
COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến 30,8 triệu lao động Việt Nam
(DNVN) - Đây là con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc Họp báo tình hình lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2020, sáng 10/7, tại Hà Nội.
Riêng tại Việt Nam trong quý II có thêm 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý II năm nay tăng 2,73% (khoảng 1,3 triệu người), trong đó khu vực thành thị tăng 4,46% so với quý trước.
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê đưa ra con số: Tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, bao gồm những người mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó có khoảng 17,6 triệu người bị giảm thu nhập do dịch bệnh, chiếm tỉ trọng 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng.
Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm, 897.500 người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động - không tham gia hoạt động kinh tế.
Trong các khu vực chịu tác động bởi COVID-19, khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 72% lao động bị ảnh hưởng. Tiếp đến là khu vực công nghiệp xây dựng (67,8% lao động bị ảnh hưởng), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản(25,1% lao động bị ảnh hưởng).
Tổng cục Thống kê công bố, trong quý II/2020, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên giảm so với quý trước nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.
Tỉ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp hoặc không có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng mạnh. Điều này cho thấy trước những cú sốc kinh tế, lao động có trình độ chuyên môn thấp hoặc không có chuyên môn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.
Phát biểu tại cuộc Họp báo, bà Valentina Barcucci, chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng Báo cáo của Tổng cục Thống kê đã phát đi tín hiệu báo động cho tình hình lao động việc làm của Việt Nam trong quý vừa qua.
Khi dịch bệnh gia tăng, Việt Nam áp dụng giãn cách xã hội. Một số quốc gia khi dịch bệnh gia tăng, họ cũng áp dụng cách ly xã hội, ảnh hưởng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Hai yếu tố kết hợp làm ảnh hưởng việc làm nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung của Việt Nam.
Bà Valentina Barcucci cho rằng, một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng, chưa bao giờ bị như vậy. Người lao động mất việc làm nhưng họ không tìm việc làm mới có thể do không có nhiều việc làm ở ngoài thị trường. Các phát hiện trong Báo cáo này cung cấp cho nhà hoạch định chính sách nhiều thông tin quý giá.
“Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với đại dịch COVID-19, đưa ra chính sách ứng phó kịp thời vào đầu tháng 4. Cùng với diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, các chính sách ấy cần phải kiểm chứng xem phù hợp không, có cần điều chỉnh không. Tổng cục Thống kê cùng bộ ban ngành khác cần phối hợp với chủ lao động, người lao động xem các chính sách can thiệp đó hiệu quả hay chưa, để thiết kế chính sách phù hợp hơn dựa trên số liệu điều tra”, Bà Valentina Barcucci khuyến nghị.
Đưa ra các giải pháp trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê cho rằng cần đề xuất cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, chủ động có giải pháp ngăn ngừa làn sóng COVID-19 đợt 2 có khả năng diễn ra trong thời gian tới.
Chính phủ tập trung tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế, tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, vận động người dân ưu tiên dùng hàng trong nước, ủng hộ doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn khó khăn.
Cùng với đó, cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa nhằm thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế như: mở rộng các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, xây dựng mới cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bắc - Nam...
Đối với thị trường xuất khẩu, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam có hiệu lực từ tháng 8/2020.
Cần có chính sách khuyến khích và hạn chế nhập khẩu phù hợp với tình hình sản xuất, cung cầu trong nước như khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị mở rộng sản xuất, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng, nhóm hàng hóa trong nước có đủ năng lực sản xuất.
Chính phủ và doanh nghiệp nghiên cứu các giải pháp về thể chế, nguồn nhân lực, quy trình, công nghệ sản xuất và chiến lược kinh doanh để tận dụng và hòa nhập được các quy định tại Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA).

Tổng duyệt công tác an ninh, dẫn đoàn, phân luồng giao thông phục vụ Đại hội Đảng XIII
Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính: Nâng tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới lên mức bao nhiêu?

