
Chuyên gia ADB gợi ý bốn cách giúp TPHCM trở thành trung tâm tài chính
(DNVN) - Với những cải cách tài chính quan trọng, Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng theo mô hình của Tokyo, Thượng Hải, Mumbai và các thành phố khác thành trung tâm nổi trội về tài chính toàn cầu. Đây là đánh giá của ông Donald Lambert, chuyên gia cấp cao của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về phát triển khu vực tư nhân.
Ông Donald Lambert cho rằng, đối với rất nhiều thành phố khao khát trở thành trung tâm tài chính, Dubai là một hình mẫu. Trong thập niên 2000, Dubai đã nổi lên như một trung tâm tài chính toàn cầu. Tác động là rất đáng kể. Tại thời điểm chuyển giao Thiên niên kỷ, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có GDP là 104 tỷ USD. Tới năm 2018, nền kinh tế của quốc gia này không chỉ tăng gấp bốn lần về quy mô mà còn trở nên ít phụ thuộc hơn vào dầu mỏ, với các dịch vụ tài chính là một động lực tăng trưởng cơ bản.
Hơn nữa, Dubai đạt được vị thế này chủ yếu nhờ vào sức mạnh ý chí. Câu chuyện thành công của Dubai khó lặp lại bởi thành phố này có một số lợi thế về mặt địa lý, như là trung tâm vận tải hàng không toàn cầu và có những láng giềng giàu có với nguồn tiền nhàn rỗi từ dầu mỏ sẵn sàng đầu tư. Dubai cũng không có bất kỳ đối thủ tương đương rõ rệt nào trong khu vực cho các dịch vụ tài chính và đã có thể lấp vào khoảng trống hiếm hoi còn lại, xét tới sự nở rộ sau đó của các trung tâm tài chính đầy khát vọng. Hiến pháp Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất năm 2004 cũng đã sửa đổi để cung cấp khuôn khổ pháp lý cần thiết cho một trung tâm tài chính toàn cầu. Cùng với đó, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đầu tư cho những thay đổi pháp lý, mức lương cho chuyên gia nước ngoài, cơ sở hạ tầng vật chất và ưu đãi thuế. Rất nhiều quốc gia có nhiều nhu cầu cơ bản hơn cần phải đáp ứng trước khi cân nhắc những khoản chi tiêu lớn như vậy.
Đối với Việt Nam, chuyên gia Donald Lambert cho rằng: Cũng như nhiều quốc gia khác, cách tiếp cận tốt hơn cho Việt Nam là tập trung vào việc trở thành một trung tâm tài chính quốc gia. Việt Nam có nhu cầu đầu tư khổng lồ. Riêng về cơ sở hạ tầng, nhu cầu đầu tư hàng năm ước tính cần khoảng 18 tỷ đến 20 tỷ USD.
“Nếu Thành phố Hồ Chí Minh có thể trở thành một đơn vị trung gian ngày càng hiệu quả - thu hút vốn một cách hiệu quả, không chỉ từ các nguồn trong nước mà cả quốc tế - nó sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thực của Việt Nam, mà còn tăng cường các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để chuyển đổi từ một trung tâm tài chính quốc gia thành một trung tâm tài chính quốc tế”, ông Donald Lambert nói.
Điều này cũng đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng vật chất cũng như giáo dục và đào tạo, nhưng những cải cách chính sách vẫn là điều kiện thiết yếu.
Cụ thể, khung pháp lý phải toàn diện. Các nhà đầu tư quốc tế cần luật pháp rõ ràng với việc thực thi có thể dự đoán được. Hiện tại, Việt Nam có một số luật quan trọng cần được tăng cường hoặc ban hành, bao gồm Luật Chứng khoán, Luật Các Tổ chức tín dụng và luật về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư để thu hút thêm đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng và cơ sở hạ tầng trong nước.
Cơ sở hạ tầng thị trường cần vững chắc. Các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi những thị trường nơi họ có thể hoàn tất giao dịch một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Việt Nam đang tụt hậu trong một số lĩnh vực quan trọng. Các phương thức quyết toán tổng tức thời theo thời gian thực (real time gross settlement) và giao và thanh toán (delivery-versus-payment) chưa phát triển. Cơ chế bù trừ ròng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và buộc các ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ thêm vốn dự phòng rủi ro ở Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam không có lãi suất tiêu chuẩn ngắn hạn theo thị trường, vốn là nền tảng cho rất nhiều thành tố khác của thị trường vốn hiện đại.
Tiếp đó, Việt Nam cần độc lập về chính sách tiền tệ. Nhà đầu tư muốn có khả năng dự đoán đối với chính sách. Hàm ý ở đây là các quyết sách tiền tệ phải được đưa ra với mức độ độc lập nhất định. Điều này bao gồm tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái, sự ổn định của lãi suất liên ngân hàng, và xác định tỷ lệ lạm phát.
Cuối cùng là cần các cơ chế mạnh mẽ để chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố. Bản thân Việt Nam đã cam kết thực thi các khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố. Đây là những yếu tố then chốt để bảo đảm rằng các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài có thể giao dịch an toàn tại thị trường trong nước.

Truyền hình Doanh nhân: Bitcoin trượt giá, Elon Musk bay 15 tỷ USD trong 1 đêm
Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Nhiều cơ hội cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Mỹ
Sự kiện-Vấn đề - 3 giờ trướcMỹ vượt qua Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất của nông sản Việt Nam xuất khẩu trong hai tháng đầu năm nay. Cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt tới Mỹ tiếp tục gia tăng. -
Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021
Chính sách - 2 ngày trướcTừ ngày 1/3 Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sẽ Tổng điều tra kinh tế trên phạm vi cả nước. Mục đích tổng điều tra kinh tế nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế… -
Yêu cầu trình, thẩm định xong Đề án Quy hoạch điện VIII trước ngày 10/3/2021
Quy hoạch-Dự án - 14 giờ trướcThủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình và Hội đồng Thẩm định khẩn trương thẩm định Đề án Quy hoạch Điện VIII. -
Các nội dung thảo luận tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2021
Chính trị - 3 giờ trướcSáng nay (2/3), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2021, tháng có Tết Nguyên đán Tân Sửu. -
Dự kiến có thêm 3 tỉnh là thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021-2030
Quy hoạch-Dự án - 14 giờ trướcTại Quyết định 241/QĐ-TTg ban hành ngày 24/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030.
-
Tiền ảo Pi: “Cơn sốt” hay “trò đùa”?
Sự kiện-Vấn đề - 2 ngày trướcTiền ảo "Pi" đang được nhắc đến nhiều tại Việt Nam, nhất là ở một số nhóm trên mạng xã hội Facebook. Đây là “cơn sốt” hay “trò đùa”? -
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 220 nghìn tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm
Thuế - 2 ngày trướcTính từ thời điểm đầu năm đến ngày 15/2, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, bằng 16,4% so với dự toán cả năm. -
Sữa Mộc Châu kỳ vọng đạt doanh thu vượt mốc 3.000 tỷ đồng trong năm 2021
Chuyển động - 20 giờ trướcLãnh đạo Sữa Mộc Châu kỳ vọng doanh thu thuần năm 2021 sẽ lần đầu vượt 3.000 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế cũng tăng hai chữ số, lên gần 320 tỷ đồng. -
Trung Quốc phát triển công nghệ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng
Công nghệ - 20 giờ trướcBộ trưởng Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ cải tiến các công nghệ để tìm ra “lỗ hổng” của các ứng dụng làm rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng. -
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 38% trong tháng 2 năm 2021
Dân sinh - 19 giờ trướcTheo thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 ước đạt 11.000 lượt người, giảm 38% so với tháng 1 và giảm 99,1% so với cùng kỳ năm ngoái.