Doanh nghiệp cần chủ động cải thiện năng lực thực thi FTA
Cơ hội tốt từ mức ưu đãi thuế quan lý tưởng
Ngay trong những ngay đầu xuân mới, tin vui về triển vọng phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) vào tháng 6/2018 cũng như tin về hàng Việt đang được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) đã tạo thêm kỳ vọng không chỉ cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu mà còn trong nhiệt huyết của những vị đại sứ luôn nỗ lực hết sức mình để hiện thực hoá các các FTA giữa Việt Nam với các nước, khu vực.
Đồng thời kỳ vọng sau khi EVFTA được ký kết sẽ sẽ tạo ra làn sóng đầu tư lớn hơn từ EU vào Việt Nam. Các ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh mạnh như dệt may, thủy sản, da giày... dự kiến sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Việt Nam có thể trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất ASEAN.
Ông Vương Thừa Phong, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ chia sẻ: Với kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 52 tỷ USD trong năm 2017, EU đã trở thành 1 trong 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và là nhà đầu tư ngoài châu Á lớn nhất tại Việt Nam với 2.000 dự án có tổng vốn đầu tư 22 tỷ USD. Đây chính là nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình tái cấu trúc, thúc đẩy quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế.
Cùng chia sẻ niềm vui về triển vọng mà nền kinh tế Việt Nam có được thông qua các FTA, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) nhận định: Các doanh nghiệp Việt đang có cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là sang sang thị trường Australia trong năm 2018. Năm nay, Úc sẽ cắt giảm 90% các loại thuế nhập khẩu hàng hóa và 100% dòng thuế sẽ được cắt giảm xuống 0% từ năm 2020.
Đây cũng chính là niềm vui chung của cộng đồng doanh nghiệp trước 17 FTA giữa Việt Nam và các nước, khu vực (9 hiệp định được ký kết và thực hiện, 3 hiệp định đã ký nhưng chưa thực hiện, 5 hiệp định đang trong quá trình đàm phán).
Doanh nghiệp đang và sẽ được hưởng các các dòng thuế xuất khẩu trong các cam kết FTA theo mức trung bình chỉ từ 0-5%, trong khi, thuế suất trung bình giữa các nước là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là 5-25%.
nếu biết chủ động theo kịp FTA
Theo nhận định của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương: Để được hưởng mức ưu đãi thuế quan lý tưởng của các FTA, cách duy nhất là hàng hóa phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ được thiết kế riêng cho mỗi FTA. Trong khi, thời gian qua, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA mà Việt Nam tham gia chỉ đạt khoảng 35%, chủ yếu đến từ FTA Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), FTA ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP).
Điều này đồng nghĩa với việc 65% số hàng hóa còn lại phải chịu thuế cao hơn so với mức thuế ưu đãi từ các FTA là 0-5%. Đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp thời gian tới.
Cũng theo ông Hải, với các FTA cũ, tỷ lệ tận dụng còn thấp, với các FTA mới, những điều khoản phức tạp và chặt hơn nhiều.
Nếu không có các chương trình tập huấn kịp thời và sự chủ động cập nhật thông tin và trang bị kiến thức từ phía doanh nghiệp thì việc cải thiện tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA, nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ không khả thi như kỳ vọng.
Trước tình hình này, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận thức rõ: Doanh nghiệp muốn chinh phục được thị trường khó tính, với số lượng đơn hàng nhỏ như EU thì phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, sáng tạo, tăng cường năng lực, xây dựng kế hoạch đáp ứng các yêu cầu xuất xứ để tận dụng các ưu đãi FTA là việc cần làm, ngay trong thời điểm đầu xuân năm mới.
Minh Hoa