
Chuyện về Alfa Romeo: Hãng xe gắn liền với cuộc đua Công thức 1
(DNVN) - Alfa Romeo được biết đến nhiều nhất khi tham gia giải đua xe Công thức 1 (F1) với tư cách là nhà cung cấp động cơ và xây dựng cuộc đua. Alfa Romeo Automobiles S.p.A hiện đang là công ty sản xuất xe hơi hàng đầu của Ý được thành lập vào tháng 6/1910 tại Milan (Ý). Ban đầu, Alfa Romeo được thành lập với tên gọi với A.L.F.A (Anonima Lombarda Fabbrica Automobili).
Ngay từ khi mới thành lập, A.L.F.A đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệu với các đối thủ tại cuộc đua xe Công thức 1, các vòng đua tại Grand Prix, các cuộc đua xe thể thao…
Lịch sử hình thành và phát triển
Trước khi trở thành Alfa Romeo, công ty này được thành lập với tên gọi Società Anonima Darracq Italiana, một công ty do nhà đầu tư Pháp kết hợp với một số nhà đầu tư Ý thành lập. Tuy nhiên, những chiếc xe được sản xuất bán chậm và các nhà đầu tư Ý quyết định thành lập một công ty mới mang tên A.L.F.A, tiền thân của Alfa Romeo.

Chiếc xe đầu tiên công ty này sản xuất mang tên 1910 24HP, đây là một chiếc xe du lịch cỡ lớn. Giuseppe Merosi là nhà thiết kế xe hơi mới nổi thời đó được Alfa Romeothuê để thiết kế ra những chiếc xe phù hợp với thị trường Ý. Giuseppe Merosi đã tạo ra những chiếc ô tô với động cơ mạnh mẽ và đây chính là lý do để công ty này bước chân vào những cuộc đua xe đẳng cấp thế giới.
A.L.F.A hoạt động rất tốt cho tới khi Chiến tranh thế giới I diễn ra đã khiến công ty dừng hoạt động trong 3 năm. Vào tháng 8/1915, doanh nhân người Naples có tên Nicola Romeo mua lại A.L.F.A. Sau khi tiếp quản công ty, Nicola Romeo đã chuyển đổi sang sản xuất các thiết bị quân sự hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Ý và các nước đồng minh. Sau khi chiến tranh kết thúc, Nicola Romeo đã đầu tư mua nhà máy vận tải và đầu máy xe lửa.

Tuy nhiên, đến năm 1919, công ty tiếp tục sản xuất xe hơi, các thiết bị còn lại tại nhà máy vẫn đủ để chế tạo 105 chiếc xe. Từ năm 1920, công ty được đổi tên thành Alfa Romeo. Sau khi Nicola Romeo rời bỏ công ty vào năm 1928, Alfa Romeo được quản lý bởi Chính phủ và đưa nó trở thành biểu tượng quốc gia của Ý.
Trong Chiến tranh thế giới II, nhà máy của Alfa Romeo bị đánh bom và tiếp tục ngừng hoạt động. Sau chiến tranh, Alfa Romeo đã chế tạo ra những chiếc xe tốt nhất để hạ gục các đổi thủ của mình tại các vòng đua Gand Prix. Một chiếc xe Formula One mới được giới thiệu đã chiến thắng tại giải đua Công thức 1 vào năm 1950.

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, Alfa Romeo tập trung sản xuất xe phục vụ cho các cuộc đua xe. Đến những năm 1970, hãng này chuyển hướng chủ yếu chế tạo các loại xe thể thao. Xe của Alfa Romeo nhiều lần giành được vị trí cao trong các cuộc đua lớn như: Tipo 33TT12 của Alfa Romeo giành giải vô địch thế giới vào năm 1975 và Tipo 33SC12 vô địch thế giới vào năm 1977.
Năm 1986, Alfa Romeo đã sáp nhập với Ford. Năm 2007, Alfa Romeo Automobiles S.p.A là một trong số 4 công ty được thành lập sau khi sáp nhập thành công.
Dẫn đầu công nghệ
Alfa Romeo luôn đi đầu trong việc phát triển và nắm giữ công nghệ mới nhất. Động cơ cam kép đầu tiên được Alfa Romeo sử dụng cho ô tô đường bộ vào năm 1914. Alfa Romeo cũng là hãng ô tô đầu tiên thử nghiệm các hệ thống phun điện.

