ĐHĐCĐ VietinBank 2023: Room tín dụng trong giai đoạn đầu chỉ là 8,7%.
Theo ông Trần Văn Tần - Thành viên HĐQT: Room tín dụng mà VietinBank được cấp năm 2022 là 12,47% và năm 2023 trong giai đoạn đầu là 8,7%. Trước đó hồi cuối tháng 12/2022 tạitọa đàm "Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp" do báo Người Lao động tổ chức, ông Đỗ Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, đến đầu tháng 12, lượng tín dụng ngân hàng đã cung ứng đạt hơn 1,2 triệu tỉ đồng, tăng trưởng hơn 120.000 tỉ đồng so với đầu năm (tương đương mức tăng khoảng 10,7%). Lĩnh vực cho vay chủ yếu theo chỉ đạo của Chính phủ, tín dụng xanh và lĩnh vực thiết yếu.
Trong năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 5 - 10% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng tăng theo hạn mức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao trong từng thời kỳ. Với nguồn vốn huy động tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, VietinBank đảm bảo các chỉ số an toàn thanh khoản và đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng kiểm soát dưới 1,8%.
Đại diện HĐQT VietinBank cho biết, tỷ lệ chi trả cổ tức và cơ cấu chi trả (tiền mặt, cổ phiếu) được thực hiện theo phê duyệt của Cơ quan Nhà nước. Các tỷ lệ an toàn cũng sẽ tuân thủ theo quy định Ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Trong đó, dư nợ tín dụng được thực hiện theo hạn mức tăng trưởng mà Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Với nguồn vốn huy động, nhà băng này dự kiến tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các chỉ số an toàn thanh khoản, đồng thời đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng dưới 1,8%.
Tại Đại hội, ban lãnh đạo ngân hàng trình kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm gần 12.330 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ tức để trả cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2016.
Theo đó, trường hợp chưa hoàn thành tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020, số vốn điều lệ tăng từ 48.057 tỷ đồng lên 60.387 tỷ đồng (tăng 25,6% so với trước khi phát hành). Trường hợp chưa hoàn thành tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020, số vốn điều lệ tăng từ 53.700 tỷ đồng lên 66.030 tỷ đồng, tăng 22,9% so với trước khi phát hành.
Dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu
Theo tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2022, lợi nhuận riêng lẻ sau thuế 2022 của VietinBank là 16.379 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ trích 5% cho quỹ bổ sung vốn điều lệ, 10% cho quỹ dự phòng tài chính và hơn 2.300 tỷ đồng cho quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Sau khi trích các quỹ bắt buộc, lợi nhuận còn lại là 11.521 tỷ đồng sẽ được dùng để chia cổ tức bằng cổ phiếu theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, ngân hàng cũng trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung một thành viên HĐQT là đại diện cho cổ đông ngoại MUFG; niêm yết các trái phiếu phát hành ra công chúng năm 2023 của VietinBank trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sau khi kết thúc các đợt chào bán.
Đột phá trong lĩnh vực bancassurance
Về hoạt động bán bảo hiểm, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó TGĐ phụ trách điều hành VietinBank cho biết, năm 2022 là năm bản lề đột phá trong lĩnh vực bancassurance của VietinBank. Đây cũng là năm đầu tiên VietinBank hợp tác với Manulife trong mảng nhân thọ và PVI trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ.
Cuối năm 2022, VietinBank đứng thứ 9/25 về mảng chéo bản hiểm trong số các ngân hàng. Hoa hồng đạt được từ mảng nhân thọ là 418 tỷ đồng, phi nhân thọ là 416 tỷ đồng.
Trong năm 2023, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng khá thách thức với mảng bảo hiểm. Theo đó, ngân hàng phấn đấu đạt mục tiêu doanh thu phí lên 4.080 tỷ đồng, tăng 30%; thu phí bảo hiểm về ngân hàng đạt 809 tỷ đồng, trong đó mảng nhân thọ qua Manulife tăng 51%.
“VietinBank sẽ đa dạng hoá tệp khách hàng của mảng bảo hiểm. Trong năm nay, chiến lược của chúng tôi là đa dạng hoá khác hàng, từ tệp khách hàng vay và cả khách hàng gửi tiền, sử dụng dịch vụ của ngân hàng…”, ông Nguyễn Hoàng Dũng chia sẻ.
Theo báo cáo tại Đại hội, năm 2022, lợi nhuận trước thuế cả năm của VietinBank đạt 21.113 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của VietinBank tăng 18,1% đạt 1,8 triệu tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 12,7% đạt hơn 1,27 triệu tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 7,5% đạt gần 1,25 triệu tỷ đồng.
Năm vừa qua, ngân hàng tiếp tục tăng mạnh chi phí trích lập dự phòng rủi ro thêm 5.781 tỷ đồng, tăng 31,5% so với năm trước. Đây có thể được coi là nguồn "dự trữ" lợi nhuận cho các năm tiếp theo khi các khoản nợ xấu được thu hồi.