Bộ Y tế dự thảo Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo giá dịch vụ

Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên từ 15/1

Đề xuất kéo dài thời gian cách ly nhập cảnh trên 14 ngày với các nước có biến chủng virus SARS-CoV-2

Hà Tĩnh: Thành lập các tổ công tác tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn TH triển khai các Dự án

Định mức biên chế công chức chuyên ngành Nội vụ được xác định như thế nào?
Tin nổi bật

-
Thời tiết hôm nay 25/1/2021: Miền Bắc tiếp tục ô nhiễm không khí, 3 ngày nữa đón đợt rét mới
-
Hôm nay (25/1), Đại hội XIII của Đảng bước vào ngày làm việc đầu tiên
-
Biến động tài sản của đại gia chứng khoán Việt Nam trong năm 2020
-
Thành viên đầu tiên của ban quản lý cấp cao Ant Group từ chức giữa bão khó khăn
Đọc thêm
-
Khu chế biến thịt lợn trị giá 1,4 tỷ USD của tập đoàn AVG (Nga) tại Thanh Hóa
Chuyển động - 18 giờ trướcDự án tổ hợp chế biến thịt lợn do tập đoàn AVG của Nga đầu tư trị giá 1,4 tỷ USD tại khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá có quy mô trang trại chăn nuôi lợn 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000ha. -
VPBank ghi nhận doanh thu hợp nhất cả năm 2020 đạt hơn 39.000 tỷ đồng
Ngân hàng - 5 ngày trướcNgân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020, ghi nhận doanh thu hợp nhất cả năm 2020 đạt hơn 39.000 tỷ đồng, tăng 7,4%. Trong đó, riêng ngân hàng mẹ đạt gần 21.000 tỷ. -
Tại sao TikTok bất ngờ bị cấm ở Ý?
Công nghệ - 21 giờ trướcMới đây, Ý đã mở cuộc điều tra về cái chết của một cô bé 10 tuổi trong bối cảnh tạm thời chặn quyền truy cập vào TikTok của những người dùng không thể xác định chính xác tuổi. -
Bắc Kinh tăng áp lực, 'đế chế' của Jack Ma liệu có nguy cơ sụp đổ?
Chuyển động - 24 giờ trướcBắc Kinh tăng áp lực lên Ant Group ngay sau khi tỉ phú công nghệ phá vỡ sự im lặng trước công chúng. -
Đặt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD năm 2021: Dệt may chưa hết khó
Sự kiện-Vấn đề - 5 ngày trướcVinatex đặt kế hoạch cao là đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tương đương với năm 2019, nhanh hơn thị trường chung từ 9 tháng đến 2 năm, trong bối cảnh dệt may chưa hết khó.
-
Hoa Kỳ lên kế hoạch đảo ngược các chính sách nhập cư 'hà khắc' của ông Trump
Quốc tế - hôm quaReuters dẫn lại thông tin từ Nhà Trắng cho biết, Hoa Kỳ có kế hoạch đảo ngược cách tiếp cận nhập cư 'hà khắc' của chính quyền Trump trong khi nghiên cứu các chính sách giải quyết nguyên nhân của việc di cư. -
Thời tiết hôm nay 24/1/2021: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều trời nắng
Dân sinh - hôm quaThời tiết hôm nay 24/1/2021, phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù trong khi khu vực Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi. -
Bộ Tài chính: Nâng tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới lên mức bao nhiêu?
Chính sách - hôm quaBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của Chính phủ. -
Hé lộ những tấm vé mời đắt giá xem buổi ghi hình đầu tiên của Táo quân 2021
Dân sinh - 2 ngày trướcChương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2021” ấn định ngày ghi hình chương trình được nhiều người chờ đón. Tất nhiên vé chương trình luôn được khán giả săn đón, lùng mua, tuy nhiên nhà đài chỉ có vé mời. -
Đào dán tem truy xuất nguồn gốc đầu tiên của Sơn La giá 10 triệu đồng tấp nập chợ Tết Hà Nội
Tiêu dùng - 2 ngày trướcCác xe đào vùng cao đầu tiên đã có mặt tại Hà Nội để phục vụ người dân chơi Tết. Trong đó tất cả các cành đào đều dán tem xuất xứ nguồn gốc để minh chứng là đào trồng, bán với mức giá trung bình 10 triệu đồng/cây.