
Đề xuất phạt đến 3 tỷ đồng khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
(DNVN) - Bộ Tài chính đang xin ý kiến dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 47 điều quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo Dự thảo Nghị định, có ba hình thức xử phạt chính với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán gồm cảnh cáo và phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
Cơ quan soạn thảo đề xuất mức tiền phạt vi phạm tối đa lên tới 3 tỷ đồng với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng thông tin nội bộ và thao túng thị trường chứng khoán, mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức vi phạm là 10 lần khoản thu trái pháp luật, đối với cá nhân vi phạm là 05 lần khoản thu trái pháp luật.
Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân thì áp dụng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là 3 tỷ đồng với tổ chức và 1,5 tỷ đồng với cá nhân.
Mức phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Về hình thức phạt bổ sung, Dự thảo Nghị định quy định sẽ đình chỉ từ 01 tháng đến 24 tháng đối với: hoạt động chào mua công khai; hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán; hoạt động văn phòng đại diện; hoạt động lưu ký, bù trừ; hoạt động giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt; tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài các hình thức xử phạt hành chính, xử phạt bổ sung, Dự thảo Nghị định cũng quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Buộc thực hiện phát hành theo đúng phương án đã đăng ký; Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) và tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc; buộc thu hồi số cổ phiếu phát hành thêm; Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng;
Buộc công bố thông tin; Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin sai lệch; Buộc báo cáo, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác; Buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán;
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký; Buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai; Buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm; Buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm;
Buộc chuyển nhượng chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định; buộc khôi phục số chứng khoán đã chuyển nhượng trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng hoặc trong trường hợp pháp luật quy định không được chuyển nhượng;
Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị về việc thay đổi mục đích, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán;
Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn, chứng khoán, vị thế giao dịch;
Buộc hủy bỏ quy trình nội bộ, quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, quy tắc đạo đức hành nghề không đúng quy định pháp luật; Buộc gỡ bỏ trang thông tin điện tử, phần mềm, hệ thống giao dịch và các trang thiết bị khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
Buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng; Buộc thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký công ty đại chúng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Buộc dừng thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng hoặc buộc giảm giá trị bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo đúng quy định;
Cơ quan quản lý có thể không cho tiếp tục giao dịch đối với mã chứng khoán bị thao túng trên tài khoản đã cho mượn dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm.
Dự kiến sau khi có hiệu lực, Dự thảo Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/ 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.

Nông sản Hải Dương thoát cảnh “giải cứu” nhờ sàn thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
Tin nổi bật

-
Khởi tố nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP.HCM và 3 bị can vì gây thất thoát 20 tỷ đồng
-
Thủ tướng: Kiên quyết cho thanh lý, giải thể, phá sản những dự án không thể khắc phục
-
Quảng Ninh dự kiến dành khoảng 500 tỉ đồng mua vắc-xin COVID-19
-
Thêm gần 40 người biểu tình thiệt mạng trong ngày đẫm máu nhất sau đảo chính Myanmar
Đọc thêm
-
Nhật Bản phát minh miếng dán giúp vaccine COVID-19 tự thẩm thấu vào da
Quốc tế - 2 giờ trướcMột nghiên cứu mới của Nhật Bản cho thấy trong tương lai gần, con người có thể tự tiêm vaccine bằng cách gắn một miếng dán trên da để vaccine thẩm thấu vào cơ thể. -
Chính Phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành 2 đoạn cao tốc Bắc Nam trong năm 2023
Quy hoạch-Dự án - hôm quaChính phủ yêu cầu Bộ GTVT hoàn thành 2 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam (đoạn cao tốc QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu) vào năm 2023. -
HoSE chuẩn bị đón thêm 1,2 tỷ cổ phiếu mới từ 3 doanh nghiệp niêm yết
Trên sàn - 4 giờ trướcGiữa lúc hệ thống đang nghẽn, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM sẽ có thêm giao dịch của 1,2 tỷ cổ phiếu từ ba doanh nghiệp niêm yết. -
Rời The Coffee House, Nguyễn Hải Ninh lập startup bất động sản vừa ra mắt đã gọi vốn 1 triệu USD
Khởi nghiệp - 15 giờ trướcSau khi công bố rời đứa con tinh thần The Coffee House, cựu CEO Nguyễn Hải Ninh mới đây đã xuất hiện trong một vai trò mới: Thành viên ban điều hành của một startup BĐS mà dàn lãnh đạo toàn người "có số" trong giới. -
Công ty mẹ của Shopee tìm cách thoát lỗ sau nhiều năm đốt tiền
Chuyển động - 15 giờ trướcSea Group chưa bao giờ báo lãi, nhưng giá cổ phiếu vẫn cao ngất ngưởng. Chuyên gia của Bloomberg nhận định đây là một "bong bóng công nghệ" khổng lồ.
-
PGBank muốn dừng sáp nhập với HDBank
Ngân hàng - 17 giờ trướcViệc sáp nhập với HDBank kéo dài suốt nhiều năm nhưng chưa thành, PGBank trình cổ đông phương án dừng sáp nhập. -
Pokémon là thương hiệu nhượng quyền sinh lợi nhất thế giới với doanh thu 100 tỷ USD
Chuyển động - 2 ngày trướcPokémon được hãng Nintendo cho ra đời vào năm 1996 và chỉ trong 25 năm nó đã trở thành thương hiệu nhượng quyền sinh lợi nhất thế giới với doanh thu 100 tỷ USD. -
Novaland bổ nhiệm giám đốc tài chính mới
Chuyển động - 16 giờ trướcBà Nguyễn Thị Xuân Dung được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc tài chính Novaland từ ngày 1/3. -
2 tháng đầu năm ngành Thuế thu ngân sách đạt 246 nghìn tỷ đồng
Thuế - 16 giờ trướcTính đến hết 2 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý ước đạt 246.449 tỷ đồng, bằng 22,1% so với dự toán, bằng 98,6% so với cùng kỳ năm 2020. -
Ngân hàng nào lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán?
Ngân hàng - 16 giờ trước10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán năm 2020 gồm BIDV, OCB, Techcombank, VPBank, SHB, VietinBank, MB, ACB, VietBank và ABBank.