Đàm phán Mỹ-Trung gay gắt: Nhà đầu tư bán tháo tài sản rủi ro

09:33 | 21/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Cuộc tranh cãi gay gắt giữa quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ và Trung Quốc trong ngày làm việc đầu tiên của cuộc đàm phán song phương đã khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo tài sản rủi ro.
Theo kinhtedothi.vn, chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh phiên ngày 19/3, ghi nhận mức giảm 1,4% trong tuần, do chịu tác động từ cuộc đàm phán căng thẳng giữa quan chức Mỹ và Trung Quốc tại Alaska.Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng đột biến và giá dầu giảm kỷ lục.
 
Giới chức Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc cuộc làm việc đầu tiên trong khuôn khổ các cuộc họp cấp cao song phương diễn ra ngày 18/3 tại TP Anchorage, Alaska, Mỹ. Đây là cuộc họp ngoại giao cấp cao đầu tiên dưới chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tuy nhiên, tiến trình giải quyết các vấn đề kinh tế lớn, trong đó có mâu thuẫn thương mại và công nghệ vẫn chưa thể đạt được kết quả.
 
 
Đàm phán Mỹ-Trung gay gắt: Nhà đầu tư bán tháo tài sản rủi ro - ảnh 1
 Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh phiên 19/3.
 
Tham dự cuộc gặp về phía Mỹ có Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, về phía Trung Quốc có Ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. Xinhua đưa tin các quan chức Trung Quốc đã đưa ra những lập trường của Bắc Kinh trong nhiều vấn đề nổi cộm ngay cuộc làm việc đầu tiên.
 
Cuộc tranh cãi gay gắt giữa quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ và Trung Quốc trong ngày làm việc đầu tiên của cuộc đàm phán song phương đã khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo tài sản rủi ro.
Chốt phiên giao dịch ngày 19/3, chỉ số Shanghai Composite mất 1,69% xuống 3.404,66 điểm, trong khi chỉ số blue-chip CSI 300 giảm 2,62%.
 
Nhà phân tích Yan Kaiwen của China Fortune Securities Co., nhận xét: “Tâm lý lo ngại về căng thẳng Trung - Mỹ leo thang đã gây áp lực cho thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần”.
 
Theo chuyên gia Yan, mức tăng đột biến đối với lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng ảnh hưởng đến thị trường trong phiên giao dịch hôm nay, song tác động có thể chỉ trong ngắn hạn.
 
Các thị trường khác đều ghi nhận sắc đỏ trong phiên ngày 19/3. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương, không tính thị trường Nhật Bản lao dốc 1,36%. Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa phiên ngày thứ Sáu cũng giảm 1,41%.
 
Phiên giao dịch ảm đạm trên thị trường cổ phiếu diễn ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo nới lỏng mục tiêu đối với lợi suất trái phiếu 10 năm và điều chỉnh chương trình mua tài sản.
 
BOJ đã bỏ mục tiêu chi 6 ngàn tỷ Yên mỗi năm cho việc mua chứng chỉ quỹ ETF, nhưng vẫn giữ trần ở mức 12 ngàn tỷ Yên. Ngân hàng trung ương Nhật Bản dường như phát tín hiệu rằng họ vẫn sẵn lòng can thiệp vào thị trường, nhưng chỉ khi nào cần thiết.
 
BOJ cam kết mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản “nhưng không áp mức trần về giá trị mua”, và sẽ tiếp tục mua trái phiếu “miễn là thấy cần thiết” cho tới khi đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách ổn định.
 
Chỉ số Nasdaq tương lai tại thị trường châu Á đi ngang trong ngày 19/3, trong khi S&P 500 tương lai tăng 0,1%. Chỉ số tương lai châu Âu EUROSTOXX 50 hạ 0,8% và FTSE kỳ hạn sụt giảm 0,6%.
Trong ngày 19/3, có thời điểm lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm nhảy vọt lên tới 1,754% - mức cao nhất kể từ đầu năm 2020. Lợi suất này đang trên đà hướng tới tuần tăng thứ bảy liên tiếp, với tổng cộng 64 điểm cơ bản.
 
Cuộc khảo sát mới nhất của BofA cho thấy, lạm phát gia tăng và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng liên tiếp hiện đã thay thế khủng hoảng Covid-19, trở thành rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là sàn Phố Wall.
 
Mặc dù nhận định lạc quan về tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng như lợi nhuận của các công ty, giới chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể giảm mạnh nếu lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt ngưỡng 2%.
 

Không có nhiều hy vọng cho đột phá quan hệ

 
Tờ Thanh niên từng cho biết: Bắc Kinh được cho là sẽ thúc giục Washington rút lại nhiều chính sách nhắm vào Trung Quốc được đưa ra thời Tổng thống Donald Trump khi Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 18.3.
 
 
Đàm phán Mỹ-Trung gay gắt: Nhà đầu tư bán tháo tài sản rủi ro - ảnh 2
Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Hawaii vào tháng 6.2020
 
Giới chức Mỹ cho rằng cuộc gặp Alaska là nơi Mỹ sẽ phản đối những hành động của Trung Quốc như mở rộng hải quân ở Biển Đông, gây áp lực kinh tế đối với các đồng minh Mỹ và vi phạm sở hữu trí tuệ, theo tờ The Wall Street Journal. Phía Mỹ cũng có kế hoạch tìm hiểu quan điểm của giới chức Trung Quốc về những cách thức hai bên có thể làm việc cùng nhau về biến đổi khí hậu và sức khỏe toàn cầu.
 
Về phía Trung Quốc, The Wall Street Journal dẫn một số nguồn thạo tin tiết lộ trong cuộc gặp nói trên hai ông Dương và Vương sẽ yêu cầu hai ông Blinken và Sullivan bỏ các lệnh cấm vận và hạn chế đối với những thực thể và cá nhân Trung Quốc do chính quyền Tổng thống Trump đưa ra trước đó.
 
Hôm 17.3, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải viết trên Twitter rằng cuộc gặp Alaska nên là sự khởi đầu của cuộc liên lạc song phương mang tính xây dựng. “Sức ép và lệnh cấm vận đơn phương chỉ dẫn tới ngõ cụt”, ông Thôi viết. Một nguồn thạo tin ở Bắc Kinh cũng đã tiết lộ với Reuters rằng Trung Quốc hy trong cuộc gặp sắp tới, hai bên sẽ ủng hộ thiết lập khuôn khổ cho việc nối lại tiếp xúc chứ không tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể.
 
Đây là sẽ lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một năm Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì đặt chân lên đất Mỹ để đối thoại. Trước đó, vào tháng 6.2020, ông Dương đã đến bang Hawaii để hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ khi đó Mike Pompeo.
 
Một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng việc ông Dương đến đất Mỹ là dấu hiệu thể hiện thiện chí của Bắc Kinh, nhưng mỗi bên dường như không có nhiều hy vọng cho việc tạo ra đột phá, theo Reuters.
 
Minh Hoa
 
Xem thêm