên nói.
Công việc đầu tiên sau khi Vinamilk tham gia sâu hơn là đánh giá lại quỹ đất của Mộc Châu Milk để xây dựng trang trại bò sữa công nghệ cao, có thể theo hướng sữa hữu cơ hoặc sữa theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Dự kiến Mộc Châu Milk đầu tư trang trại bò với quy mô 4.000 con, tổng mức đầu tư xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Việc tiếp theo là nâng cấp thiết bị tại nhà máy sữa, sau đó, khi có đầy đủ điều kiện sẽ xây dựng nhà máy mới để đảm bảo sự đồng bộ. Bước đi này, theo bà Liên, sẽ đúng như cách mà Vinamilk đã làm để thành công ty sữa lớn nhất thị trường, là đi từ thấp đến cao, không nhanh nhưng cũng không chậm.
CEO Vinamilk cũng nhấn mạnh sẽ "không xóa bỏ thương hiệu Mộc Châu Milk ". "Thương hiệu Mộc Châu Milk và Vinamilk vẫn sẽ giữ nguyên, nhưng hai công ty sẽ kết hợp những thế mạnh của nhau. Trước mắt, Vinamilk sẽ hỗ trợ Mộc Châu Milk làm lại thương hiệu, thay đổi bộ nhận diện mới. Thương hiệu Sữa Mộc Châu sẽ vẫn giữ nguyên, nhưng hình ảnh sẽ thay đổi để tăng khả năng nhận diện khách hàng, phù hợp hơn cho xuất khẩu", bà Liên nhận định.
Chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm, tăng giá trị cộng hưởng
Để thành công với mục tiêu giúp Mộc Châu Milk tìm đường vào thị trường phía nam và xuất khẩu, Vinamilk sẽ chuyển giao các công nghệ, hệ thống và kinh nghiệm cho Mộc Châu Milk để triển khai các công nghệ, quy trình mới nâng cao hiệu quả của công tác quản trị điều hành doanh nghiệp.
“Với sự đồng lòng của các hộ chăn nuôi, các cổ đông và cán bộ công nhân viên, chúng tôi tin Mộc Châu Milk sẽ tiếp tục phát triển. Các hộ chăn nuôi bò có thể yên tâm chúng tôi sẽ đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Chúng tôi tin chúng ta sẽ vượt qua được các khó khăn khi đồng hành cùng nhau”, bà Mai Kiều Liên nói.
Cùng với đó, sau khi bà Mai Kiều Liên giữ vị trí Chủ tịch Vilico, Vilico thống nhất đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 2.909 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 218 tỷ đồng trong năm 2020. Được biết, Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất mà Vilico đã công bố, trong năm 2019, mảng chế biến sữa giúp Vilico thu về 2.558 tỷ đồng doanh thu và 486 tỷ đồng lợi nhuận gộp.

Lý do CEO Vietjet được trao tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh
Tin cùng chuyên mục

Lotteria Việt Nam doanh thu trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhưng liên tục báo lỗ

Tập đoàn Thép Hòa Phát: Chặng đường kết nối những giá trị “Hòa hợp cùng phát triển”

Thông tin mới nhất về vụ Heineken không cho đại lý bán bia Sabeco

Lotteria bác bỏ thông tin đóng cửa tại Việt Nam

Kinh doanh thua lỗ do COVID-19, chuỗi Lotteria tại Việt Nam sắp phải đóng cửa?

Công ty CP lọc hóa dầu Bình Sơn: Doanh nghiệp `tiên phong và đặt nền móng` cho ngành lọc hóa dầu
Tin nổi bật

