Đại dịch covid 19 biến Olympic Tokyo thành gánh nặng kinh tế lớn nhất lịch sử
Tờ Nikkei đưa tin, theo bản báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, chi phí trung bình của các kỳ Thế vận hội mùa hè tổ chức trong khoảng thời gian từ 1960 tới 2016 – bao gồm cả Paralympic – là 6 tỉ USD.
Tuy nhiên, Olympic Tokyo 2020 - vốn bị trì hoãn 1 năm vì đại dịch COVID-19 bùng phát - nhiều khả năng sẽ tốn kém gấp nhiều lần bởi tác động của dịch bệnh và những khoản chi tiêu không thể lường trước. Trước đó, chi phí tổ chức Olympic London 2012 là 14,8 tỉ USD.
Chính phủ Nhật Bản đã kỳ vọng rằng Olympic sẽ tạo cú hích mới cho nền kinh tế. Vậy tại sao cường quốc kinh tế lớn thứ 3 thế giới này lại đặt quá nhiều kỳ vọng vào một kỳ thế vận hội thể thao? Tại sao người dân lại phản đối việc chi quá nhiều tiền cho Olympic?
Kể từ năm 2016 đến nay, Ủy ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic đều công bố các khoản chi phí liên quan đến sự kiện này, hạch toán vào cuối năm. Trong thông báo vào tháng 12 năm ngoái, ủy ban đã bổ sung khoản ngân sách phòng chống lây nhiễm COVID-19 là 96 tỉ yên. Đây là khoản tiền phụ trợ mà chưa có tiền lệ trong bất kì thế vận hội nào trước đây.
Khoản tiền đó đã gồm cả 16 tỉ yên của chính phủ để thiết lập một hệ thống kiểm tra đối với vận động viên và những người có liên quan đến Thế vận hội, bao gồm thuê nhân lực xét nghiệm PCR và nâng cấp các trung tâm lấy mẫu xét nghiệm. Để đảm bảo sức khoẻ cho những chiến binh quốc tế, các chốt kiểm dịch được thiết lập từ sân bay, cho đến quá trình tự cách li được thực hiện xuyên suốt thế vận hội.
Người dân Nhật Bản phản đối việc diễn ra Olympic vì nguy cơ đây sẽ là một thế vận hội "siêu lây nhiễm"
80 tỉ yên còn lại của nguồn chi phí bổ sung sẽ được chia đều cho chính phủ và chính quyền thủ đô Tokyo để triển khai các biện pháp chống COVID-19 khác. Số tiền này sẽ được sử dụng để kiểm soát lây nhiễm và khử trùng tại Làng Olympic cùng khu căng tin.
Bên cạnh những biện pháp phòng dịch bổ sung này, chi phí cho hầu hết các hạng mục hiện có trong ngân sách năm 2020 đã tăng lên. Ví dụ, ngân sách "các hoạt động" cho thấy phí quản lý Làng Olympic đã tăng 54 tỉ yên, chưa kể đến các khoản tiền phụ trội vì phải kéo dài thời gian thuê cũng như chi phí cung cấp dịch vụ y tế.
Kể từ khi ủy ban công bố triển vọng thu và chi hồi tháng 12/2020, nguồn thu dự kiến từ khán giả đã thay đổi đáng kể. Tháng 3/2021, ban tổ chức quyết định không đón khán giả quốc tế đến tham dự. Đến tháng 7/2021, họ lại quyết định không cho những người hâm mộ đến từ các thành phố lớn trong nước, trong đó có cả Tokyo, được vào sân xem thi đấu.
Việc gia hạn hợp đồng thuê phương tiện, vận hành hệ thống video giám sát và thuê nhân lực bên ngoài vận hành hệ thống bán vé đều có chi phí phát sinh. Phí hoàn lại tiền bán vé cũng sẽ tăng lên. Nguồn chi phí dành cho thiết bị điện và các loại thiết bị khác sẽ tăng thêm 20 tỉ yên do phải lắp đặt lại sau khi Thế vận hội bị hoãn vào năm ngoái.
Ban đầu, ủy ban có kế hoạch phát hành khoảng 630.000 vé cho khán giả nước ngoài đến xem Olympic và Paralympic. Hy vọng về nguồn doanh thu từ bán vé ước tính đạt 90 tỉ yên đã tan thành mây khói. Điều này đặt ra câu hỏi rằng ai sẽ là người bù đắp khoản thiếu hụt trên.
Về phần quảng cáo, đến nay, doanh thu đặt quảng cáo Olympic Tokyo trên NBCUniversal đã vượt hơn mốc 1,2 tỷ USD của Olympic Rio. Họ đã bán tất cả các vị trí quảng cáo cho lễ khai mạc nhưng vẫn còn chỗ trống trong suốt phần còn lại của Thế vận hội. Người mua ước tính rằng giá cho một đoạn phim quảng cáo dài 30 giây là hơn một triệu USD.
Theo Kantar, truyền hình thu hút phần lớn chi tiêu cho quảng cáo, nhưng doanh thu mà quảng cáo kỹ thuật số và quảng cáo trực tuyến kiếm được đang tăng lên. Một số dự báo dự đoán rằng tỷ suất người xem (rating) trên truyền hình cho Thế vận hội lần này sẽ tụt hậu so với Thế vận hội ở Rio và London, vì khán giả chuyển sang xem trực tuyến nhiều hơn.
Lịch phát sóng thể thao của NBCUniversal, bao gồm giải Super Bowl, World Cup ở Qatar và Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vào năm sau, đã hoặc đang thương thảo bán được 85% vị trí quảng cáo. Nhưng diễn biến của dịch bệnh và địa chính trị tiếp tục đặt công ty vào những rủi ro khó lường.
Tuy nhiên, trước mẳt, các đại lý quảng cáo và doanh nghiệp cũng chỉ muốn Thế vận hội Tokyo tiếp tục diễn ra mà không xảy ra sự cố. "Chúng tôi đã xử lý các bản cập nhật Covid-19 này hàng ngày kể từ tháng 3 năm ngoái", Kevin Collins, Giám đốc điều hành của công ty truyền thông và quảng cáo Magna cho biết: "Tôi mong đợi sự kiện bắt đầu".
Doanh thu quảng cáo chỉ tập trung vào ngày khai mạc, các khung giờ khác thì vẫn còn trống đa số
Trái lại, Những lời kêu gọi hủy bỏ sự kiện đã tăng lên khi nhiều vận động viên có kết quả dương tính với Covid-19. Olympic cũng không được lòng người dân Nhật Bản và nhiều chuyên gia y tế, bởi lo sợ về một sự kiện siêu lây nhiễm. Và một quan trọng khác là các buổi thi đấu sẽ không có khán giả trên khán đài.
Duy Đạt