
Diễn đàn “Đổi mới và Phát triển DN”: Đề xuất giải pháp để DN phát triển bền vững
(DNVN) - Đó là các giải pháp khuyến nghị doanh nghiệp chỉnh lại “cột kèo” của mình và các cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng tâm, mang tầm quốc gia và thể hiện tính liên ngành, liên vùng.
Diễn đàn thu hút gần 300 đại biểu từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cùng các chuyên gia kinh tế tham dự đối thoại và thảo luận về các vấn đề kinh tế, định hướng phát triển cho tương lai và đề xuất các giải pháp giúp phát triển bền vững cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Diễn đàn, các đơn vị đã chia sẻ, thảo luận, phản biện các vấn đề, tập trung xoay quanh nội dung về tình hình kinh tế và phát triển kinh doanh trên thế giới và Việt Nam, đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Khai mạc Diễn đàn, TS. Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp nhấn mạnh phát triển doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với hiệu quả hoạt động, tạo công ăn việc làm và sự thịnh vượng của nền kinh tế.
Ông Hùng cho rằng, mức độ năng động của khu vực doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng môi trường pháp quy. Nếu có các quy định thực sự có chất lượng, hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tham gia thị trường một cách công bằng, góp phần cắt giảm chi phí giao dịch, bảo vệ nhà đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh công bằng thì những quy định ấy chắc chắn sẽ góp phần đáng kể vào tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Ông Hùng thẳng thắn nhận định, bên cạnh những kết quả đổi mới và phát triển doanh nghiệp thì còn nhiều tiềm năng ở khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa được khai thác hết.
“Hầu hết các doanh nghiệp trong nước còn ở quy mô nhỏ, năng lực sản xuất, cạnh tranh trong môi trường toàn cầu còn hạn chế. Do đó, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số là 2 vấn đề cần được ưu tiên để giúp doanh nghiệp tự chủ và vươn lên trong hội nhập. Nếu không thể nắm bắt được và hòa mình vào xu thế thời đại này, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thua cuộc trên chính sân nhà”, ông Hùng nói.
Sự am hiểu về tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân, giải quyết các vấn đề tấn công qua mạng khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ, kiến thức cơ bản về phát triển trực tuyến còn nhiều hạn chế… cũng là một rào cản lớn.
Để vượt qua những rào cản này, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, giải pháp mà các chuyên gia tham dự Diễn đàn đưa ra sẽ đề cập sâu tới yếu tố mang tính nền móng của khởi nghiệp và sự điều chỉnh lại “cột kèo” của doanh nghiệp trên tất cả các loại hình.
Hai giải pháp mà TS. Hồ Sỹ Hùng và ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra tại Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự.
Theo đó, ông Hùng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới sự phát triển bền vững và tự chủ, không để phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài hay chỉ một nhân tố duy nhất là công nghệ số. Trong tương lai, với tốc độ phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, rất có thể xuất hiện thêm những mô hình mới tiên tiến hơn.
Trước những cơ hội và thách thức do nền kinh tế số mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng những mô hình, phương thức kinh doanh mới, quyết “khai tử” những yếu tố lạc hậu, không còn phù hợp, ứng dụng cách thức mới để phát triển nhanh hơn.
Đồng thời, doanh nghiệp nghiên cứu một cách bài bản, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Khi đã có phương pháp chủ động tiếp cận nền kinh tế số, các doanh nghiệp với nhiều tiềm lực và lợi thế sẽ trở thành “đầu tàu” dẫn dắt công cuộc số hóa trong nền kinh tế quốc gia
Ông Nguyễn Hoa Cương đề xuất: Bên cạnh việc cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng tâm, mang tầm quốc gia và thể hiện tính liên ngành, liên vùng.
Cùng với đó là đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể là khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, vốn, công nghệ… cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo đột phá trong thúc đẩy hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp.
Ban hành Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, trong đó khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Thúc đẩy khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng; tạo điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.
Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Hỗ trợ nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Tăng cường liên kết doanh nghiệp, đặc biệt là nghiên cứu xây dựng Đề án hình thành liên đoàn kinh tế tư nhân nhằm phát huy tối đa sức mạnh và nguồn lực từ khu vực này.
