
Chuyển đổi số tạo cơ hội cho DN xuất khẩu tiếp cận thị trường thế giới
(DNVN) - Thương mại điện tử và ở cấp độ cao hơn là số hoá các hoạt động xuất nhập khẩu là cuộc cách mạng vĩ đại trong hoạt động kinh doanh quốc tế, giúp chúng ta vừa có được một nền thương mại minh bạch, hiệu quả, vừa giải quyết được vấn đề không ai bị bỏ lại phía sau trong các hoạt động thương mại xuyên biên giới.
Phát biểu tại Diễn đàn Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) do Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 28/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết: Hiệp định EVFTA đã chính thức được ký kết, mở ra cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Theo đó, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại diễn đàn. Ảnh DNVN/HuongLan
Cùng với cơ hội từ EVFTA, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai thương mại điện tử nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu theo cả mô hình doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) cũng như doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C).
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020 là giai đoạn dịch bệnh COVID-19 lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Dịch bệnh kéo theo các hệ lụy đối với hoạt động kinh tế như thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, tình hình khan hiếm nguyên liệu do chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn; các vấn đề về tài chính do gián đoạn sản xuất. Đặc biệt khi các nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ chính là các quốc gia có số ca bệnh lớn nhất và phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài, đây cũng là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Trong số liệu 6 tháng đầu năm cũng cho thấy xuất nhập khẩu đã chịu ảnh hưởng mạnh từ dịch COVID-19. Cụ thể, tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 122,8 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt 117,3 tỷ USD, giảm 2,9%. Trừ nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhẹ 0,8%, xuất khẩu các nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản đạt 11,7 tỷ USD, giảm 4,6%; xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 34,5%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng cũng ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ như: hàng dệt, may đạt 13,18 tỷ USD, giảm 12,7%; giầy dép đạt 8,13 tỷ USD, giảm 6,9%.
Ở góc độ tích cực, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho rằng, đây cũng thực sự là thời điểm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số. Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

Chuyển đổi số tạo cơ hội cho DN xuất khẩu tiếp cận thị trường thế giới.
Đồng quan điển, theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, "Những tháng ngày COVID-19" cũng cho chúng ta thấy không gian trực tuyến quan trọng đến dường nào đối với tất cả chúng ta. Làm việc trực tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến, mua hàng trực tuyến và cả yêu … trực tuyến. COVID-19 là sự cảnh báo của tự nhiên đối với con người đang đòi hỏi chúng ta phải phát triển sáng tạo hơn nhưng cũng phải nhân văn hơn, bao trùm hơn và chuyển đổi số là cuộc cách mạng tiếp theo của nhân loại hướng tới mục tiêu này: Chuyển đổi số vì mục đích nhân văn.
Dù là vấn đề công nghệ, nhưng chuyển đổi số thành công hay thất bại lại không chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ mà phụ thuộc chủ yếu là quyết tâm chính trị, vào thể chế quốc gia. Muốn thực hiện thương mại điện tử, muốn chuyển đổi số thì trách nhiệm của Chính phủ là phải tạo ra hệ thống thể chế hiện đại với các quy định pháp luật phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ, cung ứng nguồn nhân lực dồi dào có kỹ năng, để tạo được hệ sinh thái cho thương mại điện tử, cho nền kinh tế số. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững, bao trùm.
Ông Lộc nhấn mạnh, tư duy “sợ mất mát, ngại thay đổi” chính là rào cản lớn nhất cho sự chuyển đổi số của doanh nghiệp. Ở thời điểm này, mà vẫn còn không ít doanh nghiệp rất thờ ơ với kỹ thuật số và coi chuyển đổi số chỉ là phương tiện để show diễn hay là chi phí phải gánh chịu chứ không phải khoản đầu tư quan trọng hàng đầu để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Do đó, để thành công về chuyển đổi số, những người đi tiên phong trong chuyển đổi số là những người sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, sáng tạo lại các chuỗi cung ứng và quy trình ra quyết định, loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà, hình thức. Đổi mới tổ chức trên nền tảng văn hoá sáng tạo sẽ là bước đi mở đường cho kinh tế số.

