
Đà thành công cho hợp tác năng lượng xanh Đức-Việt trong tương lai
(DNVN) - Chia sẻ tại Lễ tổng kết Dự án ”Hỗ trợ Mở rộng quy mô điện gió tại Việt Nam”, ông Martin Hoppe, Trưởng Phòng Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Đại sứ quán Đức nhấn mạnh: Chúng ta tự tin về thành công của Dự án sẽ tạo đà thành công của hợp tác trên lĩnh vực năng lượng xanh Đức, Việt trong tương lai.
Hành trình 5 năm cho một tương lai năng lượng xanh
Trong khuôn khổ của Dự án, GIZ đã hợp tác chặt chẽ với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo để nghiên cứu, tư vấn và đề xuất với Chính phủ các cơ chế khuyến khích phát triển lĩnh vực điện gió; nâng cao năng lực cho các chủ đầu tư, công ty tư vấn, ngân hàng thương mại, trường đại học, viện nghiên cứu, các cán bộ ở địa phương và Trung ương; hỗ trợ các nhà đầu tư và tăng cường các điều kiện về khung pháp lý và quy định.
Đồng thời, Dự án đã thực hiện các khóa đào tạo về kỹ thuật và tài chính cho cán bộ nhà nước và khối tư nhân, hỗ trợ hợp tác nghiên cứu Việt-Đức về năng lượng gió trong giai đoạn từ 2014 đến 2018 trong khuôn khổ ’Sáng kiến Công nghệ Khí hậu Đức’.
Hợp tác Đức-Việt trong phát triển năng lượng gió bắt đầu từ năm 2009 mà thành quả là việc Chính phủ Việt Nam ban hành biểu giá điện gió đầu tiên năm 2011. Từ thành công này, Dự án ”Hỗ trợ Mở rộng quy mô điện gió tại Việt Nam” đã được ký kết và sẽ kết thúc hoạt động vào cuối năm nay.
Trong thời kỳ đầu thực hiện Dự án, một dấu ấn quan trọng là việc xuất bản ấn phẩm ”Hướng dẫn Đầu tư điện gió tại Việt Nam” bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, miêu tả cụ thể các bước và thủ tục pháp lý trong quá trình phát triển dự án, huy động vốn và tài chính của dự án.
Ngoài ra, khoảng 1.370 người đã tham gia vào các khóa đào tạo do Dự án tổ chức. Học viên là cán bộ của các viện nghiên cứu nhà nước, các trường đại học và các đơn vị tư nhân, bao gồm các nhà phát triển dự án, các ngân hàng, các công ty kỹ thuật và tư vấn trong nước.
Một thành công lớn khác của Dự án là góp phần tư vấn cho Chính phủ Việt Nam thông qua quyết định về tăng giá điện gió vào tháng 9/2018.
Ông Martin Hoppe, Trưởng Phòng Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Đại sứ quán Đức, cho biết: “Năm 2013, Chính phủ hai nước đã thống nhất rằng năng lượng sẽ là lĩnh vực ưu tiên trong phát triển quan hệ hợp tác song phương. Một năm sau đó, chúng tôi đã bắt đầu thực hiện Dự án gió này, vào thời điểm mà thị trường điện gió chưa có nhiều phát triển và còn nhiều hoài nghi, đặc biệt trong khối doanh nghiệp tư nhân. Hiện tại, sau 5 năm triển khai, càng ngày càng có nhiều những nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đang có ý định đầu tư vào điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam. Thực sự, Dự án đã đóng vai trò quan trọng và là chất xúc tác trong việc thúc đẩy các nhà đầu tư đó vào Việt Nam.”
“Chúng tôi hỗ trợ Việt Nam qua việc chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và chính quá trình hợp tác với Việt Nam cũng cho chúng tôi kinh nghiệm để tiếp tục chia sẻ ra thế giới. Kinh nghiệm trên lĩnh vực năng lượng tái tạo luôn có tầm quan trọng chiến lược. Chúng tôi tự tin về thành công của dự án và thành công này chính là sự khởi đầu tốt, tiếp tục tạo đà thành công trong tương lai”, ông Martin Hoppe chia sẻ.
Tự tin tổ chức các sự kiện quốc tế về điện gió tại Việt Nam thời gian tới
5 năm qua, theo Giám đốc quốc gia GIZ Việt Nam, ông Jasper Abramowski, Dự án ”Hỗ trợ Mở rộng quy mô điện gió tại Việt Nam” đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng chưa khi nào GIZ suy giảm niềm tin thành công: “Hiện nhiều doanh nghiệp kiên cường chờ đợi và đã có nhiều dự án điện gió được triển khai và đang chờ được phê duyệt. Dự án đã đưa ra được ấn phẩm ”Hướng dẫn Đầu tư Điện gió tại Việt Nam”, với cách trả lời nhất quán và có cấu trúc. Sau khi thực thi Dự án này, chúng tôi tự tin tổ chức các sự kiện quốc tế về điện gió tại Việt nam thời gian tới. Dự án kết thúc nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ và hợp tác với phía Việt Nam”.
Mong muốn Đức tiếp tục sự hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực năng lượng xanh, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (EREA) khẳng định: Việt Nam quyết tâm thực hiện phát triển năng lượng xanh và sự giúp đỡ của Đức những năm qua đã góp phần quan trọng vào phát triển năng lượng gió.
Ông Bùi Đức Thịnh, Giám đốc Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình (đơn vị vận hành Nhà máy Điện gió Phú Lạc tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã bày tỏ tri ân sự hỗ trợ của GIZ. Ông chia sẻ những thách thức mà Điện gió Phú Lạc gặp phải khi đấu thầu cạnh tranh quốc tế cũng như những áp lực về giải phóng mặt bằng, thời gian. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, tập huấn quý báu của GIZ, Nhà máy Điện gió Phú Lạc đã hoàn thành đúng mục tiêu đề ra mà không phải phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
Đại diện cho phía doanh nghiệp Việt, ông Thịnh hy vọng tiếp tục được sự hỗ trợ, hợp tác từ phía đối tác Đức để các dự án năng lượng xanh tại Việt Nam được thực hiện thành công.

