
Cơ hội, thách thức và kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020
(DNVN) - Cho dù có nhiều thuận lợi và tăng trưởng có thể đạt con số trên 7% nhưng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 phải đối đầu với nhiều thách thức, đặc biệt là việc tăng trưởng vẫn phụ thuộc vào vốn, trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu…
Về thuận lợi, Việt Nam tiếp tục có sức hút đầu tư mạnh ở khu vực do đang đứng ở vị trí thứ 8 (tăng 15 bậc so với năm 2018) trong bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019 theo báo cáo của U.S.News & World Report.
Việt Nam cũng đang có những tiến bộ về chỉ tiêu lạm phát, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối và gia tăng tổng cầu nội địa của nền kinh tế gần 100 triệu dân. CMCN 4.0 và sự góp mặt của các FTA như CPTPP, EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư, ứng dụng KHCN, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các FTA tác động tích cực tới lao động, trong đó có những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày và dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Các hiệp định cũng sẽ tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh, từ đó tạo ra tác động tích cực trung và dài hạn.
Tuy nhiên, TS.Võ Thị Vân Khánh cho rằng, nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2020 với nhiều thách thức lớn.
Là một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu thế tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới và nhiều nước nới lỏng tiền tệ trong thập niên tới, gắn với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán và nợ công của các nước vẫn tăng cao.
Kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động của các xu thế đa cực địa chính trị, xu thế già hóa dân số, cách mạng công nghệ 4.0, xu thế hình thành các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Mega – FTA) và gia tăng tính kết nối khu vực, xu hướng dịch chuyển dữ liệu xuyên biên giới, tác động của biến đổi khí hậu, sự nổi lên của châu Á với hai quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, trong khi đồng USD sẽ giảm dần sức mạnh vốn có.
Ngoài ra, trong nền kinh tế, Việt Nam sẽ tiếp tục đối diện với nhiều áp lực của tư bản thân hữu, kiểm soát độc quyền kinh tế, bảo vệ quyền lợi người lao động, tăng cường bảo vệ an sinh xã hội, tình trạng chuyển giá, né và trốn thuế, sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng, tội phạm buôn lậu núp bóng công ty trong cho vay nặng lãi và buôn ma túy, động vật quý hiếm…
“Cùng với đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch vụ, trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistic còn cao. Đặc biệt, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào nhóm hàng do doanh nghiệp FDI dẫn dắt. Kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng hàm lượng nội địa trong xuất khẩu không tăng tương ứng. Các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năng lực đổi mới sáng tạo chưa được cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam khi CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới”, TS.Võ Thị Vân Khánh lưu ý.
Dự báo về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam năm 2020, bà Vân Khánh trích dẫn:
Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 có thể diễn ra với hai kịch bản.
Kịch bản 1: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5-4,5%. Năng suất lao động được cải thiện hơn với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,3%/năm. Với kết quả này, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao.
Kịch bản 2: Nếu Việt Nam có thể tận dụng được công nghệ trong CMCN 4.0 và thu hút đầu tư có cải thiện chất lượng, phát triển tốt nền tảng kinh tế hiện tại thì kỳ vọng GDP tăng trưởng có thể lên tới 7,5%/năm.
Tuy nhiên, TS. Võ Thị Vân Khánh cũng dẫn trích dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam với con số thấp hơn, dưới đánh giá của các tổ chức quốc tế.
Theo đó, các tổ chức chuyên gia quốc tế thận trọng hơn khi dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ thấp hơn so với năm 2019, tương ứng 6,5% (theo Ngân hàng thế giới) và 6,7% (theo Ngân hàng ADB).
Bà Khánh đặc biệt nhấn mạnh về giải pháp mà ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB đã đưa ra để khuyến nghị giúp Việt Nam tập trung thực hiện trong chu kỳ phát triển kinh tế mới.
Đó là, cải thiện cơ sở hạ tầng quốc gia, không chỉ về mặt số lượng những công trình mà còn cả những yếu tố mềm hơn như các dịch vụ hậu cần và tính hiệu quả của những dịch vụ đó.
Phát triển nguồn lực con người, tăng cường giáo dục thực chất từ các cấp độ để đào tạo kỹ năng mà các thị trường yêu cầu, trong đó, đặc biệt là kỹ năng sử dụng công nghệ, tạo thêm nguồn lực tăng trưởng cho khu vực tư nhân, đặc biệt là khối doanh nghiệp trong nước.
Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước và thể chế; tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế có khả năng kháng chịu với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đạt chuẩn quốc tế của Hiệp ước Basel II bởi đây là chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, nâng cao hiệu lực hoạt động. Hiện mới chỉ có 1/3 số ngân hàng Việt Nam đạt được tiêu chuẩn này.
Tiếp đó, Việt Nam cần nhận thức và quan tâm tới thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa, tránh để rơi vào tình trạng bị đánh giá là lợi dụng căng thẳng thương mại trên thế giới để cạnh tranh không công bằng.
Ngoài ra, các chính sách tiền tệ của NHNN cần đẩy mạnh những công cụ gián tiếp hơn thông qua cơ chế giá cả thị trường và các chính sách lãi suất về tổng thể, lãi suất của từng ngân hàng và liên ngân hàng đối với hoạt động kinh tế, để tạo điều kiện cho cơ chế giá cả và thị trường hoạt động kém hiệu quả.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có thể nhận lương hưu?
Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Nguồn hải sản trước nguy cơ tận diệt, ngư dân Cẩm Nhượng kêu cứu

