
DN tư nhân chưa được quan tâm như những gì họ đóng góp
(DNVN) - Một nền kinh tế thực sự phát triển khi dung hòa, cân bằng được các thành phần kinh tế trong nền kinh tế tổng thể. Nhưng thực tế cho thấy ở Việt Nam vẫn tồn tại sự mất cân bằng giữa khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân chưa được quan tâm đúng mức như những gì họ đã và đang đóng góp cho nền kinh tế chung.
Đây là ý kiến của bà Lê Thị Lộc – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Dược quốc tế Interco, Chi hội trưởng Chi hội Doanh nhân Việt Mỹ (Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam) đưa ra tại “Diễn đàn doanh nghiệp, doanh nhân tư nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế” vào sáng 19/12.
Theo bà Lộc, cạnh tranh là một trong những “đòn bẩy” để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn tới sự độc quyền trong nền kinh tế, mà ở Việt Nam đó là sự độc quyền của thành phần kinh tế nhà nước. Việc tập trung sức mạnh của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực, ngành then chốt vào một tổ chức có thể làm tăng nguy cơ rủi ro, phát sinh những vấn đề về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị.

Mặc dù, Nhà nước đã có những văn bản pháp chế khác nhau nhưng nhìn chung cơ chế pháp luật Việt Nam mới chỉ đảm bảo lợi ích cho khu vực kinh tế nhà nước. Trong khi đó, quyền lợi của các doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế, các chính sách pháp luật khắt khe, cứng nhắc chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các đơn vị giám sát thực hiện pháp luật ở các khu vực kinh tế còn yếu, thiếu công bằng.
Do đó, bà Lộc đánh giá, muốn xoá bỏ độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, cân bằng giữa khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân phải là trụ đỡ cho doanh nghiệp nhỏ và là người dẫn dắt nền kinh tế
Đồng thời, cần toàn diện thể chế và tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết, tạo môi trường thuận lợi cao nhất, theo cơ chế thị trường, với sự hỗ trợ và quản lý nhà nước thích hợp, để phát triển cộng đồng doanh nghiệp đa dạng, lành mạnh và đúng định hướng, với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự nguyện liên kết hình thành các tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu; khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế tư nhân, tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa hoặc thoái vốn. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các diễn đàn, sân chơi để doanh nghiệp tư nhân có cơ hội thể hiện và phát huy năng lực.


Nông sản Hải Dương thoát cảnh “giải cứu” nhờ sàn thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
Tin nổi bật

-
Khởi tố nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP.HCM và 3 bị can vì gây thất thoát 20 tỷ đồng
-
Thủ tướng: Kiên quyết cho thanh lý, giải thể, phá sản những dự án không thể khắc phục
-
Quảng Ninh dự kiến dành khoảng 500 tỉ đồng mua vắc-xin COVID-19
-
Thêm gần 40 người biểu tình thiệt mạng trong ngày đẫm máu nhất sau đảo chính Myanmar
Đọc thêm
-
Nhật Bản phát minh miếng dán giúp vaccine COVID-19 tự thẩm thấu vào da
Quốc tế - 4 giờ trướcMột nghiên cứu mới của Nhật Bản cho thấy trong tương lai gần, con người có thể tự tiêm vaccine bằng cách gắn một miếng dán trên da để vaccine thẩm thấu vào cơ thể. -
Chính Phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành 2 đoạn cao tốc Bắc Nam trong năm 2023
Quy hoạch-Dự án - hôm quaChính phủ yêu cầu Bộ GTVT hoàn thành 2 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam (đoạn cao tốc QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu) vào năm 2023. -
HoSE chuẩn bị đón thêm 1,2 tỷ cổ phiếu mới từ 3 doanh nghiệp niêm yết
Trên sàn - 5 giờ trướcGiữa lúc hệ thống đang nghẽn, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM sẽ có thêm giao dịch của 1,2 tỷ cổ phiếu từ ba doanh nghiệp niêm yết. -
Rời The Coffee House, Nguyễn Hải Ninh lập startup bất động sản vừa ra mắt đã gọi vốn 1 triệu USD
Khởi nghiệp - 16 giờ trướcSau khi công bố rời đứa con tinh thần The Coffee House, cựu CEO Nguyễn Hải Ninh mới đây đã xuất hiện trong một vai trò mới: Thành viên ban điều hành của một startup BĐS mà dàn lãnh đạo toàn người "có số" trong giới. -
Công ty mẹ của Shopee tìm cách thoát lỗ sau nhiều năm đốt tiền
Chuyển động - 16 giờ trướcSea Group chưa bao giờ báo lãi, nhưng giá cổ phiếu vẫn cao ngất ngưởng. Chuyên gia của Bloomberg nhận định đây là một "bong bóng công nghệ" khổng lồ.
-
PGBank muốn dừng sáp nhập với HDBank
Ngân hàng - 18 giờ trướcViệc sáp nhập với HDBank kéo dài suốt nhiều năm nhưng chưa thành, PGBank trình cổ đông phương án dừng sáp nhập. -
Pokémon là thương hiệu nhượng quyền sinh lợi nhất thế giới với doanh thu 100 tỷ USD
Chuyển động - 2 ngày trướcPokémon được hãng Nintendo cho ra đời vào năm 1996 và chỉ trong 25 năm nó đã trở thành thương hiệu nhượng quyền sinh lợi nhất thế giới với doanh thu 100 tỷ USD. -
Novaland bổ nhiệm giám đốc tài chính mới
Chuyển động - 17 giờ trướcBà Nguyễn Thị Xuân Dung được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc tài chính Novaland từ ngày 1/3. -
2 tháng đầu năm ngành Thuế thu ngân sách đạt 246 nghìn tỷ đồng
Thuế - 17 giờ trướcTính đến hết 2 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý ước đạt 246.449 tỷ đồng, bằng 22,1% so với dự toán, bằng 98,6% so với cùng kỳ năm 2020. -
Ngân hàng nào lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán?
Ngân hàng - 17 giờ trước10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán năm 2020 gồm BIDV, OCB, Techcombank, VPBank, SHB, VietinBank, MB, ACB, VietBank và ABBank.