-
Dự kiến năm 2030, công nghệ 6G của Huawei sẽ được đưa vào sử dụng, tốc độ nhanh gấp 50 lần 5G
-
Ông Trần Đình Long thành tỷ phú đô la giàu thứ 2 Việt Nam, cổ phiếu Hòa Phát đã tăng bao nhiêu lần?
-
Tiếp bài sai phạm tại chợ Kỳ Tây (Hà Tĩnh): Chủ tịch xã liên tục "xin" bỏ qua cho BQL chợ
-
Thời tiết hôm nay 18/4/2021: Mưa lớn nguy cơ lũ quét và sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ
Đọc thêm
-
Vụ lũ quét làm 3 người tử vong ở Lào Cai: Thủ tướng ra công điện khẩn
XÃ HỘI - 5 giờ trướcTrước tình hình mưa lũ làm 3 người tử vong, gây hư hại nhiều nhà dân ở Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc khắc phục hậu quả và ứng phó với mưa lũ. -
VinCommerce thời kỳ Masan: Nhận thêm nửa tỷ USD vốn nước ngoài, kỳ vọng như Alibaba hay Amazon
DOANH NGHIỆP - 2 ngày trướcTheo Forbes, Tập đoàn Hàn Quốc SK Group đã đầu tư 410 triệu USD để sở hữu thêm 16,3% cổ phần của Masan tại VinCommerce (VCM). -
Tổng Giám Đốc Công Ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn: `Người Lính Chiến` đưa BSR vượt qua khủng hoảng kép
DOANH NHÂN - 17 giờ trướcTổng giám đốc Bùi Minh Tiến có nhiều năm gắn bó với ngành dầu khí, bằng bản lĩnh và kinh nghiệm của mình ông đã "chèo lái" đưa con thuyền BSR từng bước khẳng định vị thế doanh nghiệp dẫn đầu ngành lọc hóa dầu Việt. -
Vụ “bay lắc” trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương I: Giám đốc đề xuất nhận mức kỷ luật… khiển trách
XÃ HỘI - 16 giờ trướcGiám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I đề xuất chỉ nhận mức kỷ luật khiển trách với lý do đã phân cấp quản lý nhưng khoa điều trị đã để xảy ra vụ việc bệnh nhân tổ chức “bay lắc” trong phòng điều trị. -
Thông tin mới nhất về vụ Heineken không cho đại lý bán bia Sabeco
DOANH NGHIỆP - 16 giờ trướcHeineken Việt Nam khẳng định không có chính sách cấm đại lý bán bia của Sabeco, cũng không chỉ đạo nhân viên thực hiện chính sách này.
-
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing sẽ tham gia hội nghị cấp cao ASEAN
THỜI CUỘC - 18 giờ trướcHội nghị cấp cao ASEAN sẽ được tổ chức tại Indonesia vào ngày 24/4, nhằm bàn về các vấn đề trong khu vực, trong đó có sự tham dự của Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, tướng Min Aung Hlaing. -
100 ứng viên ở Trung ương diện tái cử Đại biểu Quốc hội khóa mới
THỜI CUỘC - 2 ngày trướcTrong 205 ứng viên Trung ương để bầu đại biểu Quốc hội khóa XV có 100 người thuộc diện tái cử; 16 người có trình độ giáo sư, phó giáo sư chiếm 7,8%; 63 ứng viên có trình độ tiến sĩ, chiếm 30,7%. -
Hưởng lợi nhờ giá lợn hơi đạt mức cao lịch sử, C.P Việt Nam thu về 3,4 tỷ USD trong năm 2020
DOANH NGHIỆP - 2 ngày trướcTrong năm 2020 C.P. Việt Nam ghi nhận doanh thu 3,4 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2019 và chiếm hơn 18% tổng doanh thu toàn tập đoàn. -
Mục sở thị “đại bản doanh” của CLB Tình Người tại Quảng Trị
XÃ HỘI - 20 giờ trướcCLB Tình Người tại Quảng Trị đã thu hút hàng trăm học viên tham gia. Tuy nhiên, quá trình sinh hoạt của CLB là sự quản lý chặt chẽ và nghiêm cấm người lạ, các phòng, ban của CLB luôn bịt kín mít. -
Vụ phá rừng ở Quảng Bình: UBND tỉnh chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo, xử lý sai phạm
XÃ HỘI - 20 giờ trướcSau khi Doanh nhân Việt Nam đăng bài: "Nhiều diện tích rừng tự nhiên ở Quảng Bình bị phá tan hoang", ngày 15/4, UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý sự việc báo nêu.