Đánh giá ứng viên phỏng vấn: 2 biểu hiện nhà tuyển dụng nào cũng lắc đầu
Đánh giá ứng viên phỏng vấn thông qua thói quen một người
Ngoại trừ CV, bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng, HR thường rất chú ý tới thái độ và ngoại hình của ứng viên thể hiện ra bên ngoài. Sở hữu ngôn ngữ hình thể, những cử chỉ tự tin, thái độ lịch thiệp, luôn nở nụ cười,… là những cử chỉ, thói quen tạo thiện cảm tốt nhất cho người đối diện.
Thông qua thói quen của một người, chúng ta sẽ nhanh chóng tìm hiểu được phần nào những thông tin quan trọng, qua đó đưa ra những đánh giá chính xác về mức độ tính cách, tâm lý đối phương. Điều này được áp dụng triệt để trong quá trình đánh giá ứng viên phỏng vấn.
HR đánh giá ứng viên ngay từ thói quen và ngoại hình.
Cụ thể, ngoài ấn tượng về ngoại hình, cách phản ứng bề ngoài của một người thường được các nhà tuyển dụng để tâm suy xét. Chẳng hạn, người có khuôn mặt vô cảm, ánh mắt chúc xuống, phản ứng lạnh lùng, thì tính cách đa phần đơn điệu, nhàm chán, dễ có "cảm giác bất lực" trong công việc. Những người này cũng không mấy nhiệt tình với cuộc sống.
Ngược lại, nếu bạn có thói quen thể hiện các thông điệp niềm nở, thân thiết này với người khác, sẽ giúp họ mạnh dạn đến gần bạn hơn. Điều này có lợi cho việc xây dựng các mối quan hệ của bạn.
Hai biểu hiện đánh giá ứng viên phỏng vấn quan trọng của HR
Thông qua nhiều quan sát của các nhà tuyển dụng, có 2 biểu hiện trong đánh giá ứng viên phỏng vấn được mọi HR để tâm và không hài lòng, đó là: Thứ nhất là người không dám nhìn giám khảo, thứ hai là người có ánh mắt dáo dác ngó quanh.
Theo nhà tư vấn tâm lý Lâm Thúy Phần (Trung Quốc), đứng từ góc độ tâm lý học nhận xét tướng diện, có thể dựa vào những biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ hình thể, phản ứng hành vi, định vị tâm lý mang tính thói quen để đoán biết đối phương có tính cách như thế nào.
Trong một lần trao đổi kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên, một chủ doanh nghiệp đã chia sẻ với bà rằng: Có hai tiêu chí đánh giá ứng viên phỏng vấn khiến ông “loại người” thẳng tay chính là người nào không dám nhìn giám khảo và người nào có ánh mắt dáo dác ngó quanh.
Né tránh ánh mắt người đối diện thường gây mất thiện cảm khi đánh giá ứng viên phỏng vấn.
Người không dám nhìn giám khảo
Thông thường, người không dám nhìn giám khảo, tính cách đa phần nhút nhát, hễ gặp phải áp lực thường từ bỏ, trốn chạy. Việc cố ý tránh giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng sẽ càng khiến cuộc phỏng vấn trở nên nặng nề hơn. HR có thể sẽ cảm thấy bạn đang phớt lờ câu hỏi hay câu nói của họ, không tập trung lắng nghe họ, không quan tâm mấy tới công việc hay vị trí bạn đang ứng tuyển.
Đôi khi, sự né tránh là biểu hiện của những con người thường xuyên nói dối. Vì kẻ chột dạ, làm việc xấu mới không dám nhìn vào mắt người khác. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ không thể đặt lòng tin vào bạn
Nếu bạn cố ý tránh giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng, sẽ càng tạo áp lực cho bạn và làm nặng nề hơn bầu không khí bởi vì họ có thể cho rằng bạn đang phớt lờ câu hỏi hay câu nói của họ, không tập trung lắng nghe họ, không quan tâm mấy tới công việc hay vị trí bạn đang ứng tuyển, khiến họ không thể đặt lòng tin vào bạn vì chỉ những con người thường xuyên nói dối và làm việc xấu mới không dám nhìn vào mắt người khác.
Người có ánh mắt dáo dác ngó quanh
Thậm chí cả những người ánh mắt dáo dác ngó quanh cũng khiến nhà tuyển dụng khó chịu. Có thể đây là biểu hiện thần thái bất an của họ, trong đầu không biết đang nghĩ ngợi những gì? Cũng có thể họ đang có điều gì đó giấu giếm bạn? Chính vì không chắc chắn thái độ và suy nghĩ của họ nên bạn khó mà yên tâm tin tưởng, tất nhiên sẽ không dám giao phó trọng trách cho họ.
Lãnh đạo là người đã có nhiều kinh nghiệm trong quá khứ, qua đó, họ nhìn nhận đa số những người có hai kiểu ánh mắt như vậy rất có thể sẽ bỏ chạy khi gặp phải áp lực. Vậy nên họ không lựa chọn những người như vậy trở thành người đồng hành trong công việc.
Đừng để thái độ, bề ngoài trở thành điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng.
Trong trường hợp có nhiều giám khảo cùng phỏng vấn bạn một lúc, thay vì chỉ tập trung nhìn người hỏi bạn, hãy cố gắng nhìn từng người khi đáp lại các câu trả lời. Chỉ dừng ánh mắt về phía người hỏi khi nào hoàn thành phần trả lời của mình. Tuy nhiên hãy cố gắng tạo ra ánh nhìn thân thiện, tự nhiên chứ đừng miễn cưỡng đảo mắt liên tục.
Trong đánh giá ứng viên phỏng vấn, đừng bỏ qua thông điệp quan trọng - ánh mắt
Khi nói, chúng ta thường biểu hiện linh hoạt cả về ánh mắt lẫn các cử chỉ gương mặt, trong đó, ánh mắt là thứ mà mọi nhà tuyển dụng đều quan sát kỹ lưỡng.
Khi đi phỏng vấn, nếu các ứng viên thể hiện thái độ tự tin như là nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng, ánh mắt hướng thân thiện nhưng đừng lâu quá 10 giây sẽ để lại thiện cảm hơn là né tránh ánh mắt, và khiến họ đánh giá ứng viên phỏng vấn quá nhút nhát, không tự tin và thậm chí là thiếu bản lĩnh.
Bên cạnh đó, việc cúi mặt xuống hay cười vào những thời điểm không thích hợp cũng nên hạn chế. Tuyệt đối không nở những điệu cười vô nghĩa khi nhà tuyển dụng đang nói hoặc hướng vào họ cái nhìn soi mói.
Xem thêm: Tỉ phú Elon Musk biết ai đang nói dối khi phỏng vấn chỉ bằng một câu hỏi
Phương Thúy