Cuộc chiến thương mại với Mỹ mở “cơ hội vàng” cho hợp tác Nga-Trung
(DNVN) - Đây là nhận định của giới chuyên gia tại Mỹ và Trung Quốc. Thậm chí, Canada, Australia, Nhật Bản hay EU cũng sẽ là những bên hưởng lợi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẵn sàng áp thuế với mọi mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nếu cần thiết. Trả lời phỏng vấn trong chương trình “Squawk Box” của CNBC cuối tuần qua, Tổng thống Trump nói rằng, ông sẵn sàng áp thuế trị giá 505 tỷ USD với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Tôi không làm điều này vì chính trị. Tôi làm điều này vì quyền lợi chính đáng của nước Mỹ. Tôi rất quý mến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng điều này là không công bằng”, ông Trump nói trong chương trình Squawk Box.
Cơ hội cho Nga-Trung
Cuộc chiến thương mại đang diễn biến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ mở ra những cơ hội mới để Bắc Kinh quay sang tăng cường hợp tác thương mại với Moscow.
Ông Huo Jianguo, nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ Nga-Trung theo hướng mở ra nhiều cơ hội.
“Nga-Trung có cơ hội tăng cường thương mại song phương, đặc biệt khi Trung Quốc gần đây tuyên bố kế hoạch giảm thuế cho một số hàng hóa nhập khẩu từ các nước láng giềng. Quan hệ thương mại Nga-Trung có thể tăng trưởng dần dần cùng với hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác giữa 2 nước”, ông Huo Jianguo nhìn nhận.
Giới chuyên gia Mỹ cũng có chung đánh giá này. Sputnik dẫn ý kiến của ông David A. Gantz, một Giáo sư Luật tại Mỹ cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể làm lợi cho thương mại Nga-Trung ở mức độ nào đó.
“Tôi không biết rằng Trung Quốc có thể mua hoặc không mua gì của Nga, có thể đó là dầu hoặc nguyên vật liệu thô. Ví dụ, Trung Quốc có thể không nhập khẩu ô tô từ Nga, nhưng có lẽ đây sẽ là cơ hội về trung hạn để Nga xuất khẩu đậu nành hay các sản phẩm nông nghiệp khác tới Trung Quốc. Với Trung Quốc sẽ là cung cấp tài chính để phát triển các trang trại lớn và mới ở gần Nga”, Giáo sư Gantz nói.
“Người ta có thể dự báo rằng, Boeing của Mỹ sẽ mất doanh số bán hàng tới Trung Quốc - khách hàng lớn nhất của hãng này. Tuy nhiên, Airbus của EU lại có thể hưởng lợi. Hàn Quốc, Nhật Bản và có lẽ là Canada có thể tăng xuất khẩu ô tô sang Trung Quốc, nhất là nếu Trung Quốc giảm thuế với mặt hàng ô tô. Với các mặt hàng nông nghiệp, Brazil, Argentina, Canada và Australia cũng dường như hưởng lợi nhiều nhất khi Trung Quốc muốn đa dạng hóa nguồn nhập khẩu ngoài Mỹ”, ông Gantz nhận định.
Viễn cảnh cuộc chiến thương mại kéo dài
Nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài hơn 6 tháng, nó sẽ khiến nhiều người lao động mất việc làm, các doanh nghiệp nhỏ sẽ “hết việc để làm”…
Giới phân tích Mỹ cho rằng, hệ quả không tránh khỏi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là lĩnh vực sản xuất của Mỹ sẽ cắt giảm việc làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường việc làm Mỹ khởi sắc, những lao động mất việc này có thể nhanh chóng tìm việc thay thế ít nhất trong thời điểm hiện nay. Song, chi phí sản xuất nhiều mặt hàng tại Mỹ có thể tăng lên, thậm chí điều này sẽ khiến một số doanh nghiệp Mỹ phải đóng cửa hoặc chuyển sản xuất sang nước khác.
Theo Giáo sư Gantz, thương mại Mỹ-Trung vẫn sẽ duy trì ở mức đáng kể trong ngắn hạn và trung hạn. Nhưng nếu cuộc chiến thuế quan tiếp tục kéo dài hơn 6 tháng, thì các doanh nghiệp sản xuất của cả 2 nước sẽ buộc phải thay đổi chuỗi cung ứng hiện nay của mình.
“Trung Quốc trong ngắn hạn vẫn sẽ cần các mặt hàng như đậu nành của Mỹ, bởi vì nguồn cung cấp thay thế từ Brazil không đủ. Tương tự, các nhà sản xuất tại Mỹ không thể thay thế nhanh chóng các sản phẩm như phụ tùng ô tô hay đồ điện tử gia dụng với nguồn cung từ Việt Nam, Indonesia, Malaysia hay do chính Mỹ sản xuất”, ông Gantz nhấn mạnh.
Mỹ-Trung đã bước vào một cuộc chiến thương mại lớn. Hôm 6/7, Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 34 tỷ USD. Mỹ sau đó cảnh báo sẽ áp đặt mức thuế 10% tương đương 200 tỷ USD nữa với hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Theo tiết lộ mới nhất hôm 18/7 từ cố vấn tài chính hàng đầu của Tổng thống Trump, ông Larry Kudlow, hiện tại đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đình trệ./.
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Mỹ, con số này chính xác bằng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ năm 2017, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc cùng năm chỉ đạt 129,9 tỷ USD.
