
Đi tìm giải pháp cho taxi thời công nghệ
(DNVN) - Nếu coi Uber như taxi, tại sao ta không cởi trói các quy định đối với taxi truyền thống, để loại hình này có cơ hội phát triển như Uber và Grab, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển đặt câu hỏi.

Nghịch lý: Đơn vị cung cấp phần mềm là "ông chủ”
Sau 2 năm thí điểm hoạt động triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách, kết luận mà Hội thảo về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) vừa đưa ra là: Còn tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau về định danh của mô hình kinh doanh như Uber hay Grab; tình trạng cạnh tranh giữa taxi truyền thống với taxi công nghệ ngày càng trở nên khốc liệt khiến nhiều hãng taxi truyền thống đứng trước nguy cơ phá sản.
Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội thẳng thắn: Việc tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau về định danh cho mô hình kinh doanh như Uber hay Grab là thất bại lớn nhất của chương trình thí điểm. Với ông, Bộ Giao thông vận tải đã không "hợp lý" khi cho rằng Grab là mô hình kinh doanh vận tải theo hợp đồng và chính điều này đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng, phân biệt đối xử giữa Grab, Uber với taxi truyền thống.

Số lượng phương tiện của hai công ty trên gấp 2,7 lần số lượng taxi của cả Hà Nội và TPHCM, nhưng số nộp ngân sách chỉ bằng 1/5 lần số thuế phải nộp của Hãng taxi Vinasun.
Thẳng thắn hơn, ông Nguyễn Văn Dân, Phó Giám đốc Sở GTVT Khánh Hoà cho rằng sự lầm lẫn giữa công ty vận chuyển hay công ty hỗ trợ đối với Uber, Grab là sự "lầm lẫn có tính toán".
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ không ngại ngần đưa ra nghịch lý: Uber, Grab là đơn vị cung cấp phần mềm nhưng lại là “ông chủ”. Người có công cụ thực chất là đi làm công và cũng không được quyết định quyền lợi của bản thân. Doanh thu lại rơi vào người cung cấp phần mềm.
Hoạt động của Uber, Grab dịp Xuân Mậu Tuất tiếp tục dấy lên hàng loạt câu hỏi: Vì sao các cơ quan chức năng không quản lý các chương trình khuyến mãi gây cạnh tranh không lành mạnh của Uber, Grab? Vì sao sự tăng cước tự động gấp nhiều lần của hai hãng taxi này trong dịp Tết lại hoàn toàn vượt khỏi vòng cương tỏa của cơ quan quản lý nhà nước?
Đó là còn chưa kể đến hành vi ép giá, đuổi khách dọc đường, không trả lại tài sản khách hàng bỏ quên trên xe của các tài xế Uber, Grab trong thời gian qua.
Chưa lúc nào, việc đi tìm giải pháp cho taxi thời công nghệ lại cấp bách như hiện nay.
Theo cái mới để cởi trói cái cũ
Mấu chốt của giải pháp hữu hiệu tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải hành khách không phải là lùi thời điểm thí điểm hay xoá bỏ hình thức kinh doanh kiểu như Uber và Grab.
Khuyến nghị mà ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra là: Cần lấy cái mới làm cơ sở để bãi bỏ "cái khung, cái áo cũ chật hẹp", từ đó, nới lỏng và xóa bỏ các hạn chế, rào cản.
Cùng chung nhận định trên, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển cho rằng: Quản lý nhà nước phải theo được cái mới, cởi trói cái cũ mới tạo ra được sự phát triển.
"Nếu coi Uber như taxi, thay vì áp nó vào những quy định cũ giống như các loại hình taxi truyền thống, tại sao ta không cởi trói các quy định đối với taxi truyền thống, để loại hình này có cơ hội phát triển như Uber và Grab đang có", ông Giao chia sẻ.
Nhận diện rõ bản chất của Uber và Grab; tham khảo phán quyết của Tòa án châu Âu; yêu cầu các loại hình Uber và Grab phải đăng ký giá theo quy định; “cởi trói” về điều kiện kinh doanh cho taxi truyền thống; taxi truyền thống phải thay đổi để theo kịp cuộc cách mạng công nghệ là hàng loạt giải pháp đã được giới học giả và nhà hoạch định chính sách đưa ra.
Trong đó, giải pháp mà Chủ tịch Tập đoàn Novaon, ông Nguyễn Minh Quý đưa ra được xem là bài học tự thân rất tốt cho các hãng taxi truyền thống.
Bước 1: Chuyển đổi từ nhà lãnh đạo trong việc quyết định đầu tư theo hướng số hóa.
Bước 2: Chuyển đổi kênh tương tác khách hàng.
Bước 3: Chuyển đổi dữ liệu thông tin số để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Bước 4: Chuyển đổi mô hình vận động của doanh nghiệp.
Bước 5: Chuyển đổi nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Có như vậy, các hãng taxi truyền thống mới thay đổi được hình thức vận hành của mình để trở thành một doanh nghiệp thông minh, hiểu người dùng, tương tác được với người dùng theo một cách thức mới, thậm chí, tạo ra phương thức, mô hình kinh doanh mới không khác gì Grab và Uber.

