
Doanh nghiệp phân bón Việt ngày càng gặp khó
(DNVN) - Cung vượt cầu; rào cản từ thuế, cạnh tranh nội ngành, cạnh tranh với phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc và đặc biệt là việc xử lý chưa dứt điểm các sai phạm làm hàng giả đang khiến doanh nghiệp phân bón Việt ngày càng gặp khó.
Theo Báo cáo mà Vibiz trình bày tại Hội nghị, thị trường phân bón cả nước hiện có 735 cơ sở sản xuất đủ điều kiện hoạt động với tổng công suất hơn 29,5 triệu tấn/năm. Trong số 29,5 triệu tấn phân bón hàng năm này, phân vô cơ là trên 26 triệu tấn/năm và phân hữu cơ là 2,5 triệu tấn/năm.
Sản lượng sản xuất phân bón đạt mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm phân bón và chỉ còn phải nhập khẩu 2 loại đó là phân SA và phân Kali.
Tuy có hàng trăm cơ sở sản xuất, nhưng nguồn cung phân bón chủ yếu của nước ta tập trung vào các doanh nghiệp lớn thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
“Một điều đáng chú ý, với năng lực các nhà máy sản xuất và sản lượng hằng năm đều đạt mức tăng trưởng cao như trên, thì tổng sản lượng phân bón trong nước (bao gồm cả nhập khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn) là khoảng 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần so với nhu cầu sản xuất nông nghiệp (hằng năm chỉ cần từ 10 đến 11 triệu tấn). Như vậy, cung phân bón luôn vượt mức 48% so với cầu"c, báo cáo của Vibiz nhấn mạnh.
Ảnh hưởng tiêu cực từ thuế, quy chuẩn sản xuất và quản lý thị trường
Vibiz cho rằng, mặc dù Chính phủ và các cơ quan chức năng đã cải thiện hoạt động quản lý sản xuất và thị trường, tuy nhiên, ngành phân bón vốn phụ thuộc nhiều vào những chính sách và quy định của nhà nước đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ thuế, quy chuẩn sản xuất và quản lý thị trường trong hai năm trở lại đây.
Đáng chú ý, về chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT), trước năm 2015, sản xuất phân bón chịu thuế VAT đầu vào chủ yếu là 10%, thuế đầu ra 5% và thuế VAT đầu vào được khấu trừ cho các doanh nghiệp.
Nhưng từ khi áp dụng Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế VAT, điều này đã làm cho tất cả chi phí thuế VAT đầu vào không được khấu trừ mà phải hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Để khắc phục vướng mắc trên, ngày 15/8/2017 Bộ Tài Chính đã có dự thảo trình lên Chính phủ đề nghị đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5% hoặc 10%, trong đó Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 5%. Nếu chính sách thuế VAT được thông qua thì từng doanh nghiệp cũng sẽ có mức độ tác động khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất phân đơn như Urea và lân (Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, Tổng công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình, Công ty cổ phần DAP - VINACHEM) hiện nay đầu vào của các doanh nghiệp này là khí, điện, than, quặng apatit và bao bì đang được đánh thuế VAT 5-10% thì các doanh nghiệp này được hưởng lợi.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất phân hỗn hợp NPK (Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam) thì doanh nghiệp này chỉ được hưởng lợi một phần nhỏ từ chi phí điện, nước, bao bì đầu vào, những chi phí này chiếm từ 10-20% tổng chi phí nguyên liệu.
Đó là chưa kể tới, doanh nghiệp phân bón vô cơ sẽ bị thu hẹp trước xu hướng phát triển nông sản hữu cơ trong thời gian tới. Bản thân doanh nghiệp muốn tồn tại phải sản xuất những loại phân ưu việt và hướng dẫn nông dân sản xuất đúng kỹ thuật để hạn chế những tác hại xấu do dư thừa các chất độc hại của phân bón, hóa chất tồn đọng trong nông sản.
Phân bón Trung Quốc giá rẻ ngày càng chiếm ưu thế
Các doanh nghiệp như Công ty cổ phần DAP - VINACHEM, Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình sẽ phải chịu cạnh tranh khốc liệt bởi phân lân nhập khẩu từ Trung Quốc. Vibiz giải thích từ năm 2017, thuế xuất khẩu phân lân Trung Quốc giảm về mức 0% vì vậy mà giá phân DAP của Trung Quốc đã rẻ càng rẻ hơn, làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa với hàng ngoại nhập.
Trong khi, những nhà máy DAP phần lớn là các dự án của Chính phủ, vốn đầu tư của nhà nước nên rất khó để các doanh nghiệp này rời khỏi ngành. Bên cạnh đó, chi phí cố định lớn cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công suất hoặc duy trì công suất, cho dù tình trạng dư thừa đang diễn ra trên thị trường. Vì vậy mà cạnh tranh nội bộ ngành cũng rất cao.
“Chi phí đầu tư cố định rất lớn, các doanh nghiệp phải nhanh chóng vận hành nhà máy hết công suất để thu hồi vốn, hoặc đối với những nhà máy mà việc vận hành tốn rất nhiều chi phí cố định như Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình hay Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau thì họ không thể cắt giảm nhiều công suất dù trong hoàn cảnh dư cung”, báo cáo từ Vibiz chỉ rõ.
Vibiz thống kê hiện chưa có một doanh nghiệp nào đủ sức chi phối thị trường Ure trong nước. Phân Ure nhập khẩu vào nước ta có giá bán thấp hơn cả phân sản xuất trong nước, cùng với việc giảm thuế xuất khẩu thì phân Ure giá rẻ của Trung Quốc sẽ ngày càng có ưu thế và làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.
Nạn làm phân bón giả chưa được xử lý đúng mức
“Hiện nay, nạn làm phân bón giả chưa được xử lý đúng mức. Vì vậy, vừa rồi, Hiệp hội Phân bón có đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải thực hiện tổng thanh tra thì mới phát hiện được sai phạm và xử lý nghiêm minh”, ông Thúy nói.
Ông Thúy cũng thông báo vừa qua, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề nghị TPHCM làm điểm cho công tác kiểm tra hoạt động của các công ty phân bón. Chỉ tính riêng quận Bình Chánh, kiểm tra 56 công ty thì có tới 20 công ty không có giấy phép hoạt động trong nhiều năm. Kiểm tra về môi trường 40 công ty thì chỉ có 21 công ty đạt tiêu chuẩn.
“Như vậy, thị trường phân bón đang rất phức tạp. Các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương nếu không xử lý nghiêm minh các trường hợp làm phân bón giả gây bức xúc dư luận thời gian qua thì các nghị định liên quan đến xử lý nạn làm phân bón giả sẽ không có hiệu lực thực tiễn. Thậm chí, nếu lực lượng thi hành công vụ sai phạm, cũng cần xử lý nghiêm ”, ông Thúy khuyến nghị.