Đến nay, nỗ lực thương lượng giữa 2 bên đã không thể giúp ngăn chặn cuộc chiến thương mại thực sự. Mỹ đã áp thuế 34 tỷ USD với các hàng hóa của Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ không bỏ qua những biện pháp đáp trả. Phía Mỹ cũng sẽ không ngừng lại cho đến khi nhận được nhượng bộ thuế quan từ phía Trung Quốc, cùng với cam kết ngừng sử dụng trái phép công nghệ của Mỹ.“Tôi không làm điều này vì chính trị. Tôi làm điều này vì quyền lợi chính đáng của nước Mỹ. Tôi rất quý mến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng điều này là không công bằng”, ông Trump nói trong chương trình Squawk Box.
Cơ hội cho Nga-Trung
Cuộc chiến thương mại đang diễn biến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ mở ra những cơ hội mới để Bắc Kinh quay sang tăng cường hợp tác thương mại với Moscow.
Ông Huo Jianguo, nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ Nga-Trung theo hướng mở ra nhiều cơ hội.
“Nga-Trung có cơ hội tăng cường thương mại song phương, đặc biệt khi Trung Quốc gần đây tuyên bố kế hoạch giảm thuế cho một số hàng hóa nhập khẩu từ các nước láng giềng. Quan hệ thương mại Nga-Trung có thể tăng trưởng dần dần cùng với hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác giữa 2 nước”, ông Huo Jianguo nhìn nhận.
Giới chuyên gia Mỹ cũng có chung đánh giá này. Sputnik dẫn ý kiến của ông David A. Gantz, một Giáo sư Luật tại Mỹ cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể làm lợi cho thương mại Nga-Trung ở mức độ nào đó.
“Tôi không biết rằng Trung Quốc có thể mua hoặc không mua gì của Nga, có thể đó là dầu hoặc nguyên vật liệu thô. Ví dụ, Trung Quốc có thể không nhập khẩu ô tô từ Nga, nhưng có lẽ đây sẽ là cơ hội về trung hạn để Nga xuất khẩu đậu nành hay các sản phẩm nông nghiệp khác tới Trung Quốc. Với Trung Quốc sẽ là cung cấp tài chính để phát triển các trang trại lớn và mới ở gần Nga”, Giáo sư Gantz nói.
Giáo sư Gantz cũng nhắc tới Canada, Australia, Nhật Bản và có lẽ là cả Liên minh châu Âu (EU) sẽ hưởng lợi. Trên thực tế, chính các nước đồng minh châu Âu của Mỹ và Canada cũng đang căng thẳng với Washington trong quan hệ thương mại, sau khi bị áp thuế các mặt hàng nhôm thép.
2 đồng minh lớn của Mỹ là Đức và Pháp coi quyết định này là sai lầm và bất hợp pháp. Trong đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel lo ngại rằng căng thẳng này có thể làm leo thang xung đột, gây tổn hại cho toàn thế giới. Canada cũng là một trong những quốc gia đầu tiên đã có những biện pháp đáp trả cụ thể, với việc áp thuế khoảng 12,8 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.“Người ta có thể dự báo rằng, Boeing của Mỹ sẽ mất doanh số bán hàng tới Trung Quốc - khách hàng lớn nhất của hãng này. Tuy nhiên, Airbus của EU lại có thể hưởng lợi. Hàn Quốc, Nhật Bản và có lẽ là Canada có thể tăng xuất khẩu ô tô sang Trung Quốc, nhất là nếu Trung Quốc giảm thuế với mặt hàng ô tô. Với các mặt hàng nông nghiệp, Brazil, Argentina, Canada và Australia cũng dường như hưởng lợi nhiều nhất khi Trung Quốc muốn đa dạng hóa nguồn nhập khẩu ngoài Mỹ”, ông Gantz nhận định.
Viễn cảnh cuộc chiến thương mại kéo dài
Nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài hơn 6 tháng, nó sẽ khiến nhiều người lao động mất việc làm, các doanh nghiệp nhỏ sẽ “hết việc để làm”…
Giới phân tích Mỹ cho rằng, hệ quả không tránh khỏi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là lĩnh vực sản xuất của Mỹ sẽ cắt giảm việc làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường việc làm Mỹ khởi sắc, những lao động mất việc này có thể nhanh chóng tìm việc thay thế ít nhất trong thời điểm hiện nay. Song, chi phí sản xuất nhiều mặt hàng tại Mỹ có thể tăng lên, thậm chí điều này sẽ khiến một số doanh nghiệp Mỹ phải đóng cửa hoặc chuyển sản xuất sang nước khác.
Theo Giáo sư Gantz, thương mại Mỹ-Trung vẫn sẽ duy trì ở mức đáng kể trong ngắn hạn và trung hạn. Nhưng nếu cuộc chiến thuế quan tiếp tục kéo dài hơn 6 tháng, thì các doanh nghiệp sản xuất của cả 2 nước sẽ buộc phải thay đổi chuỗi cung ứng hiện nay của mình.
“Trung Quốc trong ngắn hạn vẫn sẽ cần các mặt hàng như đậu nành của Mỹ, bởi vì nguồn cung cấp thay thế từ Brazil không đủ. Tương tự, các nhà sản xuất tại Mỹ không thể thay thế nhanh chóng các sản phẩm như phụ tùng ô tô hay đồ điện tử gia dụng với nguồn cung từ Việt Nam, Indonesia, Malaysia hay do chính Mỹ sản xuất”, ông Gantz nhấn mạnh.
Mỹ-Trung đã bước vào một cuộc chiến thương mại lớn. Hôm 6/7, Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 34 tỷ USD. Mỹ sau đó cảnh báo sẽ áp đặt mức thuế 10% tương đương 200 tỷ USD nữa với hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Theo tiết lộ mới nhất hôm 18/7 từ cố vấn tài chính hàng đầu của Tổng thống Trump, ông Larry Kudlow, hiện tại đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đình trệ./.
theoVOV