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp cung cấp bộ kit xét nghiệm COVID-19 lợi nhuận tăng 6.500% nhờ đại dịch

Tạo đà phát triển QTDND qua hợp tác cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại

SoftBank trả 1,6 tỷ USD để giải quyết tranh chấp pháp lý với WeWork

BigC `thay tên đổi họ` khiến nhiều người lạ lẫm, khách mua thưa thớt

Samsung vẫn bảo toàn vị trí đứng đầu thị trường điện thoại thông minh ở nhiều khu vực

Vietjet đạt chứng nhận quốc tế mức cao nhất về phòng chống dịch COVID-19
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Nhiều sở, ngành được triệu tập tham gia phiên tòa xét xử ông Nguyễn Thành Tài
An ninh-Trật tự - 9 giờ trướcHội đồng xét xử sẽ triệu tập đại diện nhiều sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa xét xử vụ án sai phạm trong hoán đổi nhà đất số 57 Cao Thắng lấy nhà đất số 185 Hai Bà Trưng. -
Bộ GTVT ủng hộ xây dựng tuyến đường song hành cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Quy hoạch-Dự án - 20 giờ trướcBộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam nghiên cứu xây dựng tuyến đường song hành với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình để kết nối khu vực huyện Thanh Liêm với nút giao Liêm Tuyền -
Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố tội đưa hối lộ trong vụ án nào?
An ninh-Trật tự - 13 giờ trướcCơ quan điều tra đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ tức Vũ 'nhôm' về tội Đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự. Hiện Vũ 'nhôm' đang thụ án 30 năm tù do liên quan hàng loạt vụ án. -
Các ngân hàng chính thức được triển khai mở tài khoản online từ hôm nay 5/3/2021
Ngân hàng - 13 giờ trướcTất cả các ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến (eKYC) để mở tài khoản từ xa cho khách hàng từ ngày 5/3/2021. -
Doanh nghiệp tung ra loạt chương trình ưu đãi, đón sóng mua vàng dịp 8/3
Tiêu dùng - 12 giờ trướcDịp lễ mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, nhu cầu quà tặng, quà tự thưởng phụ nữ tăng cao. Bên cạnh các món quà như hoa, thời trang… những năm gần đây trang sức vàng được nhiều người ưa chuộng làm quà tặng.
-
iPad 2022 được trang bị màn hình OLED?
Công nghệ - 12 giờ trướcApple đã sẵn sàng để tung ra một số sản phẩm mới trong năm nay, bao gồm cả MacBook và iPad mới. Hầu hết các thiết bị sắp ra mắt của táo khuyết dự kiến sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới. -
Khởi tố công ty nhập khẩu 6 tấn găng tay đã qua sử dụng
An ninh-Trật tự - 18 giờ trướcCông ty TNHH Ngọc Diệp đã làm tờ khai nhập khẩu gần 6 tấn găng tay đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng cấm, trị giá hàng hóa vi phạm 163,8 triệu đồng. -
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị đại gia Tuấn “mượt“ của Gelex “thâu tóm“?
M&A - 18 giờ trướcGelex đang là cổ đông lớn thứ hai tại Viglacera với tỷ lệ nắm giữ 26,64% cổ phần. Một công ty khác thuộc họ hàng nhà Gelex là Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex cũng đang nắm giữ 19,43% cổ phần tại đây. -
Những chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 3/2021
Quy định mới - hôm quaNhững điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; ... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2021. -
Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước
Thương mại toàn cầu - 2 ngày trướcKim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2021 ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 23,9%.