
Doanh nghiệp ngại huy động vốn trái phiếu
(DNVN) - Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn yếu về nhiều mặt dù được định hướng trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Trao đổi với báo chí ngày 22/8, bà Phan Thị Thu Hiền - Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính sẽ thực hiện một số giải pháp, đáng chú ý là việc cho phép Bảo hiểm Xã hội (BHXH) đầu tư một phần vào các TPDN có xếp hạng tín nhiệm (XHTN) cao.

Qua gần 20 năm xây dựng, quy mô thị trường TPDN vẫn rất nhỏ so với các thị trường khác. Nguyên nhân của tình trạng này là gì, thưa bà?
Trước hết cần xem xét từ tính lịch sử của thị trường vốn và tiền tệ. Hệ thống ngân hàng đã có quá trình phát triển gần 70 năm, trong khi đó thị trường TPDN thực sự bắt đầu hình thành từ năm 2000 trở lại đây. Đa phần các doanh nghiệp (DN) chưa nhận thức rõ ràng về thị trường vốn nên khi có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh thì sẽ nghĩ ngay đến kênh tín dụng ngân hàng.
Trong khi đó, cơ chế chính sách lại chưa thực sự cân bằng giữa chính sách huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và kênh tín dụng ngân hàng. Đối với chính sách phát hành TPDN, DN phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ và tuân thủ quy trình thủ tục theo chuẩn mực thị trường để đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư.
Về tổ chức phát hành, các DN có tâm lý e ngại khi huy động vốn trái phiếu, nhất là các DN nhỏ và vừa. Nguyên nhân là do thói quen và nhận thức của DN, cùng với quy trình, thủ tục vay vốn ngân hàng đơn giản hơn, chi phí có thể thấp hơn và đặc biệt là không phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đối với nhà đầu tư mua trái phiếu.
Do nhà đầu tư trên thị trường TPDN chưa đa dạng, thiếu vắng các nhà đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ đầu tư mục tiêu, quỹ hưu trí, nên nhu cầu đầu tư trên thị trường thiếu bền vững.
Về hạ tầng, chưa có hệ thống thông tin tập trung về TPDN để các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận và chưa hình thành thị trường thứ cấp để tăng tính thanh khoản cho TPDN. Ngoài ra, sự thiếu vắng vai trò và hoạt động của các tổ chức XHTN đã hạn chế việc tiếp cận kênh đánh giá để ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư TPDN.
Khung khổ pháp lý về hoạt động của các tổ chức XHTN đã có hiệu lực, song tên tuổi các tổ chức XHTN nội địa và nước ngoài hầu như vắng bóng tại Việt Nam. Bà bình luận gì về điều này?
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26/9/2014 quy định về dịch vụ XHTN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 507/QĐ-TTg về quy hoạch dịch vụ XHTN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của DN XHTN tại Việt Nam.
Hiện nay đã có 1 DN Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ XHTN, 3 DN nước ngoài đang nghiên cứu thị trường Việt Nam và thể hiện sự quan tâm trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ XHTN phụ thuộc cả vào yếu tố cung và cầu của thị trường. DN cung cấp dịch vụ XHTN phải đáp ứng được chất lượng cung cấp dịch vụ, phải có kinh nghiệm và uy tín; DN phát hành trái phiếu phải có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Theo lộ trình phát triển thị trường trái phiếu, thời gian tới dự kiến sẽ nghiên cứu yêu cầu TPDN phát hành ra công chúng thực hiện XHTN khi điều kiện thị trường cho phép. Nội dung này đang được nghiên cứu để quy định cùng với việc dự thảo Luật Chứng khoán. Còn đối với trái phiếu riêng lẻ, sẽ khuyến khích các DN XHTN để tăng cường công khai, minh bạch về thông tin.
Bộ Tài chính sẽ thực hiện các giải pháp gì để phát triển thị trường TPDN?
Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành triển khai đồng bộ một số giải pháp.
Trước hết là hoàn thiện khung pháp lý về phát hành TPDN theo hướng tách bạch phương thức phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ. Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN, trong đó nới lỏng điều kiện phát hành để tạo thuận lợi cho DN huy động vốn trái phiếu gắn với việc tập trung vào nhà đầu tư có tổ chức, tăng cường cơ chế công bố công khai thông tin của DN phát hành để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ 2, trong đó đánh giá khả năng gắn XHTN vào phát hành TPDN ra công chúng. Đồng thời với cơ chế phát hành, sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách về đầu tư, nắm giữ TPDN đảm bảo đồng bộ, tạo sự liên thông với các cơ chế chính sách hiện hành trên thị trường tiền tệ, tín dụng.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu cơ chế chính sách đầu tư của BHXH để trình cấp có thẩm quyền cho phép BHXH đầu tư một phần vào các TPDN có XHTN cao.
Ngoài ra, thực hiện đồng bộ chính sách tín dụng theo hướng có lộ trình giảm tối đa tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; hạn chế tối đa cho vay vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng đối với một khách hàng để giảm bớt rủi ro về kỳ hạn, nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng và thúc đẩy việc huy động vốn qua phát hành TPDN.
Một giải pháp thiết yếu khác là lập chuyên trang thông tin tập trung về TPDN tại sở giao dịch chứng khoán, đồng thời với việc cải tiến cơ chế công bố thông tin về phát hành TPDN để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu.

