DN gia đình: 5 yếu tố tạo thành công khi chuyển giao kế nghiệp thế hệ thứ nhất
Theo thống kê của PWC, doanh nghiệp gia đình tạo ra hơn 60% giá trị nền tảng trên thế giới. 80% doanh gia đình kỳ vọng doanh thu của doanh nghiệp gia đình tăng ở mọi lĩnh vực, có đến 69% kỳ vọng doanh nghiệp thu cao hơn, và có 16% kỳ vọng doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ.
Khảo sát của PwC cũng cho thấy doanh nghiệp điều hành ở thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai thường là giai đoạn doanh nghiệp có doanh thu cao nhất. Tuy nhiên, xu hướng giảm dần từ thế hệ thứ ba, thứ tư trở đi.
Khi PwC tiến hành khảo sát về kế hoạch của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam trong thời gian tới cho thấy, chỉ 57% doanh nghiệp sẽ có kế hoạch bàn giao trong 10 năm tới. Tuy nhiên, con số này cao hơn ở các nước Đông Nam Á.
Với kinh nghiệm của một người sinh ra và lớn lên trong một doanh nghiệp gia đình, ông David Tay chia sẻ: “Cha tôi đã thừa kế sự nghiệp ông nội, sau đó, anh trai tôi lại kế nghiệp lại sự nghiệp của cha tôi. Doanh nghiệp gia đình của chúng tôi cũng trải qua nhiều sóng gió như bộ phim dài tập vậy”.
5 yếu tố dẫn đến thành công khi xây dựng kế hoạch chuyển giao thành công ở thế hệ thứ nhất theo Giám đốc Phát triển kinh doanh PwC Malaysia & Việt Nam bao gồm:
Đầu tiên, thế hệ thứ nhất phải xác định được họ muốn để lại gì, chuyển giao như thế nào cho thế hệ thứ hai?
Thứ hai, họ phải xác định được một kế hoạch chuyển đổi lãnh đạo thế nào?
Thứ ba, có đội ngũ cố vấn phù hợp hơn để việc chuyển giao được dễ dàng hơn.
Thứ tư, tiếng nói và và sự tư vấn từ hội đồng quản trị của công ty, bởi đây chính là đội ngũ có góc nhìn đa dạng, họ đối mặt với sự thay đổi liên tục trước thời đại kỹ thuật số nên họ hoàn toàn có thể đưa ra lời khuyên giúp chuyển giao kế hoạch thành công.
Cuối cùng, xác định điều cần cải tiến trong kế hoạch kế nghiệp và được xem là điều cần thiết trong kế hoạch kế nghiệp.
Cùng với đó, ông cũng nêu ra các bước cho thế hệ kế cận để chuyển giao thành công.
Đó là, thế hệ kế nhiệm thứ hai phải xác định được điều gì chờ mình ở phía trước, ai là người được kế nghiệp.
Thế hệ kế nghiệp thứ hai cần được trao đổi với thế hệ thứ nhất để nhận thấy rằng quan điểm và suy nghĩ của mình được lắng nghe.
Họ cũng cần hệ thống tư vấn pháp lý và thuế tốt để tiết kiệm thời gian, đồng thời, trao cho thế hệ kế nghiệp những nhà cố vấn giỏi và thế hệ kế nghiệp cần được chuyển giao công việc một cách rõ ràng.
“Thế hệ kế cận cần học hỏi kinh nghiệm từ bên ngoài, giúp họ hiểu thế nào là giá trị của việc đi làm thuê, hiểu được ý tưởng làm thế nào cho doanh nghiệp của chính mình”, ông David Tay lưu ý.