Hàng không ồ ạt mở đường bay mới nhưng máy bay vẫn nằm đất

Nguyên nhân Hà Tĩnh mong muốn `khai tử` mỏ sắt Thạch Khê sau gần 10 năm `đắp chiếu`

Đề xuất đợi hết tuổi lao động mới được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc chỉ hưởng mức thấp hơn

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu xuống 10-15 năm để được hưởng chế độ hưu trí

TP. HCM kiến nghị gia hạn khoản vay 313 triệu USD của ngân hàng Tái Thiết Đức
Tin nổi bật

-
Bất chấp thời tiết oi bức, hàng vạn người đổ về Đền Hùng dâng hương nhân ngày giỗ tổ
-
Phẫn nộ cảnh nữ sinh đánh nhau, bạn bè đứng ngoài quay clip hò reo, cổ vũ
-
VPI phát hành tối đa 690 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong kỳ hạn 3 năm
-
Cổ phiếu SHB đã đáp ứng đủ điều kiện để được niêm yết trên sàn HoSE
Đọc thêm
-
CEO ngân hàng VPBank Nguyễn Đức Vinh: Bản lĩnh tiên phong của người đứng đầu
DOANH NHÂN - 13 giờ trướcKhác với những tổng giám đốc quyền lực của các ngân hàng khác CEO Nguyễn Đức Vinh bước chân vào ngành ngân hàng khá muộn và luôn thể hiện được những dấu ấn đặc biệt của người điều hành cao nhất. -
Nơi ứng cử Đại biểu Quốc hội của 4 lãnh đạo chủ chốt
THỜI CUỘC - hôm quaTổng bí thư ứng cử tại Hà Nội, Chủ tịch nước ứng cử ở TP.HCM, Thủ tướng ứng cử tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội ứng cử ở Hải Phòng. -
Bị đánh thương tích vì sáng sớm đòi nợ 10 ngàn đồng tiền nước
XÃ HỘI - 12 giờ trướcKhi bà Như đang mở hàng quán hủ tiếu, bà Mười đã đến đòi nợ con trai bà Như 10 ngàn đồng tiền nước. Hậu quả là bà Mười bị bà Như dùng chai thủy tinh đánh thương tích 3%. -
Apple vừa ra mắt iPad Pro 2021 nâng cấp mạnh hơn với chip M1, giá chỉ từ 19 triệu đồng
KINH TẾ SỐ - 11 giờ trướcApple cho đặt hàng trước iPad Pro 2021 từ ngày 30/4, dự kiến giao máy trong tháng 5. Người dùng có thể tuỳ chọn hai màu sắc là xám hoặc bạc. -
Buýt nhanh BRT Hà Nội thua lỗ như thế nào trong 4 năm hoạt động?
DOANH NGHIỆP - 14 giờ trướcTrong 4 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Hà Nội gần như không thu hút thêm khách. Doanh thu sụt giảm từ 27,5 tỷ đồng năm 2018 xuống còn 15,2 tỷ đồng năm 2020, tỷ lệ trợ giá lên đến 36,6%.
-
Đề xuất đợi hết tuổi lao động mới được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc chỉ hưởng mức thấp hơn
THỜI CUỘC - 2 ngày trướcBộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần với người đã hết tuổi lao động. Nếu người chưa hết tuổi lao động muốn được giải quyết chỉ được hưởng mức thấp hơn. -
Nhà máy smartphone LG tại Hải Phòng sẽ chuyển sang sản xuất đồ gia dụng
DOANH NGHIỆP - 17 giờ trướcNhiều tờ báo Hàn Quốc đưa tin LG đang có kế hoạch chuyển nhà máy smartphone tại Hải Phòng sang sản xuất đồ gia dụng. Trước đó, lãnh đạo LG cũng lên tiếng phủ nhận việc rao bán nhà máy này. -
Vinamilk: Thương hiệu tỷ USD của sữa Việt đang vươn tầm thế giới
DOANH NGHIỆP - 2 ngày trướcLà thương hiệu được Forbes định giá vượt ngưỡng tỷ USD của Việt Nam, công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk đang ngày càng khẳng định vị thế hàng đầu của mình tại thị trường nội địa, mở rộng để vươn tầm thế giới. -
Đề xuất kéo dài tuổi hưu với trường hợp đặc biệt ứng cử đại biểu Quốc hội
THỜI CUỘC - 2 ngày trướcBan Công tác đại biểu đề xuất nên có chính sách kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với một số trường hợp đặc biệt nếu được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH). -
Tác giả `Mùi cỏ cháy` - Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ở tuổi 69
XÃ HỘI - hôm quaNhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, được khán giả biết đến với tên gọi "Bác sĩ Hoa Súng" vừa qua đời tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội do lâm trọng bệnh. Sự ra đi của ông đã khiến cho biết bao nghệ sĩ thảng thốt, xót xa.