Truyền hình Doanh nhân: Bitcoin trượt giá, Elon Musk bay 15 tỷ USD trong 1 đêm
Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm ông Hoàng Đạo Hiệp, ai là người Việt duy nhất còn ngồi 'ghế nóng' Sabeco?

Tập đoàn Mường Thanh lên tiếng sau khi bị tố bán thẻ hội viên Golf “phân biệt đối xử”

Sữa Mộc Châu kỳ vọng đạt doanh thu vượt mốc 3.000 tỷ đồng trong năm 2021

Nhờ `nhìn xa trông rộng`, Hyundai vẫn đủ chip khi toàn ngành thiếu hụt

Thế giới Di Động lãi gần 500 tỷ đồng trong tháng 1/2021

Loship nhận được khoản đầu tư từ nhà đồng sáng lập phần mềm Skype
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Nhiều cơ hội cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Mỹ
Sự kiện-Vấn đề - 3 giờ trướcMỹ vượt qua Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất của nông sản Việt Nam xuất khẩu trong hai tháng đầu năm nay. Cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt tới Mỹ tiếp tục gia tăng. -
Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021
Chính sách - 2 ngày trướcTừ ngày 1/3 Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sẽ Tổng điều tra kinh tế trên phạm vi cả nước. Mục đích tổng điều tra kinh tế nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế… -
Yêu cầu trình, thẩm định xong Đề án Quy hoạch điện VIII trước ngày 10/3/2021
Quy hoạch-Dự án - 14 giờ trướcThủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình và Hội đồng Thẩm định khẩn trương thẩm định Đề án Quy hoạch Điện VIII. -
Các nội dung thảo luận tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2021
Chính trị - 4 giờ trướcSáng nay (2/3), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2021, tháng có Tết Nguyên đán Tân Sửu. -
Dự kiến có thêm 3 tỉnh là thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021-2030
Quy hoạch-Dự án - 14 giờ trướcTại Quyết định 241/QĐ-TTg ban hành ngày 24/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030.
-
Tiền ảo Pi: “Cơn sốt” hay “trò đùa”?
Sự kiện-Vấn đề - 2 ngày trướcTiền ảo "Pi" đang được nhắc đến nhiều tại Việt Nam, nhất là ở một số nhóm trên mạng xã hội Facebook. Đây là “cơn sốt” hay “trò đùa”? -
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 220 nghìn tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm
Thuế - 2 ngày trướcTính từ thời điểm đầu năm đến ngày 15/2, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, bằng 16,4% so với dự toán cả năm. -
Sữa Mộc Châu kỳ vọng đạt doanh thu vượt mốc 3.000 tỷ đồng trong năm 2021
Chuyển động - 20 giờ trướcLãnh đạo Sữa Mộc Châu kỳ vọng doanh thu thuần năm 2021 sẽ lần đầu vượt 3.000 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế cũng tăng hai chữ số, lên gần 320 tỷ đồng. -
Trung Quốc phát triển công nghệ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng
Công nghệ - 20 giờ trướcBộ trưởng Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ cải tiến các công nghệ để tìm ra “lỗ hổng” của các ứng dụng làm rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng. -
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 38% trong tháng 2 năm 2021
Dân sinh - 20 giờ trướcTheo thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 ước đạt 11.000 lượt người, giảm 38% so với tháng 1 và giảm 99,1% so với cùng kỳ năm ngoái.