Ngoài ra, theo ông Cương, cần xây dựng Đề án Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lương, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030; xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, về ứng dụng chuyển giao công nghệ, sử dụng năng lượng… trong thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn mạnh mẽ đối với loại hình doanh nghiệp này.

Truyền hình Doanh nhân: Bitcoin trượt giá, Elon Musk bay 15 tỷ USD trong 1 đêm
Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
Tin nổi bật

-
Hà Nội đặt mua 17,5 triệu liều vắc xin COVID-19 để tiêm cho 95% người dân trên 18 tuổi
-
Hải Dương dừng cách ly xã hội từ 0h ngày 3/3: Những hoạt động nào được khôi phục?
-
Hà Nội: Những hàng quán nào được mở cửa trở lại từ 0h ngày 2/3
-
Bộ Nội vụ nói về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Đọc thêm
-
Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án nhân sự lãnh đạo Chính phủ
Chính trị - 6 giờ trướcBộ Chính trị giao cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án giới thiệu nhân sự đủ điều kiện tiêu chuẩn để đảm nhận chức danh lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành. -
Nhà phân phối Mercedes-Benz tại Việt Nam Haxaco lãi 102 triệu đồng trên mỗi chiếc xe bán ra
Chuyển động - 6 giờ trướcBình quân trên mỗi chiếc xe bán ra, nhà phân phối của Mercedes-Benz có lợi nhuận gộp 102 triệu đồng. Con số này cao gấp đôi mức lãi gộp 50 triệu đồng/xe của Haxaco năm 2019. -
Gạo ST25 là loại gạo thơm Sóc Trăng, sản phẩm gạo Việt ngon nhất thế giới.
Thực phẩm vàng - 6 giờ trướcGạo ST25 hay còn được gọi là gạo thơm Sóc Trăng, là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm của kỹ sư Hồ Quang Cua. Giống ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng "thượng hạng -
Vợ chồng đại gia Dũng lò vôi đối chất với ông Võ Hoàng Yên về tiền từ thiện
An ninh-Trật tự - 6 giờ trướcVợ chồng Dũng lò vôi cho biết sẽ đưa vụ việc tố ông Võ Hoàng Yên lừa đảo ra cơ quan công an để làm rõ. -
Hải Dương kết thúc cách ly xã hội từ ngày 3/3
Dân sinh - 2 ngày trướcTỉnh Hải Dương sẽ kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 3/3. Các huyện và thành phố trực thuộc chuyển sang giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 19.
-
Vietcombank năm 2020: Khẳng định Thương hiệu, uy tín và vị thế ngân hàng số 1 Việt Nam
Ngân hàng - 12 giờ trướcMục tiêu của Vietcombank đến năm 2025 là củng cố vững chắc vị trí số 1 tại Việt Nam, đứng trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, 1 trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới. -
Đề nghị truy tố nam tiếp viên hàng không làm lây nhiễm COVID-19 ở TP.HCM gây thiệt hại hơn 4 tỷ đồng
An ninh-Trật tự - 13 giờ trướcCông an TP.HCM chuyển hồ sơ lên VKS cùng cấp đề nghị truy tố nam tiếp viên hàng không làm lây nhiễm dịch COVID-19 tại TP.HCM, gây thiệt hại ước tính hơn 4 tỷ đồng. -
Giá Bitcoin tiếp tục lao dốc, giảm gần 6%
Tiền tệ - 2 ngày trướcTheo Reuters, Bitcoin giảm 5,84% xuống 43.418,02 USD vào Chủ nhật, mất 2.691,96 đô la so với mức đóng cửa trước đó. -
Đà Nẵng duyệt danh mục 57 dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2020 - 2025
Quy hoạch-Dự án - 16 giờ trước57 dự án trọng điểm đứng đầu là kêu gọi đầu tư hạ tầng và công nghệ thông tin, mỗi lĩnh vực 10 dự án; tiếp theo là giáo dục-đào tạo; Y tế; dịch vụ du lịch và thương mại.. -
Việt Nam xuất siêu 500 triệu USD trong tháng 2
Thương mại toàn cầu - 17 giờ trướcĐây là số liệu mới nhất do Tổng cục Hải quan công bố. Ở thông tin cập nhật trước đó, Tổng cục Thống kê cho biết Việt Nam thâm hụt thương mại 800 triệu USD trong tháng.