
Chuyển giao công nghệ Nhật, Việt: Thách thức lớn nhất là mục tiêu và khát vọng
(DNVN) - Đây là nhấn mạnh được chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam-Nhật Bản năm 2019 về “Tăng cường hợp tác công nghiệp Nhật Bản-Việt Nam thông qua thúc đẩy chuyển giao công nghệ”, sáng 22/11 tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, GS. Toshiro NISHIZAWA, Trường Chính sách công, Đại học Tokyo chia sẻ: “Chúng ta ngày quan tâm kiến thức công nghệ. Tuy nhiên, xuất hiện nhiều ý kiến quan ngại về việc doanh nghiệp Nhật Bản không hăm hở chuyển giao công nghệ và đây cũng là lý do cho chủ đề của cuộc thảo luận hôm nay. Chúng ta cùng thảo luận để hướng tới hoạt động chuyển giao tốt hơn, đặc biệt trước bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, vấn đề dân tộc chủ nghĩa đang diễn ra”.
Các ý kiến tại Diễn đàn khẳng định hợp tác Nhật Bản – Việt Nam đã và đang trở thành hình mẫu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả những hợp tác trên lĩnh vực nghiên cứu chính sách. Đó là hợp tác toàn diện và rất sâu sắc. Nhật Bản đang trở thành quốc gia đứng thứ nhất cho du học sinh Việt Nam tới học tập.
Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa hai nước còn chưa thực sự phát triển và hiện chưa có con số thống kê thật tốt. Nhật Bản rất quan tâm triển khai dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, tuy nhiên, ngoại trừ các dự án ODA, việc triển khai này còn rất khó khăn trong khi tiềm năng thì rất nhiều. Có doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản mở trụ sở tại Việt Nam 10 năm nay nhưng vẫn chưa thể triển khai dự án nào. Thậm chí, đối với các dự án ODA, vấn đề giải ngân của Việt Nam cũng đang rất chậm.
“Xét về vấn đề chuyển giao công nghệ, thách thức lớn nhất là mục tiêu và khát vọng hướng tới tương lai của chính hai nước Việt, Nhật”, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khẳng định.
Nhật Bản đang hướng tới cải thiện khả năng cạnh tranh cao, đầu đàn sáng tạo; đảm bảo tăng trưởng và tạo dựng xã hội 5.0. Cùng với đó là việc tăng cường vai trò an ninh khu vực với chính sách ngoại giao tích cực cùng liên minh an ninh truyền thống.
Còn với Việt Nam, Việt Nam đang hướng tới “Thịnh vượng kinh tế - Hài hòa xã hội – Tương lai bền vững” và đột phá phát triển để bắt kịp, tiến cùng thời đại. Từ nay đến năm 2035, Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao và tăng trưởng trung bình tối thiểu ở mức 7,5% (vào năm 2030) dựa vào tăng năng suất và sáng tạo.
Những khác biệt này đòi hỏi khuôn khổ hợp tác phải toàn diện sâu sắc hơn. Hai nước cần tăng cường vai trò gắn với khu vực và toàn cầu; tăng hiệu lực hợp tác phù hợp với cam kết quốc tế, phải gắn với vấn đề thị trường và xu thế trên nguyên tắc lợi thế so sánh, bổ sung cho nhau cũng như đảm bảo tính sáng tạo, lan tỏa.
Hai bên không chỉ xem xét hợp tác trên 6 lĩnh vực chung (quản lý rủi ro, đột phá khuyến khích công nghiệp hỗ trợ, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy sáng tạo, kết hợp ODA với khung khổ PPP trong phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và một số vườn ươm công nghệ/startups, hoàn thiện thể chế) mà phải nhìn rõ hơn lợi thế của mỗi nước trong các ngành công nghiệp cụ thể và các lĩnh vực, thị trường cụ thể.
Nếu không, hoạt động hợp tác sẽ thành đi chậm và chiến lược dài hạn sẽ mất đi ý nghĩa. Thực tế cho thấy, đối với doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay, chiến lược dài hạn có thể chỉ được xác định trong vòng 3 năm và thậm chí, chiến lược theo lối cuốn chiếu rất nhanh để thích ứng với tình hình.
