
Cổ phần hóa - lãnh đạo DN vẫn tiếc, cơ quan quản lý chưa nghiêm
(DNVN) - Đây là ý kiến được ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẳng thắn đưa ra tại cuộc tọa đàm với chủ đề: “Nâng hiệu quả DNNN: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 18/9, tại Hà Nội.
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, các DN nhà nước đã tồn tại quá lâu trong thể chế được ưu tiên, ưu đãi, bao cấp nên tư duy và thói quen vẫn chưa thay đổi được triệt để. Trong đó, môi trường đầu tư kinh doanh có phần chưa thật sự bình đẳng, DNNN vẫn được ưu tiên, ưu đãi về số mặt như đất đai, vốn… Thậm chí có ý kiến nhận định DN nhà nước là “sân sau” của các bộ chủ chủ quản hay các ngành chủ quản. Các bộ ngành đó dựa vào DN nhà nước để được lợi ích nhóm, do đó cải cách DN nhà nước còn nhiều lực cản.
Đồng quan điểm, ông Phùng Văn Hùng chia sẻ những năm qua DNNN dựa quá nhiều vào các ưu đãi như nguồn vốn, đất đai. Nhiều khi không được quan tâm nhiều tới đầu tư sản xuất, quản lý hiệu quả để đẩy sản xuất phát triển.
“Chủ trương cổ phần hoá, thoái vốn DNNN là chủ trương lớn Đảng, Nhà nước, được chỉ đạo xuyên suốt trong nhiều năm. Những năm qua, chất lượng cổ phần hoá đã nâng lên rất nhiều với các thương vụ lớn, minh bạch, gia tăng lợi ích của nhà nước nhưng tiến độ vẫn chậm so với kế hoạch của Chính phủ. Ngược lại cũng tâm lý các lãnh đạo DN khi cổ phần hoá là từ bỏ quyền hạn của mình với các DN vẫn sự “luyến tiếc” còn cơ quan quản lý chưa nghiêm khắc”, ông Hùng nhấn mạnh.
Không e ngại khi cổ phần hóa, chỉ sợ DN không có sức hấp dẫn
Các khách mời đều cho rằng Chính phủ đã đi trước một bước, thể hiện tinh thần Chính phủ kiến tạo bằng việc quy định các DNNN trước khi cổ phần hoá phải sắp xếp lại tài sản đất đai. Nếu DN không dùng hết đất thì chuyển giao lại đất cho địa phương sử dụng. Đây là giải pháp đổi mới sát với thực tiễn, quy định ở Nghị định số 126 về sắp xếp cổ phần hóa đất đai và Nghị định số 32 của Chính phủ về thoái vốn.
Ông Lưu Bích Hồ nhận định trong khối DNNN, các DN có quy mô lớn như một số DN ngành dầu khí, điện, Sabeco, Vinamilk không phải quá nhiều.
Cũng theo vị chuyên gia kinh tế này, hiện nay ở giai đoạn khó khăn trong nước và đầu tư nước ngoài, nên ta phải cố gắng, phải hạn chế khó khăn về môi trường kinh doanh để đem lại khả năng cho các DN. Cổ phần hóa hay nhất, đúng đắn nhất là có nhiều sở hữu khác để hiệu quả quản trị tăng lên.
“Giờ ta không chần trừ được đâu. Có thể khi bán cổ phần bây giờ thì giá thế này thế kia, hay ta nuối tiếc chờ giá cao hơn, nhưng thời hạn quy định tới năm 2020 thì phải thực hiện đi. Càng kéo dài thì giá cổ phần giảm đi. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi nhanh như hiện nay thì tác động rất lớn tới thương hiệu, hiệu quả sản xuất. Hiện nay ta đang chậm. Nếu ta không làm tốt thì rất khó thoát ra để tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn”, ông Lưu Bích Hồ khuyến nghị.
Quan trọng là phải minh bạch được đường hướng của DN
Nhận định về vấn đề cổ phần hóa, ông Đặng Quyết Tiến thẳng thắn chia sẻ trước đây có DN làm ào ào, có bao nhiêu tài sản thì đưa luôn vào báo cáo để bán, tạo ra lợi thế giả tạo. DN cơ khí mà lấy đất đai của mình tạo ra giá trị gia tăng là không đúng. Tuy vậy, khi Chính phủ đưa ra thông điệp tăng cường đấu giá công khai minh bạch thì chính các DN lại “ngần ngừ” vì khi làm thế mà bỏ đất ra thì có khi hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ.
Nếu quyết liệt thì DN vẫn có thể đấu giá công khai. TP. Hà Nội làm được vì quyết tâm sắp xếp hàng nghìn mảnh đất lớn nhỏ trước khi cổ phần hoá Hapro và thu hồi được nhiều diện tích đất không sử dụng sau khi cổ phần hoá để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác vào đây.
Ông Tiến cũng cho rằng, cần xử lý quyết liệt, không còn chỗ cho DN “mù mờ” thông tin. Việc tuân thủ các báo cáo thông tin của các DNNN và chủ sở hữu DNNN (theo Nghị định số 81/2015/NĐ-CP), đáp ứng các yêu cầu minh bạch hoạt động của DNNN đã cổ phần hoá thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán là giải pháp quan trọng của Chính phủ để bắt buộc các DN phải hoạt động thực chất, nhưng nhiều DN cổ phần hoá xong lại không niêm yết.
