
Đề xuất không điều chỉnh giá bất cứ mặt hàng nào trong 6 tháng đầu năm
(DNVN) - Nhằm bình ổn giá cả, thị trường, ổn định mục tiêu CPI đề ra dưới 4% trong năm 2020, Tổng cục Thống kê đề xuất Chính phủ chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm không điều chỉnh bất cứ một mặt hàng nào do Nhà nước quản lý; đặc biệt, đối với mặt hàng xăng dầu

Theo Tổng cục Thống kê, ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra có thể làm tăng giá thuốc y tế, giá điện sinh hoạt.
Tuy nhiên, giá thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, rau xanh; giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình; giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí có thể sẽ giảm trong ngắn hạn do nhu cầu tiêu dùng giảm và nhu cầu ăn uống ngoài gia đình giảm; nhu cầu du lịch, lễ hội giảm.
Tổng cục Thống kê dự báo trường hợp dịch Covid-19 kết thúc ở quý I, giá các mặt hàng thực phẩm có nguy cơ tăng cao hơn ở quý II (so với kịch bản ngày 31/1/2020).
Nếu dịch tiếp tục diễn biến sang quý II, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ tăng cao hơn do hoạt động sản xuất giảm sút và tăng vào các tháng cuối năm.
Theo kịch bản 1 là giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc chỉ tăng cao vào các dịp lễ Tết do nhu cầu tăng, sau đó trở về mức ổn định theo đúng quy luật tiêu dùng.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 kết thúc ở quý I, CPI tháng 2 và tháng 3 sẽ giảm so với tháng trước; giá xăng dầu, giá gas không tăng so với năm 2019; giá dịch vụ giáo dục tăng theo lộ trình tác động làm tăng CPI trong cả năm 0,35%. Dự báo CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 3,96%.
Theo kịch bản 2 là giả thiết như kịch bản 1 nhưng giá thịt lợn bình quân năm 2020 tăng thêm 10% tác động vào CPI cả năm khoảng 0,42%; giá xăng dầu điều chỉnh tăng thêm 5% tác động lên CPI tăng khoảng 0,5%; giá gas tăng 10% ước tính sẽ tác động làm CPI tăng khoảng 0,12%; thiên tai và thời tiết bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra; dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến sang quý 2. Dự báo CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 4,86%.
Nhằm bình ổn giá cả, thị trường, ổn định mục tiêu CPI đề ra dưới 4% trong năm 2020, Tổng cục Thống kê đề xuất Chính phủ chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm không điều chỉnh bất cứ một mặt hàng nào do Nhà nước quản lý; đặc biệt, đối với mặt hàng xăng dầu, cần sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này đến CPI chung nhất là vào các tháng đầu năm 2020.
Bên cạnh đó, cần theo dõi sát diễn biến giá cả và có các giải pháp về kiểm soát các dịch bệnh để ổn định nguồn cung thực phẩm, hạn chế tăng giá các mặt hàng này. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành giữ ổn định lãi suất và tỷ giá, giữ mức lạm phát cơ bản trong khoảng từ 2-2,5%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất Bộ Tài chính phối hợp cơ quan liên quan và địa phương thực hiện ngay các giải pháp cụ thể để kiểm soát, bình ổn giá các mặt hàng và biện pháp điều hành giá các mặt hàng; kiểm soát chặt chẽ đối với kê khai giá, các yếu tố hình thành giá để tránh lợi dụng tăng giá bất hợp lý; tạo điều kiện nhập khẩu, thông quan nhanh chóng nhất là đối với các hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất phòng chống dịch bệnh; kiểm tra việc thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, xử lý kịp thời các sai phạm theo đúng quy định của Luật Giá; đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất Bộ Công Thương cần tổ chức phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa thị trường trong nước để bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; tăng cường kiểm tra, phòng chống việc găm hàng, trữ hàng tạo khan hiếm giả tạo trên thị trường./.
Tổng cục Thống kê dự báo trường hợp dịch Covid-19 kết thúc ở quý I, giá các mặt hàng thực phẩm có nguy cơ tăng cao hơn ở quý II (so với kịch bản ngày 31/1/2020).
Nếu dịch tiếp tục diễn biến sang quý II, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ tăng cao hơn do hoạt động sản xuất giảm sút và tăng vào các tháng cuối năm.
Theo kịch bản 1 là giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc chỉ tăng cao vào các dịp lễ Tết do nhu cầu tăng, sau đó trở về mức ổn định theo đúng quy luật tiêu dùng.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 kết thúc ở quý I, CPI tháng 2 và tháng 3 sẽ giảm so với tháng trước; giá xăng dầu, giá gas không tăng so với năm 2019; giá dịch vụ giáo dục tăng theo lộ trình tác động làm tăng CPI trong cả năm 0,35%. Dự báo CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 3,96%.
Theo kịch bản 2 là giả thiết như kịch bản 1 nhưng giá thịt lợn bình quân năm 2020 tăng thêm 10% tác động vào CPI cả năm khoảng 0,42%; giá xăng dầu điều chỉnh tăng thêm 5% tác động lên CPI tăng khoảng 0,5%; giá gas tăng 10% ước tính sẽ tác động làm CPI tăng khoảng 0,12%; thiên tai và thời tiết bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra; dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến sang quý 2. Dự báo CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 4,86%.
Nhằm bình ổn giá cả, thị trường, ổn định mục tiêu CPI đề ra dưới 4% trong năm 2020, Tổng cục Thống kê đề xuất Chính phủ chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm không điều chỉnh bất cứ một mặt hàng nào do Nhà nước quản lý; đặc biệt, đối với mặt hàng xăng dầu, cần sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này đến CPI chung nhất là vào các tháng đầu năm 2020.
Bên cạnh đó, cần theo dõi sát diễn biến giá cả và có các giải pháp về kiểm soát các dịch bệnh để ổn định nguồn cung thực phẩm, hạn chế tăng giá các mặt hàng này. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành giữ ổn định lãi suất và tỷ giá, giữ mức lạm phát cơ bản trong khoảng từ 2-2,5%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất Bộ Tài chính phối hợp cơ quan liên quan và địa phương thực hiện ngay các giải pháp cụ thể để kiểm soát, bình ổn giá các mặt hàng và biện pháp điều hành giá các mặt hàng; kiểm soát chặt chẽ đối với kê khai giá, các yếu tố hình thành giá để tránh lợi dụng tăng giá bất hợp lý; tạo điều kiện nhập khẩu, thông quan nhanh chóng nhất là đối với các hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất phòng chống dịch bệnh; kiểm tra việc thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, xử lý kịp thời các sai phạm theo đúng quy định của Luật Giá; đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất Bộ Công Thương cần tổ chức phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa thị trường trong nước để bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; tăng cường kiểm tra, phòng chống việc găm hàng, trữ hàng tạo khan hiếm giả tạo trên thị trường./.

