
COVID-19 đã và đang tác động mạnh đến toàn bộ các khâu trong ngành gỗ
(DNVN) - Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo trực tuyến: “PHỤC HỒI - TĂNG TỐC - BỨT PHÁ - Phát triển bền vững ngành gỗ giai đoạn hậu đại dịch” do Tổ chức Forest Trends, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) tổ chức chiều 28/4.
Theo thông tin từ Forest trends, từ trung tuần tháng 3/2020 dịch bùng phát mạnh tại các thị trường quan trọng nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU (kim ngạch từ 5 thị trường này chiếm trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành vào tất cả các thị trường). Chính phủ các quốc gia này hiện đang áp dụng các chính sách mạnh nhằm kiểm soát dịch lan rộng như đóng cửa biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết yếu. Điều này dẫn đến các đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng.

Hội thảo trực tuyến: “PHỤC HỒI - TĂNG TỐC - BỨT PHÁ - Phát triển bền vững ngành gỗ giai đoạn hậu đại dịch”.
Do đó, tại hội thảo, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VIFOREST dự báo: Năm 2020, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, dại dịch đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến ngành. Vi thế tăng trưởng trong xuất khẩu của ngành năm 2020 có thể bằng 0.
Còn theo kết quả khảo sát do các Hiệp hội gỗ thực hiện với 124 doanh nghiệp (DN) trong ngành vào cuối tháng 3 vừa qua cho thấy 100% DN bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Cụ thể, về tác động tài chính, 75% số DN phản hồi với Khảo sát cho biết thiệt hại ban đầu đối với các DN này ước tính vào khoảng 3.066 tỷ đồng. Trên một nửa (51%) số DN tham gia khảo sát cho biết họ đã phải thu hẹp quy mô sản xuất. Khoảng 35% DN mặc dù hiện đang hoạt động bình thường nhưng phải sẽ tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới; 7% số DN đã ngừng hoạt động và chỉ có 7% DN vẫn hoạt động bình thường. Lượng lao động tại các DN này hiện
Đại dịch cũng tác động tới khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu và chế biến, tiêu thụ trong nước. Cụ thể, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi – nguồn cung gỗ nguyên liệu nhiệt đới lớn nhất cho Việt Nam – đã dừng hẳn. Lượng nhập từ nguồn gỗ ôn đới giảm 70%. Đại dịch làm giá gỗ nguyên liệu và cước vận chuyển tăng. Sản xuất kinh doanh của các hộ tại các làng nghề giảm 80%. Khoảng 50-60% xưởng xẻ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước phải dừng hoạt động. Cầu tiêu dùng trong các dự án dân sinh và công cộng hiện đang dừng.
Trước tình hình đó, theo ông Phạm Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ cho biết: Nhằm giảm thiểu tác động của bệnh dịch tới các ngành kinh tế, bao gồm cả ngành gỗ, Chính phủ vừa qua đã nhanh chóng ban hành các chính sách và giải pháp về chính sách tài khóa, tín dụng thương mại, an sinh xã hội … Cụ thể, ngày 3/4/2020 Bộ Tài chính đã tiếp thu và đưa phân ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre nứa vào dự thảo Nghị định trình Chính phủ. Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất nâng gói tài khoá hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp ngành gỗ lên gần 180.000 tỷ đồng, gấp 6 lần số tiền dự tính ban đầu. Ngày 8/4/2020 Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký Nghị định số 41/NĐ- CP về gia hạn thời gian nộp thuê và tiền thê đất trong đó có ngành gỗ. Tại cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 5/4/2020, Thủ tướng đã đồng ý với dự thảo Nghị quyết gói 61.580 tỷ đồng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do dịch bệnh. Đặc biệt, Chính phủ luôn mong muốn và sẵn sàng lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn này.