Alfa Romeo đi đầu trong việc giới thiệu động cơ van biến, nó được ứng dụng trong chiếc xe Alfa Romeo Spider bán ở Mỹ vào năm 1980. Nhiều cải tiến mới được Alfa Romeo sử dụng bao gồm quy trình thiết kế CAD hoàn chỉnh, sử dụng động cơ diesel Common rail và công nghệ van biến áp điện thủy lực Multiair. Nhiều hãng sản xuất xe hơi khác thường học theo các công nghệ mà Alfa đã sử dụng.
Alfa Romeo sở hữu nhiều mẫu xe hiện đại, nổi tiếng như MiTo được giới thiệu vào năm 2008, Giulietta vào năm 2010, 4C vào năm 2013, Giulia vào năm 2015 và Stelvio đã được ra mắt vào năm 2016.
Năm 1930, Alfa Romeo đã giới thiệu với thế giới dòng xe tải của riêng mình cùng với các loại xe hạng nhẹ (LCV). Sau khi sáp nhập với Fiat vào năm 1986, Alfa Romeo sản xuất nhiều mô hình xe tải nhẹ khác nhau. Mặc dù Alfa Romeo được biết đến nhiều nhất là nhà sản xuất ô tô nhưng hãng cũng sản xuất xe điện và xe buýt, máy nén khí, máy phát điện, bếp điện, động cơ biển và máy bay động cơ…
My Anh (Nguồn: Successstory)

Nông sản Hải Dương thoát cảnh “giải cứu” nhờ sàn thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Công ty mẹ của Shopee tìm cách thoát lỗ sau nhiều năm đốt tiền

Novaland bổ nhiệm giám đốc tài chính mới

Intel thua kiện vi phạm bằng sáng chế, bị yêu cầu bồi thường 2,18 tỷ USD

Samsung xem xét 4 địa điểm mới ở Mỹ để đặt nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD

VinFast và ProLogium hợp tác sản xuất pin thể rắn cho ô tô điện ở Việt Nam

Hành trình từ "ông vua" ngành bán lẻ tới ngày bị xóa sổ của thương hiệu Big C
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Ngân hàng nào lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán?
Ngân hàng - 11 giờ trước10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán năm 2020 gồm BIDV, OCB, Techcombank, VPBank, SHB, VietinBank, MB, ACB, VietBank và ABBank. -
Phó Chủ tịch Nike bị mất chức sau nghi vấn tuồn giày cho con trai ra chợ đen bán kiếm lời
Quốc tế - 15 giờ trướcTheo Bloomberg, bê bối chấn động này liên quan đến lãnh đạo cấp cao của Nike là Ann Hebert vốn giữ chức Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc Nike khu vực Bắc Mỹ mới đây đã từ chức và rời công ty vào ngày thứ Hai ngày 1/3. -
Tai nạn giao thông bất ngờ gia tăng, Bộ GTVT ra chỉ đạo `nóng`
Đời sống đô thị - 14 giờ trướcViệc tai nạn giao thông (TNGT) có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong khoảng 2 tháng trở lại đây khiến Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phải có chỉ đạo khẩn đến các đơn vị trực thuộc. -
Ông trùm thời trang trực tuyến Nhật Bản tuyển người cùng du hành Mặt trăng trên tàu SpaceX
Quốc tế - 17 giờ trướcÔng trùm thời trang trực tuyến, trị giá 1,9 tỷ đô la Mỹ đang tìm kiếm 8 người để tham gia cùng ông trong nhiệm vụ mặt trăng riêng tư đầu tiên trên tàu SpaceX của Elon Musk. -
Người Đài Loan kêu gọi ăn 'dứa tự do' sau lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc
Quốc tế - 17 giờ trướcDứa Đài Loan đã trở thành nạn nhân mới nhất của mối quan hệ hai bờ eo biển, sau khi chính quyền Trung Quốc bất ngờ cấm nhập khẩu loại quả này.
-
Những ưu điểm của COVIVAC so với các loại vắc xin COVID-19 khác tại Việt Nam?
Dân sinh - 17 giờ trướcCOVIVAC là vắc-xin COVID-19 thứ hai do Việt Nam nghiên cứu và phát triển với công nghệ sản xuất tương tự cúm mùa. Do đã làm chủ công nghệ và xuất khẩu đi thế giới nên COVIVAC có giá dự kiến chỉ 60.000 đồng. -
Hai người tử vong ở Hàn Quốc sau khi tiêm vaccine AstraZeneca
Quốc tế - 16 giờ trướcTruyền thông Hàn Quốc đưa tin 2 công dân của quốc gia này đã tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. -
Samsung xem xét 4 địa điểm mới ở Mỹ để đặt nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD
Chuyển động - 16 giờ trướcSamsung Electronics đang xem xét hai địa điểm ở Arizona và một địa điểm khác ở New York cùng với Austin, Texas, cho một nhà máy chip mới trị giá 17 tỷ đô la, theo tài liệu nộp cho các quan chức bang Texas. -
Chờ kết quả kiểm định từ Hàn Quốc trước khi tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân
Dân sinh - hôm quaTrước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân, Bộ Y tế đang chờ kết quả kiểm định trong nước và từ Hàn Quốc. -
Bộ Tài chính tìm phương án truy thuế trực tuyến của Google, Facebook và các sàn thương mại điện tử
Thuế - 16 giờ trướcBộ Tài chính đang đề xuất cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Youtube... đăng ký giao dịch điện tử và đăng ký thuế lần đầu thực hiện thông qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế.