
Doanh nghiệp làm gì để hóa giải tình trạng vốn mỏng?
(DNVN) - “Vốn mỏng” được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam không có lợi nhuận. Để giải quyết vấn đề này, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là giải pháp được nhiều chuyên gia đề xuất.
Vốn mỏng và thiếu vốn dài hạn
Một vấn đề được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ra tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018: Chuyên đề vốn - tài chính sáng qua (21/8) là thực trạng vốn mỏng của các doanh nghiệp. Phó thủ tướng dẫn giải, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2016, có đến 53% doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động không có lợi nhuận.
Phó thủ tướng cho biết, Chính phủ đang quan tâm đến 3 vấn đề liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp và củng cố môi trường đầu tư. Thời gian qua, Chính phủ đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, cắt giảm 56% các điều kiện, thủ tục kinh doanh, 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về thể chế để phát triển thị trường tài chính.

“Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, do đó chi phí tài chính cao cộng thêm các chi phí khác khiến doanh nghiệp kinh doanh chưa tốt”, ông Huệ nói.
Đồng quan điểm, ông Fiachra MacCana, Giám đốc điều hành trách nhiệm Khối Khách hàng tổ chức và nghiên cứu của Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng, một trong những vấn đề mà thị trường vốn Việt Nam đang gặp là thiếu vốn dài hạn.
“Quỹ hỗ trợ vốn dài hạn là một trong những giải pháp để các ngân hàng giải quyết tình trạng vốn mỏng. Khi nói tới dài hạn, ta phải xác định đây là một trong những giải pháp các ngân hàng cần nâng vốn để giảm tình trạng vốn mỏng, đồng thời cung cấp các giải pháp để có gói vay dài hơn”, ông Fiachra MacCana nói.
Theo ông Fiachra MacCana, vai trò của Chính phủ là làm thế nào để sửa đổi về luật thuế, luật doanh nghiệp. Vị chuyên gia này gợi ý, Việt Nam có thể nghiên cứu mô hình quỹ hưu trí tư nhân - một trong những mô hình Thái Lan tâm đắc, để nâng nguồn vốn dài hạn.
“Chìa khóa” từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, thị trường tài chính trong những năm qua chưa phát triển đúng theo mong muốn, nhưng thị trường chứng khoán và tiền tệ vẫn phát triển mạnh mẽ. Đây là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế.
Những năm gần đây, thị trường chứng khoán có nhiều điểm đột phá. Vốn hóa thị trường chứng khoán năm 2017 tăng trên 70%. Với thị trường tiền tệ, tính chung, tỷ lệ tín dụng trên GDP khoảng 130%. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp thấp, chỉ chiếm 1,25%, trong khi quy mô trái phiếu chính phủ vẫn chiếm chủ yếu. Đây đều là nguồn vốn ngắn hạn, nên nhu cầu vốn vay trung, dài hạn lớn, tạo áp lực cho các tổ chức tín dụng.
Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital cho biết, từ năm 2014 đến nay, thị trường vốn tài chính Việt Nam phát triển nhanh và sôi động, nổi bật là thị trường cổ phiếu với nhiều khởi sắc. Đây là cách hữu hiệu để tăng nguồn vốn dài hạn và là động lực để khuyến khích các nhà đầu tư tập trung vào thị trường trái phiếu
“Khi mua trái phiếu doanh nghiệp, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán, được đánh giá tín nhiệm. Chúng ta phải sử dụng cơ quan xếp hạng tín nhiệm được đánh giá cao trên thế giới, đảm bảo sau khi phát hành, những người sở hữu trái phiếu của doanh nghiệp sẽ không gặp vấn đề rủi ro bên ngân hàng hay khả năng quản lý kém của ngân hàng”, ông Andy Ho nhấn mạnh.
Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Việt Nam có thị trường trái phiếu chính phủ rất phát triển và tiến tới sẽ đẩy mạnh hơn thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện cơ quan này có Đề án xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp. “Chúng tôi thu thập các thông tin liên quan, Bộ Tài chính đang chỉ đạo để xây dựng trung tâm thị trường trái phiếu doanh nghiệp, xây dựng sàn giao dịch tập trung, trên cơ sở đó, nhà đầu tư có thể biết được giá của doanh nghiệp”, ông Dũng nói.