COVID-19 đã và đang tác động mạnh đến toàn bộ các khâu trong ngành gỗ.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, đưa ra giải pháp cho ngành gỗ Việt tăng tốc và bứt phá, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia cao cấp của Forest Trends cho biết: Phương thức vận hành của ngành đòi hỏi cần phải có những thay đổi căn bản, mang tính chất chiến lược, nhằm giảm rủi ro, tạo bứt phá và phát triển bền vững ngành trong tương lai.
Cụ thể, ngành cần có thay đổi căn bản về xác định dòng sản phẩm và thị trường chiến lược. Bởi cơ cấu dòng sản phẩm của ngành hiện chưa hợp lý... Ngành hiện đang sản xuất các sản phẩm không có nhu cầu lớn và không tăng cao trong tương lai
Thứ 2, ngành cần phải có chuyển dịch về phương thức bán hàng. Đại dịch cũng cho thấy phương thức bán hàng truyền thống (Offline) cần phải thay đổi, nhằm giảm rủi ro trong hội nhập và phù hợp với xu thế thương mại thế giới (Online). Chuyển đổi số cần diễn ra mạnh mẽ và đồng bộ hơn. Tuy nhiên, để làm được việc này cần phải có thời gian và nguồn lực. Do đó, cần có sự thay đổi đồng bộ cả trong cơ chế chính sách của Chính phủ và trong bản thân doanh nghiệp.”
Thứ 3, cần hình thành và đẩy mạnh các liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, xây dựng chuỗi cung trong nước và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Tác động của COVID-19 cho thấy các chuỗi cung xuất khẩu đồ gỗ hiện nay của Việt Nam rất mong manh, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc. Giảm rủi ro do bệnh dịch, gia tăng sức chống chịu của ngành đòi hỏi nỗ lực của cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong việc hình thành và phát triển chuỗi cung trong nước, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài.
Thứ 4, đại dịch cũng cho thấy sức chống chịu của thị trường nội địa cao hơn rất nhiều so với thị trường xuất khẩu. Vì vậy, “Ưu tiên phát triển thị trường nội địa trong tương lai” cũng là một trong những chiến lược giúp ngành bứt phá trong tương lai. Thông qua việc thực hiện chính sách mua sắm công đồ gỗ, Chính phủ có tiềm năng trong việc dẫn dắt phát triển thị trường nội địa, ưu tiên sử dụng các sản phẩm gỗ hợp pháp và bền vững cho các công trình công cộng, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp và các làng nghề tham gia vào các khâu cung sản phẩm này.

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Khác với những năm trước, thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá rau, củ thường nhỉnh hơn trong năm thì những ngày này giá rau xanh tại các nhà vườn ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội lại rớt thảm hại, không ai mua.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất

Thông tư mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe có điểm gì đáng chú ý?
Tin nổi bật

Hôm nay (26/2), nhà sản xuất sẽ tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nano Covax trên người giai đoạn 2 ở Hà Nội và Long An. Số lượng người tham gia là 560 người.
Đọc thêm
-
Tổng Thống Biden thăm Texas và ban bố tính trạng thảm họa
Quốc tế - 4 giờ trướcJoe Biden thị sát nỗ lực cứu trợ ở Houston ngày 26/2, sau khi giá rét bất thường khiến nhiều người dân Texas lâm vào cảnh mất điện, mất nước. -
Chính thức Hà Nội quyết định cho học sinh trở lại trường từ 2/3
Dân sinh - 2 giờ trướcTheo đó, UBND TP.Hà Nội đồng ý cho học sinh trở lại trường hộc từ ngày 2/3/2021 (Thứ Ba). Đối với sinh viên, học viên sẽ trở lại trường học từ ngày 8/3/2021 (Thứ Hai). -
Vốn FDI đăng kí đạt mức gần 5,5 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm
Thương mại toàn cầu - 2 ngày trướcThu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kết quả tích cực, khi trong 2 tháng đầu năm, có 5,46 tỷ USD vốn đăng ký, 2,5 tỷ USD vốn thực hiện. -
Facebook đầu tư 1 tỷ USD vào báo chí truyền thông sau ồn ào ở Australia
Công nghệ - 2 ngày trướcFacebook vừa thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào ngành báo chí truyền thông trong 3 năm tới, sau những tranh cãi giữa Facebook và Australia về dự luật buộc nền tảng này và Google phải trả phí nội dung tin tức. -
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông
Dân sinh - 2 ngày trướcPhó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
-
Hải Phòng tạm dừng hoạt động một số chốt kiểm soát dịch COVID-19
Dân sinh - 16 giờ trướcTP Hải Phòng vừa ban hành văn bản số 1212/UBND-VX, về việc tạm dừng hoạt động một số Chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 liên ngành tại các cửa ngõ ra, vào thành phố. -
Sau tết đường sắt bán vé giảm giá tới 50%
Tiêu dùng - 16 giờ trướcCông ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết căn cứ tình hình đi lại của hành khách, ngành đường sắt đã tổ chức chạy các chuyến tàu cùng với chương trình giảm giá vé từ 5 đến 50%. -
Vietnam Airlines mở lại đường bay tới Vân Đồn
Dân sinh - 16 giờ trướcNhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, từ ngày 3/3/2021, Vietnam Airlines sẽ khôi phục đường bay giữa TP Hồ Chí Minh và Vân Đồn sau hơn 1 tháng đóng cửa. -
Habeco chi 650 tỷ đồng cổ tức tiền mặt sau năm lãi kỷ lục
Chuyển động - 20 giờ trướcKhông lâu sau khi công bố kết quả lợi nhuận cao nhất giai đoạn 2017-2020, Habeco đã quyết định chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông với phần lợi nhuận năm 2018-2019, tỷ lệ 28,3%. -
Năm 2021: Dự kiến sẽ hoàn thành 3 quy hoạch quốc gia
Quy hoạch-Dự án - 3 ngày trướcTheo thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện 3/63 quy hoạch tỉnh (gồm TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng) đang triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch, dự kiến trình phê duyệt trong năm 2021.