Phía Nhật Bản cũng cho rằng: Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, yếu tố nâng cao năng lực sáng tạo của con người là rất quan trọng. Chuyển giao không có nghĩa là chỉ đón nhận từ một phía nào. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải tạo ra cái riêng cho mình để chia sẻ với Nhật Bản. Nền tảng 4.0 rất quan trọng nhưng nếu Việt Nam không chú trọng tới khung thể chế nguồn lực thì sẽ rất khó khăn để phát triển. Đơn cử trên lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech), nếu Việt Nam không có khuôn khổ phù hợp sẽ khó tránh được “tai nạn”.
Đánh giá cao khát vọng vươn lên của Việt Nam, chuyên gia Nhật Bản cho rằng Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn ODA, đơn cử như đối với dự án cao tốc Hà Nội - Vientiane và hành lang kết nối Hà Nội-Bangkok. Điều quan trọng là Việt Nam phải đánh giá được tác động về mặt kinh tế từ các dự án này.
Lĩnh vực công nghiệp ô tô của Việt Nam cũng có cơ hội hợp tác với Nhật Bản trên lĩnh vực chuyển giao công nghệ nếu Việt Nam giải quyết được bài toán về khung hợp tác, chuyên gia Nhật Bản cho biết.

Walt Disney đóng cửa gần 60 cửa hàng bán lẻ để tập trung cho thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Vì sao tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Bộ GD&ĐT: Chọn tiếng Đức và Hàn làm ngoại ngữ 1 do nhu cầu học hai thứ tiếng này ngày càng tăng
Dân sinh - 1 giờ trướcBộ GD&ĐT cho biết, kết thúc 10 năm học, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. -
Hậu COVID-19: Hàng loạt nhà đầu tư châu Á sẽ “lao” tới Việt Nam?
Sự kiện-Vấn đề - 4 giờ trướcHậu COVID-19, hàng loạt nhà đầu tư châu Á sẽ “lao” tới Việt Nam là nhận định của đại diện hãng Vulpes Investment Management. -
Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận 2.150 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2021
Ngân hàng - 6 giờ trướcEximbank kỳ vọng thu về 2.150 tỷ đồng lãi trước thuế cả năm 2021, tăng trưởng dự kiến ở mức 63%. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra thì đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 8 năm gần đây của Eximbank. -
Gelex sắp nâng tỷ lệ sở hữu Viglacera lên hơn 51%, chính thức nắm quyền chi phối doanh nghiệp này
M&A - 5 giờ trướcTổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam - Gelex (GEX) vừa thông báo về việc đăng ký mua thêm 22,5 triệu cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera với mục đích nâng tỷ lệ sở hữu để nắm quyền chi phối doanh nghiệp. -
Samsung vẫn bảo toàn vị trí đứng đầu thị trường điện thoại thông minh ở nhiều khu vực
Chuyển động - 7 giờ trướcHãng Samsung Electronics của Hàn Quốc vẫn duy trì vị trí dẫn đầu tại thị trường điện thoại thông minh tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) trong năm 2020 dù thị phần của hãng giảm.
-
Chân dung người kế nghiệp đế chế `kiềng 3 chân` siêu khủng: Vàng - ngân hàng - bất động sản của DOJI
Chân dung - hôm quaĐỗ Minh Đức sinh năm 1983, là Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, đồng thời là người kế nghiệp sáng giá của Ông Đỗ Minh Phú tại Tập đoàn DOJI. -
Hành trình từ "ông vua" ngành bán lẻ tới ngày bị xóa sổ của thương hiệu Big C
Chuyển động - 2 ngày trướcTrước khi bị "xóa sổ" thương hiệu, Big C - "con cưng" tại thị trường Việt Nam của đại gia Thái Lan Central Group - có nhiều số liệu về kinh doanh khá thú vị. -
Nộp thay thuế cho Google, Facebook, Amazon: Ngân hàng lo quá tải và rủi ro
Ngân hàng - 10 giờ trướcCác NHTM tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm kê khai, nộp vào ngân sách số tiền đã khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của các nhà cung cấp ở nước ngoài như Google, Facebook, Amazon.. -
SeABank niêm yết 1,2 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE từ ngày 24/3
Trên sàn - 7 giờ trướcNgân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sẽ niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào ngày 24/3 tới với khoảng 1,2 tỷ cổ phiếu mã SSB. -
Vietjet đạt chứng nhận quốc tế mức cao nhất về phòng chống dịch COVID-19
Chuyển động - 7 giờ trướcNgày 3/3/2021 Vietjet vừa được AirlineRatings trao tặng chứng chỉ 7 sao, mức cao nhất về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 dành cho các hãng hàng không toàn cầu.