Cận cảnh mũi tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên cho nữ nhân viên y tế ở Hải Dương
Sáng 8/3, mũi tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên dành cho chị Phạm Thị Tuyết Nhung, cán bộ trung tâm Y tế TP Hải Dương.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng gần 4% trong 4 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021

Bộ Công Thương cảnh báo hành vi lừa đảo, gian lận thương mại tại UAE

Bước nhảy vọt của xuất khẩu sắt thép

Áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với đường mía Thái Lan

Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước

Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD
Tin nổi bật

Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á với 46% các vị trí lãnh đạo là nữ. Trong khi đó, con số này chỉ rơi vào 37% trong báo cáo năm 2018.
-
Thủ tướng: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam
-
Cận cảnh mũi tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên cho nữ nhân viên y tế ở Hải Dương
-
Doanh nhân Hoàng Thảo: Từ thôn nữ Việt nghèo đến nữ hoàng thời trang cao cấp tại Đài Loan
-
Vietnam Airlines tặng quà cho hàng khách bay trong ngày 8/3
Đọc thêm
-
Để nâng tầm, sản xuất nông nghiệp cần chuyển đổi tư duy
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI - hôm quaSản xuất nông nghiệp cần chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tạo thế và lực mới cho doanh nghiệp. -
Mất 27 tỷ USD trong một tuần, Elon Musk mất ngôi giàu thứ 2 thế giới
DOANH NHÂN - 2 ngày trướcVới việc cổ phiếu Tesla liên tục rớt giá vào ngày 5/3 trong đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ. tỷ phú Elon Musk chính thức mất ngôi vị giàu thứ hai thế giới. -
Giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội
THỜI CUỘC - 5 giờ trướcBộ Chính trị xin trình Trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. -
Facebook bị điều tra về hành vi phân biệt chủng tộc trong việc tuyển dụng và thăng chức
KINH TẾ SỐ - 5 giờ trướcỦy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC) đang mở một cuộc điều tra nhắm vào Facebook, sau khi mạng xã hội này bị nhân viên tố cáo phân biệt chủng tộc trong việc tuyển dụng và thăng chức. -
Thị trường xăng dầu năm 2021: Chu kỳ tăng giá mới đang đến gần
THỊ TRƯỜNG - 2 ngày trướcNhiều chuyên gia dự báo, từ nay đến giữa năm 2021, giá xăng dầu sẽ tăng khoảng 15 - 25%, bởi chu kỳ tăng giá mới của thị trường dầu mỏ đang đến gần.
-
Giới doanh nhân hiến kế thực hiện mục tiêu Việt Nam hùng cường tại Đối thoại 2045
DOANH NHÂN - 6 giờ trướcĐại diện của các doanh nghiệp lớn như Masan, Thaco, Vietjet Air... đã có những kiến nghị tới Chính phủ nhằm hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam hùng cường vào năm 2045. -
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ xây dựng quan hệ dựa trên 'cạnh tranh lành mạnh'
THỜI CUỘC - 6 giờ trướcPhát biểu tại họp báo sau cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra cái nhìn tổng thể về chính sách đối ngoại của quốc gia này. -
Hôm nay 8/3, chính thức triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại 3 địa điểm đầu tiên
XÃ HỘI - 7 giờ trướcSáng 8/3, Trung tâm Y tế TP Hải Dương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM là 3 địa điểm đầu tiên được tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca cho nhân viên y tế. -
Phó Chủ tịch Hội DNTNVN Đỗ Minh Phú: Đảng và Nhà nước đã đặt kinh tế tư nhân ngày càng đúng vị thế
HỘI VBPA - 6 giờ trướcPhát biểu tại cuộc gặp mặt "Đối thoại 2045” chiều 6/3, Phó Chủ tịch Hội DNTNVN, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TPBank Đỗ Minh Phú nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước đã đặt kinh tế tư nhân ngày càng đúng vị thế. -
Giao dịch liên ngân hàng đạt 147.823 tỷ đồng/ngày, cao nhất từ trước đến nay
TÀI CHÍNH - 3 ngày trướcNgân hàng Nhà nước cho biết, doanh số giao dịch liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 739.116 tỷ đồng, bình quân 147.823 tỷ đồng/ngày, mức cao nhất từ trước tới nay.