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp cung cấp bộ kit xét nghiệm COVID-19 lợi nhuận tăng 6.500% nhờ đại dịch

Tạo đà phát triển QTDND qua hợp tác cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại

SoftBank trả 1,6 tỷ USD để giải quyết tranh chấp pháp lý với WeWork

BigC `thay tên đổi họ` khiến nhiều người lạ lẫm, khách mua thưa thớt

Samsung vẫn bảo toàn vị trí đứng đầu thị trường điện thoại thông minh ở nhiều khu vực

Vietjet đạt chứng nhận quốc tế mức cao nhất về phòng chống dịch COVID-19
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Nhiều sở, ngành được triệu tập tham gia phiên tòa xét xử ông Nguyễn Thành Tài
An ninh-Trật tự - 8 giờ trướcHội đồng xét xử sẽ triệu tập đại diện nhiều sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa xét xử vụ án sai phạm trong hoán đổi nhà đất số 57 Cao Thắng lấy nhà đất số 185 Hai Bà Trưng. -
Bộ GTVT ủng hộ xây dựng tuyến đường song hành cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Quy hoạch-Dự án - 18 giờ trướcBộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam nghiên cứu xây dựng tuyến đường song hành với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình để kết nối khu vực huyện Thanh Liêm với nút giao Liêm Tuyền -
Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố tội đưa hối lộ trong vụ án nào?
An ninh-Trật tự - 11 giờ trướcCơ quan điều tra đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ tức Vũ 'nhôm' về tội Đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự. Hiện Vũ 'nhôm' đang thụ án 30 năm tù do liên quan hàng loạt vụ án. -
Các ngân hàng chính thức được triển khai mở tài khoản online từ hôm nay 5/3/2021
Ngân hàng - 11 giờ trướcTất cả các ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến (eKYC) để mở tài khoản từ xa cho khách hàng từ ngày 5/3/2021. -
Doanh nghiệp tung ra loạt chương trình ưu đãi, đón sóng mua vàng dịp 8/3
Tiêu dùng - 10 giờ trướcDịp lễ mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, nhu cầu quà tặng, quà tự thưởng phụ nữ tăng cao. Bên cạnh các món quà như hoa, thời trang… những năm gần đây trang sức vàng được nhiều người ưa chuộng làm quà tặng.
-
iPad 2022 được trang bị màn hình OLED?
Công nghệ - 10 giờ trướcApple đã sẵn sàng để tung ra một số sản phẩm mới trong năm nay, bao gồm cả MacBook và iPad mới. Hầu hết các thiết bị sắp ra mắt của táo khuyết dự kiến sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới. -
Khởi tố công ty nhập khẩu 6 tấn găng tay đã qua sử dụng
An ninh-Trật tự - 16 giờ trướcCông ty TNHH Ngọc Diệp đã làm tờ khai nhập khẩu gần 6 tấn găng tay đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng cấm, trị giá hàng hóa vi phạm 163,8 triệu đồng. -
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị đại gia Tuấn “mượt“ của Gelex “thâu tóm“?
M&A - 16 giờ trướcGelex đang là cổ đông lớn thứ hai tại Viglacera với tỷ lệ nắm giữ 26,64% cổ phần. Một công ty khác thuộc họ hàng nhà Gelex là Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex cũng đang nắm giữ 19,43% cổ phần tại đây. -
Những chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 3/2021
Quy định mới - hôm quaNhững điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; ... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2021. -
Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước
Thương mại toàn cầu - hôm quaKim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2021 ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 23,9%.