Theo ông Ketut Kusuma, chuyên gia cao cấp về thị trường vốn của Ngân hàng Thế giới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khả năng tăng trưởng, phần lớn tăng trưởng thể hiện ở thị trường tư nhân. Nếu nhìn vào từng nhà đầu tư, có thể thấy doanh nghiệp bảo hiểm có đầu tư gián tiếp, trực tiếp, có chứng khoán doanh nghiệp, có trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh...
Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong các hộ gia đình để họ yên tâm khi đầu tư vào các kênh khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, gửi ngân hàng... Ông Ketut Kusuma cho rằng, các nguồn tích lũy tiết kiệm cần được đầu tư vào đâu là câu hỏi cần được quan tâm. “Khi chúng ta huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng hiệu quả, đầy đủ, chúng ta sẽ đảm bảo nguồn vốn dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay của người dân”, ông Ketut Kusuma nói.

Truyền hình Doanh nhân: Bitcoin trượt giá, Elon Musk bay 15 tỷ USD trong 1 đêm
Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Dự kiến có thêm 3 tỉnh là thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021-2030
Quy hoạch-Dự án - 13 giờ trướcTại Quyết định 241/QĐ-TTg ban hành ngày 24/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030. -
Tiền ảo Pi: “Cơn sốt” hay “trò đùa”?
Sự kiện-Vấn đề - 2 ngày trướcTiền ảo "Pi" đang được nhắc đến nhiều tại Việt Nam, nhất là ở một số nhóm trên mạng xã hội Facebook. Đây là “cơn sốt” hay “trò đùa”? -
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 220 nghìn tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm
Thuế - 2 ngày trướcTính từ thời điểm đầu năm đến ngày 15/2, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, bằng 16,4% so với dự toán cả năm. -
Sữa Mộc Châu kỳ vọng đạt doanh thu vượt mốc 3.000 tỷ đồng trong năm 2021
Chuyển động - 19 giờ trướcLãnh đạo Sữa Mộc Châu kỳ vọng doanh thu thuần năm 2021 sẽ lần đầu vượt 3.000 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế cũng tăng hai chữ số, lên gần 320 tỷ đồng. -
Trung Quốc phát triển công nghệ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng
Công nghệ - 19 giờ trướcBộ trưởng Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ cải tiến các công nghệ để tìm ra “lỗ hổng” của các ứng dụng làm rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng.
-
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 38% trong tháng 2 năm 2021
Dân sinh - 18 giờ trướcTheo thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 ước đạt 11.000 lượt người, giảm 38% so với tháng 1 và giảm 99,1% so với cùng kỳ năm ngoái. -
Thị trường ôtô sau Tết: Sức mua kém, các hãng đua nhau khuyến mãi kích cầu
Tiêu dùng - 19 giờ trướcSức mua kém buộc các hãng xe và đại lý phải đưa ra nhiều chương trình ưu đãi để kích cầu. -
TP.HCM ra văn bản khẩn xử lý mạnh tay vi phạm tiếng ồn từ karaoke
Đời sống đô thị - 20 giờ trướcUBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn yêu cầu các sở ban ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện về việc xử lý các vi phạm tiếng ồn từ karaoke. -
Cổ phiếu công ty bầu Thụy tăng gần 70 lần sau nửa năm
Trên sàn - 23 giờ trướcSau hơn nửa năm niêm yết, cổ phiếu THD của Thaiholdings đã tăng một mạch từ mức tham chiếu hơn 3.000 đồng (đã điều chỉnh) lên 204.000 đồng hiện tại, tương đương mức tăng 68 lần. -
CPI tháng 2/2021 tăng 1,52% và là mức tăng cao nhất trong 8 năm qua
Tiêu dùng - 20 giờ trướcTheo Tổng cục Thống kê công bố, CPI tháng 2 tăng 1,52% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây.