DN Việt cần cẩn trọng trước hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ
Theo đó, DOC cho rằng các nhà xuất khẩu từ các quốc gia này đã bán phá giá sản phẩm nói trên vào thị thị trường Hoa Kỳ với biên độ phá giá tương ứng ở mức từ 66,42% đến 131,75% và 137,39% đến 171,81%.
Trong cùng ngày 16/10, DOC đã công bố quyết định cuối cùng vụ việc điều tra về chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu thép sợi carbon và thép hợp kim từ Thái Lan (mã HS 7318.15.5051, 7318.15.5056, 7318.15.5090, 7318.15.2095 và 7318.19.0000). Phía Hoa Kỳ kết luận các nhà xuất khẩu từ nước này đã bán phá giá thép sợi carbon và thép hợp kim với biên độ phá giá là 20,83%.
Cùng với đó, DOC tiếp tục công bố kết luận cuối cùng trong cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá đối với nệm từ Trung Quốc (mã HS: 9404.21.0095, 9404.29.1095, 9404.29,9595, 9401.40.0000 và 9401.90.5081). Theo đó, các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đã bán phá giá sản phẩm nệm với biên độ phá giá từ 57,03 đến 1.731%.
Ngày 18/10, DOC cũng công bố kết luận cuối cùng trong cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với thùng chứa bằng thép không gỉ (mã HS 7310.10.0010, 7310.10.0050, 7310.29.0025, and 7310.29.0050) từ Trung Quốc và CHLB Đức. Kết luận nêu ra rằng các nhà xuất khẩu từ các nước này đã bán phá giá thùng chứa bằng thép không gỉ với biên độ từ 0 đến 77,13% cho các nhà sản xuất Trung Quốc và 7,47% cho các nhà sản xuất của CHLB Đức. Ngoài ra, DOC còn kết luận các nhà xuất khẩu của Trung Quốc đã nhận được trợ cấp với biên độ trợ cấp từ 16,21% đến 145,23%.
Một loạt biện pháp được đưa ra cùng thời điểm thể hiện việc tăng cường thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại là trọng tâm chính của chính quyền Tổng thống Trump. Kể từ khi tổng thống Trump nhậm chức, DOC đã khởi xướng 184 vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mới - tăng 235% so với thời kỳ chính quyền Tổng thống Obama trước đó.
Để tránh các hệ quả phát sinh từ các vụ việc trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam:
- Xem xét cẩn trọng, kỹ lượng trong việc đầu tư, mở rộng đầu tư, công suất, kế hoạch sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm trên sang thị trường Hoa Kỳ.
- Tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các quy định về quy tắc xuất xứ, pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
- Không tiếp tay cho các doanh nghiệp có ý định, hành vi giả mạo, gian lận xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm bị áp thuế nói trên sang thị trường Hoa Kỳ.
Trong trường hợp doanh nghiệp cần được tư vấn, hỗ trợ thông tin thêm về các vụ việc nói trên cũng như pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, đề nghị liên hệ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương theo địa chỉ: Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài – Cục Phòng vệ thương mại, 25 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 02473037898 (118) Email: tralt@moit.gov.vn.