Theo ông Tiến, vừa qua Bộ Tài chính cũng rà soát lại, tính tới thời điểm ban hành Nghị định số 126, có hơn 700 DNNN sau cổ phần hoá chưa niêm yết. Phân loại ra thì có gần 300 DN đã đăng ký công ty đại chúng, trong đó có gần 200 DN đăng ký giao dịch và niêm yết. Qua rà soát Chính phủ đã đưa thành quy định tối đa một năm rưỡi sau phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) thì DNNN phải đăng ký giao dịch. Do đó, nhiều DN làm hồ sơ IPO xong cũng có thể đăng ký giao dịch trên sàn Upcom ngay…
“Những DN nào đủ điều kiện mà trốn tránh thì sẽ xử phạt hành chính. Chúng tôi cũng đề nghị cơ quan chủ sở hữu phải có những hình thức xử lý hành chính nếu cố tình không lên sàn khi đã đủ điều kiện”, ông Đặng Quyết Tiến khẳng định.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết thêm sẽ tiếp tục công bố công khai để công luận giám sát, đây là giải pháp công khai minh bạch cần kiên trì thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Nhận định về vấn đề này, ông Phùng Văn Hùng cho rằng, khi đã niêm yết thì tính công khai minh bạch được nhấn mạnh, “sức khoẻ” của DN sẽ bộc lộ trên thị trường chứng khoán, được đo đếm công khai giám sát bởi các cơ quan nhà nước, bởi các tổ chức kinh tế, người dân theo dõi trên thị trường chứng khoán để có thể đầu tư hoặc không đầu tư vào DN đó.
Cùng quan điểm, chuyên gia Lưu Bích Hồ cho rằng phải kiên quyết khắc phục tình trạng không làm theo luật: “Không chỉ về phía DN, mà các cơ quan quản lý cần phải nghiêm khắc, nghiêm túc trong vấn đề này, dứt khoát chấm dứt xin-cho. Xin-cho thể hiện không bình đẳng, không minh bạch, sinh ra tiêu cực và tham nhũng”.

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất

Thông tư mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe có điểm gì đáng chú ý?
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Bộ Y tế cấp phép thêm 2 loại vaccine COVID-19 của Nga và Mỹ, chuẩn bị nhập khẩu về Việt Nam
Dân sinh - 9 giờ trướcThêm 2 loại vaccine COVID-19 vừa được Bộ Y tế phê duyệt để sử dụng cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch trong nước. Đó là vaccine COVID-19 của Moderna (Mỹ) và vaccine Sputnik V của Nga. -
TP HCM chưa cho phép vũ trường, quán bar, karaoke hoạt động trở lại
Dân sinh - 8 giờ trướcTP HCM sẽ cho phép một số hoạt động không thiết yếu được hoạt động trở lại từ ngày 1/3, nhưng một số hoạt động như vũ trường, bar, karaoke, pub, beer club, vẫn phải tiếp tục tạm dừng cho đến khi có thông báo mới. -
Tỷ giá USD hôm nay 25/2/2021: Quay đầu giảm
Tiền tệ - hôm quaTỷ giá USD hôm nay 25/2 sau một phiên tăng nhẹ thì hôm nay đồng USD lại quay đầu giảm khi các nhà đầu tư đang có cái nhìn không mấy tích cực về tương lai hồi phục của đồng bạc xanh. -
Chính quyền Tổng thống Biden giáng đòn không kích đầu tiên tại Syria
Quốc tế - 10 giờ trướcQuân đội Mỹ tiến hành đòn không kích đầu tiên do Tổng thống Joe Biden phê duyệt nhằm vào một cơ sở của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở Syria tối 25/2. -
Facebook khôi phục lại Fanpage của các cơ quan báo chí Australia
Công nghệ - 9 giờ trướcQuyết định khôi phục lại Fanpage của các cơ quan báo chí Australia được Facebook đưa ra sau khi, Chính phủ sửa đổi một số điều khoản trong dự luật buộc Facebook và Google phải trả tiền cho các nội dung tin tức.
-
Giá cà phê hôm nay 26/2/2021: Nguồn cung thiếu đẩy giá cà phê lên cao
Tiêu dùng - 9 giờ trướcGiá cà phê hôm nay 26/2 sau một ngày chững giá thì lại tiếp tục đà tăng trở lại, trung bình từ 100-300 đồng/kg tại thị trường trong nước, mức thu mua hiện nay dao động trong khoảng 32.600 - 33.100 đồng/kg. -
Boeing nhận tiếp án phạt 6,6 triệu USD
Chuyển động - 9 giờ trướcReuters đưa tin, Boeing sẽ trả 6,6 triệu USD cho các cơ quan quản lý Hoa Kỳ như một phần của thỏa thuận về việc mất hiệu lực giám sát chất lượng và an toàn trong nhiều năm qua. -
Phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó
Sự kiện-Vấn đề - 9 giờ trướcGiá cước vận tải biển tăng gấp 3 - 4 lần, thậm chí có thời điểm tăng cao gấp 10 lần so với cùng kỳ khiến doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó. -
Tesla tạm đóng cửa nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ do thiếu phụ tùng sản xuất
Công nghệ - 9 giờ trướcTỷ phú Elon Musk, CEO của Tesla vừa thông báo, nhà máy sản xuất xe điện của công ty tại Fremont, California đã phải tạm ngừng hoạt động 2 ngày do thiếu phụ tùng sản xuất. -
Toyota hoãn khai trương nhà máy mới tại Myanmar do đảo chính
Chuyển động - 9 giờ trướcNikkei Asia đưa tin, Toyota Motor đã quyết định hoãn việc mở một nhà máy mới ở Myanmar trong bối cảnh bất ổn chính trị gia tăng sau cuộc đảo chính ngày 1/2. Nhà máy đã được lên kế hoạch mở cửa trong tháng này.