Dân công sở nên nhớ, 11 đặc điểm nhận dạng kẻ tiểu nhân mà bạn cần biết để tránh “làm ơn mắc oán`
Trong cuộc sống, việc nhìn nhận, phân biệt người tốt, kẻ xấu, nhìn rõ đặc điểm nhận dạng kẻ tiể nhân không phải là chuyện đơn giản. Có người chỉ bằng ánh mắt đầu tiên đã để lại ấn tượng xấu, nhưng về bản chất lại rất tốt đẹp. Cũng có người bề ngoài thiện lương, vô hại, nhưng ta phải mất rất nhiều thời gian mới nhìn rõ bộ mặt thật nhỏ nhen, ích kỷ và xấu xa của họ.
Đó là lý do mà rất nhiều người thường nhầm lẫn coi tiểu nhân là quý nhân và ngược lại, coi quý nhân là kẻ tiểu nhân khi không sở hữu một đôi mắt tinh tường, không có kỹ năng để nhìn người. Như thế, chúng ta không chỉ bị tiểu nhân làm hại mà còn làm tổn thương những người tử tế với mình, sau đó mới biết rút ra bài học kinh nghiệm.
Một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều Thanh, Ngụy Hi từng nói: “Ta chưa chắc đã hiểu như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” của người đó là sẽ biết. Ta không nhìn thấu được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng trông vào việc “tranh giành phần lợi” của kẻ này là sẽ hiểu”.
Đặc điểm nhận dạng kẻ tiểu nhân bằng những cách sau đây
Vậy, để không xảy ra tình trạng nhầm lẫn trong việc phân biệt quý nhân và tiểu nhân, muốn nhìn người chính xác hơn, chúng ta nên lưu ý những điều sau đây thường được nhận định là đặc điểm nhận dạng kẻ tiểu nhân sau đây:
Đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu
Hành vi thường thấy của kẻ tiểu nhân trong môi trường công sở đích thị là những người chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến đại cục và người khác mỗi khi phát sinh những chuyện xung đột.
Giậu đổ bìm leo nhân lúc khó khăn
Trong thời điểm bình thường, hai bên có thể duy trì một mối quan hệ vô cùng tốt đẹp, coi nhau như bạn bè, anh chị em thân thiết, có chuyện gì cũng chia sẻ với nhau. Tuy nhiên, ngay khi bạn gặp vấn đề khó khăn, rơi vào cảnh túng quẫn, chính kẻ này chẳng những không đưa tay giúp đỡ mà còn có thể giở trò giậu đổ bìm leo, đổ thêm dầu vào lửa, khiến tình cảnh của bạn thêm phần cay đắng.
Cản trở sự tiến bộ của người khác
Đặc điểm của kẻ tiểu nhân thường không muốn người khác tài giỏi, thành đạt hơn mình. Vì lẽ đó, họ không tiếc truyền tải những năng lượng tiêu cực, dùng hành động trực tiếp hoặc gián tiếp để ảnh hưởng tới đối phương, ngăn cản sự tiến bộ của họ.
Thích nịnh hót mọi người, ra vẻ “thảo mai”
Ở trước mặt mọi người, họ thường biểu hiện rất nhiệt tình, khiến cho ai nấy cũng dễ rơi vào trạng thái mất cảnh giác với từng lời nói “ngọt như mía lùi”. Những kẻ này rất giỏi tạo nên bầu không khí thân thiện, vô hại, khiến chúng ta vô tình nói ra những lời không nên nói, chia sẻ cả những sự việc không nên làm nhưng bạn đã làm.
Khi niềm tin đặt nhầm chỗ, bạn sẽ bị đẩy vào trạng thái bất lợi khi mà quay lưng đi, họ ngay lập tức chia sẻ bí mật của chúng ta với tất cả mọi người xung quanh.
Đặc điểm nhận dạng kẻ tiểu nhân dễ dàng hơn trong cuộc sống
Thích ngồi chỗ nọ nói xấu chỗ kia
Như đặc điểm nhận của của kẻ tiểu nhân ở trên thì họ thường tìm cách lấy lòng tất cả, nhưng mặt khác, họ cũng ngấm ngầm chia cắt tình bạn bè, đồng nghiệp xung quanh. Trước mặt bạn, kẻ tiểu nhân sẽ nói bạn hay, chê người kia dở nhưng trước mặt người kia, bạn là kẻ chẳng ra gì.
Thông qua quá trình này, dần dần, quan hệ của bạn với mọi người xung quanh cũng trở nên gập ghềnh hơn, thậm chí gây ra những tranh cãi và mâu thuẫn khó có thể hàn gắn. Trong khi đó, miệng lưỡi những kẻ tiểu nhân thường rất khéo léo, nên họ thường phủi sạch trách nhiệm về mình, trở thành người ngoài không liên quan.
Gió chiều nào che chiều đó
Trong môi trường công sở, kẻ tiểu nhân sẽ tìm cách gần gũi với những ai được lãnh đạo yêu thích và xa lánh, tạo xu thế cô lập những ai mà lãnh đạo không ưa. Điều này không chỉ khiến họ lấy lòng được cấp trên mà còn xu nịnh, đeo bám lên những người có ưu thế và có giá trị lợi dụng. Còn những ai thất thế, không có trọng lượng gì trong mắt họ thì sẽ phải chịu sự xa lánh, không bao giờ kết thân.
Thích thể hiện trước mặt lãnh đạo
Khi cấp trên không có mặt, kẻ tiểu nhân thường làm việc rất bình thường, không có gì nổi trội nhưng khi có cơ hội trước mặt lãnh đạo, họ luôn tỏ ra hăng hái, nhiệt tình và cố thể hiện để tỏ ra mình là người quan trọng trong đội nhóm. Kiểu người này vô cùng giỏi trong việc kể công, họ nói và làm trước sau không như một mà thường xuyên ôm thành tích về bản thân.
Có sở trường đổ tội, đổ trách nhiệm cho người xung quanh
Đặc điểm nhận dạng của kẻ tiểu nhân là không bao giờ nhận trách nhiệm về mình. Kẻ tiểu nhân sẽ một mực không thừa nhận mà tìm một người thế thân gánh nạn nếu trong công việc mắc sai lầm hoặc hành động, ngôn từ của bản thân không đúng.
Kiểu người này có thể đổi trắng thay đen vì giỏi “mồm mép”, có thể đổi trắng thay đen, lan truyền đi những thông tin sai sự thật khiến mọi người nhầm lẫn. Cũng vì lẽ đó, nhiều khi chân tướng sự thật bị giấu diếm mà không ai phát hiện ra.
Thích dựng chuyện, bịa đặt, ăn không nói có
Để nâng cao bản thân, những kẻ tiểu nhân thường tìm cách gây bất lợi cho người khác, bôi nhọ đối thủ bằng cách bịa đặt, dựng chuyện, làm ảnh hưởng tới danh tiếng của người khác. Đây không chỉ đơn thuần là việc làm mua vui mà nhằm vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó bao gồm cả mưu lợi cá nhân cho bản thân mình.
Xem thêm: Vay tiền rõ "lòng người", trả tiền rõ "nhân phẩm"
Phương Thúy