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Tin cùng chuyên mục

Habeco chi 650 tỷ đồng cổ tức tiền mặt sau năm lãi kỷ lục

Reuters: Lao đao vì lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei kế hoạch thâm nhập vào mảng xe điện

Tập đoàn Hòa Phát quyết định sản xuất container

Mitsubishi rút khỏi nhà máy than Việt Nam vì lo ngại biến đổi khí hậu

Toyota hoãn khai trương nhà máy mới tại Myanmar do đảo chính

Boeing nhận tiếp án phạt 6,6 triệu USD
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Vietnam Airlines mở lại đường bay tới Vân Đồn
Dân sinh - 7 giờ trướcNhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, từ ngày 3/3/2021, Vietnam Airlines sẽ khôi phục đường bay giữa TP Hồ Chí Minh và Vân Đồn sau hơn 1 tháng đóng cửa. -
Habeco chi 650 tỷ đồng cổ tức tiền mặt sau năm lãi kỷ lục
Chuyển động - 11 giờ trướcKhông lâu sau khi công bố kết quả lợi nhuận cao nhất giai đoạn 2017-2020, Habeco đã quyết định chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông với phần lợi nhuận năm 2018-2019, tỷ lệ 28,3%. -
Năm 2021: Dự kiến sẽ hoàn thành 3 quy hoạch quốc gia
Quy hoạch-Dự án - 2 ngày trướcTheo thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện 3/63 quy hoạch tỉnh (gồm TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng) đang triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch, dự kiến trình phê duyệt trong năm 2021. -
Trung Quốc tham gia dự án tiền ảo xuyên biên giới
Tiền tệ - 13 giờ trướcĐây được xem là động thái nhằm quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc... -
Cổ phiếu Kia Motors tăng 8,1% sau tiềm năng `bỏ ngỏ` từ cuộc đàm phán với Apple
Nhận định & Đầu tư - 13 giờ trướcCổ phiếu của Kia Corp đã tăng tới 8,1% vào thứ Sáu sau khi một trang tin tức trực tuyến của Hàn Quốc cho biết vẫn còn tiềm năng để nhà sản xuất ô tô này thiết lập quan hệ đối tác với Apple.
-
Reuters: Lao đao vì lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei kế hoạch thâm nhập vào mảng xe điện
Chuyển động - 13 giờ trướcReuters cho biết, trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới - Huawei của Trung Quốc đang khám phá một sự thay đổi chiến lược. -
Bộ Y tế cấp phép thêm 2 loại vaccine COVID-19 của Nga và Mỹ, chuẩn bị nhập khẩu về Việt Nam
Dân sinh - 18 giờ trướcThêm 2 loại vaccine COVID-19 vừa được Bộ Y tế phê duyệt để sử dụng cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch trong nước. Đó là vaccine COVID-19 của Moderna (Mỹ) và vaccine Sputnik V của Nga. -
TP HCM chưa cho phép vũ trường, quán bar, karaoke hoạt động trở lại
Dân sinh - 17 giờ trướcTP HCM sẽ cho phép một số hoạt động không thiết yếu được hoạt động trở lại từ ngày 1/3, nhưng một số hoạt động như vũ trường, bar, karaoke, pub, beer club, vẫn phải tiếp tục tạm dừng cho đến khi có thông báo mới. -
Tỷ giá USD hôm nay 25/2/2021: Quay đầu giảm
Tiền tệ - 2 ngày trướcTỷ giá USD hôm nay 25/2 sau một phiên tăng nhẹ thì hôm nay đồng USD lại quay đầu giảm khi các nhà đầu tư đang có cái nhìn không mấy tích cực về tương lai hồi phục của đồng bạc xanh. -
Chính quyền Tổng thống Biden giáng đòn không kích đầu tiên tại Syria
Quốc tế - 19 giờ trướcQuân đội Mỹ tiến hành đòn không kích đầu tiên do Tổng thống Joe Biden phê duyệt nhằm vào một cơ sở của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở Syria tối 25/2.