Trải nghiệm chiếc motor thông minh biết giao tiếp với chủ nhân tại Hà Nội
Mẫu xe Concept có khả năng tự cân bằng, di chuyển, nhận diện, giao tiếp với chủ xe thông qua hệ thống camera và cảm biến.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên từ 15/1

Đề xuất kéo dài thời gian cách ly nhập cảnh trên 14 ngày với các nước có biến chủng virus SARS-CoV-2

Hà Tĩnh: Thành lập các tổ công tác tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn TH triển khai các Dự án

Định mức biên chế công chức chuyên ngành Nội vụ được xác định như thế nào?

Quy định mới về cấp giấy phép hoạt động báo chí có gì đáng lưu ý?

Thông tư hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ DNNVV có gì mới?
Tin nổi bật

Giá vé máy bay cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tiếp tục có xu hướng càng gần Tết càng giảm, thấp hơn cùng kỳ năm trước tới 2 triệu đồng.
-
Bắt giữ siêu trộm liên tỉnh gây ra hàng chục vụ trộm cắp để lấy tiền sử dụng ma túy
-
Hàng ngàn tỷ đồng ‘chảy’ vào bất động sản Phú Quốc sau hai tuần lên thành phố
-
Geely của Trung Quốc hợp tác với Tencent phát triển công nghệ xe hơi thông minh
-
Mỹ yêu cầu Australia hủy bỏ luật bắt Google và Facebook phải trả phí tin tức
Đọc thêm
-
Bệnh nhân 1440 bị khởi tố về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
An ninh-Trật tự - 8 giờ trướcChiều ngày 19/1, Công an tỉnh Vĩnh Long xác nhận đã khởi tố bị can đối với bệnh nhân 1440 về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. -
Chứng khoán chiều 19/1: Hệ thống lại nghẽn
Sự kiện-Vấn đề - 8 giờ trướcNhà đầu tư bình tĩnh hơn buổi sáng nhưng thanh khoản trên sàn HoSE chỉ tăng thêm 500 tỷ đồng trong 30 phút vì hệ thống có dấu hiệu nghẽn lệnh. -
Công nghệ mới có thể biến không khí thành gạch, thần kỳ không khác gì bảo bối của Doraemon
Khám phá - 9 giờ trướcNghe có vẻ hoang đường nhưng thực sự tồn tại loại công nghệ mới có thể biến không khí mà chúng ta đang hít thở hằng ngày thành gạch để lát tường, sàn nhà... Quá thần kỳ phải không nào? -
Cháu đích tôn của gia tộc giàu nhất Ấn Độ được thừa hưởng những gì?
Lối sống - 9 giờ trướcSinh ra trong gia đình tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani, Prithvi Ambani là một trong những đứa trẻ sơ sinh giàu có và quyền lực nhất thế giới. -
Hà Nội tạm dừng thi công đào đường dịp Đại hội Đảng khóa XIII và Tết Nguyên đán Tân Sửu
Đời sống đô thị - 9 giờ trướcTừ ngày mai (20/1), Hà Nội yêu cầu dừng thi công, đào đường trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
-
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 của các ngân hàng
Ngân hàng - 9 giờ trướcLịch nghỉ tết nguyên đán 2021 của các ngân hàng được dựa theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 đã được Nhà nước thông qua. -
Những nước nào bị mất quyền bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc?
Quốc tế - 9 giờ trướcKhông hoàn thành nghĩa vụ đóng góp đúng hạn, Iran cùng 6 quốc gia khác vừa mất quyền bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc. -
Ngân hàng ‘ôm’ trái phiếu doanh nghiệp: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sự kiện-Vấn đề - 10 giờ trướcTheo nhìn nhận của các chuyên gia tài chính việc ngân hàng tăng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. -
Chứng khoán "bắt đáy" - Nhà đầu tư hốt hoảng bán tháo
Trên sàn - 10 giờ trướcChốt phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/1, VN-Index giảm kỷ lục gần 75 tương đương 6,3% còn 1.117 điểm. Lực bán ồ ạt trong phiên sáng xóa sạch thành quả của chuỗi tăng điểm từ đầu năm 2021. -
Hãng xe lớn thứ 4 thế giới Stellantis sở hữu 14 thương hiệu con
Chuyển động - 10 giờ trướcSau hơn 1 năm thỏa thuận, hôm 16/1 Fiat Chrysler Automobiles và Peugeot S.A. (PSA) chính thức sáp nhập thành tập đoàn Stellantis - tập đoàn ô tô lớn thứ 4 thế giới.