
Doanh nghiệp Việt còn nhiều dư địa để tận dụng ưu đãi từ CPTPP
(DNVN) - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kỳ vọng tạo thêm xung lực mới cho phát triển thương mại và đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa cải cách kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hiệu quả thực thi và khả năng tận dụng những lợi ích tiềm năng của CPTPP còn phụ thuộc vào năng lực thể chế và của doanh nghiệp trong nước.
Nhằm đánh giá tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, mức độ sẵn sàng cho việc thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ở cấp quốc gia và doanh nghiệp; xác định cơ hội và thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ và đề xuất yêu cầu thúc đẩy cải cách cơ cấu và hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhằm thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương(CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam” vào sáng ngày 19/2.

Hội thảo “Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế".
Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục mở rộng cả về quy mô, thị trường và mặt hàng. Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu trung bình hàng năm giai đoạn 2007-2019 tương ứng là 15,6% và 14,2%. Cán cân thương mại chủ yếu đạt thặng dư sau năm 2011, lần lượt từ mức 748,8 triệu USD năm 2012 lên đến trên 9,9 tỷ USD năm 2019.
Đánh giá về kết quả mà Hiệp định CPTPP đã mang lại trong thời gian qua, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp tại CIEM Nguyễn Anh Dương cho biết, CPTPP ít nhiều đã có đóng góp tích cực vào hoạt động thương mại của Việt Nam. Với khối nước CPTPP, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam chiếm gần 30,2% giai đoạn 2007-2008 nhưng giảm dần xuống 23% giai đoạn 2009-2010 và 18% giai đoạn 2011-2018. Trong năm 2019 – năm đầu tiên thực hiện CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định đạt 34,4 tỷ USD, tăng 8,3%, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 30,1 tỷ USD, chỉ tăng 1%.
Đồng thời, trong giai đoạn 2010-2019, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tăng bình quân 12,4%/năm về số dự án, 5,1%/năm về vốn đăng ký, và 7,4%/năm về vốn thực hiện. Quy mô vốn FDI thực hiện liên tục đạt những kỷ lục mới, trong đó có con số 20,4 tỷ USD năm 2019. Niềm tin của các nhà đầu tư ngày càng được củng cố trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư – kinh doanh không ngừng được cải thiện theo hướng thông thoáng hơn, chính sách thu hút FDI ngày càng được hoàn thiện, bên cạnh những yếu tố khác...

Doanh nghiệp Việt còn nhiều dư địa để tận dụng ưu đãi từ CPTPP.
Đặc biệt, ông Nguyễn Anh Dương khẳng định, Hiệp định CPTPP có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam, các cơ quan hoạch định chính sách và cộng đồng nhà đầu tư cũng sẵn sàng hơn với những cơ hội từ CPTPP.
Theo đó, CPTPP nằm trong số những hiệp định thương mại có yêu cầu cao nhất đến môi trường và nhìn chung, công tác xây dựng khung khổ pháp lý nhằm thực hiện hiệu quả CPTPP đã có sự chuyển biến tích cực.
Tuy vậy, ông Nguyễn Anh Dương cho hay, việc thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP vẫn đòi hỏi Việt Nam phải xử lý một số yêu cầu về thể chế, bao gồm hiểu đúng và đầy đủ các nội dung pháp lý trong CPTPP, cải thiện hiệu quả việc phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan, kịp thời rà soát và ban hành các văn bản pháp luật thực thi Hiệp định này.
Ở cấp độ doanh nghiệp, theo Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp tại CIEM, doanh nghiệp có cơ hội không nhỏ từ Hiệp định CPTPP. Các doanh nghiệp đã có sự quan tâm, tìm hiểu về CPTPP. Dù vậy, doanh nghiệp còn phải điều chỉnh, xử lý một số vấn đề quan trọng để sẵn sàng hơn đối với CPTPP. Cụ thể, về mức độ hiểu biết, các doanh nghiệp còn quá lưu tâm đến vấn đề ngắn hạn, mới chỉ hiểu về thuế và cắt giảm thuế chứ chưa thực sự hiểu đầy đủ về quy tắc xuất xứ.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt còn nhiều dư địa để tận dụng ưu đãi trong Hiệp định này. Vì vậy, để tận dụng tối đa lợi ích từ CPTPP, doanh nghiệp cần xử lý các thách thức, cải thiện năng lực cạnh tranh, hài hòa việc thực hiện CPTPP với các tuyến hội nhập khác. Đồng thời, Chính phủ cần củng cố hơn nữa đồng thuận xã hội về tiến trình và các biện pháp cải cách, cân bằng các mục tiêu chính sách, đồng thời tạo dựng thêm không gian để hỗ trợ doanh nghiệp.
Đóng góp thêm ý kiến về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định, tính “công khai, minh bạch” là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần làm tốt nếu muốn có lợi thế từ CPTPP.

Trải nghiệm chiếc motor thông minh biết giao tiếp với chủ nhân tại Hà Nội
Mẫu xe Concept có khả năng tự cân bằng, di chuyển, nhận diện, giao tiếp với chủ xe thông qua hệ thống camera và cảm biến.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bộ Công Thương khuyến nghị về động thái siết chặt kiểm tra hàng đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc

RCEP có "kéo" tăng được kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc?

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu yến, thêm cơ hội để `yến Việt` thành ngành xuất khẩu tỷ đô

Mặc COVID-19 GDP Trung Quốc tăng 2,3% trong năm 2020

Vinamilk xuất khẩu 10 container sản phẩm sữa hạt cao cấp sang Trung Quốc

Mỹ sẽ không áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Tin nổi bật

Ngày 21/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bổ nhiệm bà Allison Herren Lee làm quyền Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC).
Đọc thêm
-
Từ 1/3, mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tăng tối đa 15%
Quy định mới - 18 giờ trướcTheo Nghị định 03/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối đa 15% trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định. -
Báo Hàn đưa tin: Vingroup đang đàm phán với LG để mua lại mảng kinh doanh smartphone
Công nghệ - 18 giờ trướcSau khi có thông tin LG đang xem xét bán lại mảng kinh doanh smartphone của mình, các tờ báo Hàn Quốc hôm nay đưa tin rằng LG có thể sẽ bán mảng kinh doanh này cho một tập đoàn tới từ Việt Nam. -
Chính quyền ông Biden lên án động thái trừng phạt 28 quan chức Mỹ của Trung Quốc
Quốc tế - 18 giờ trướcCụ thể, người phát ngôn Emily Horne của Hội đồng an ninh quốc gia của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi động thái của Trung Quốc là "không mang lại lợi ích gì và chỉ mang tính giễu cợt". -
Bất chấp dịch COVID-19, PNJ vẫn lãi 1.032 tỉ đồng trong năm 2020
Chuyển động - 19 giờ trướcBất chấp nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng ông trùm vàng bạc PNJ vẫn báo lãi 1.032 tỉ đồng. Dù mức này thấp hơn năm 2019 nhưng vẫn là con số đáng ngưỡng mộ. -
Mỹ sẽ không áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Thương mại toàn cầu - 5 ngày trướcCơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) hoàn toàn không đề cập hoặc đề xuất việc Chính phủ Hoa Kỳ áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
-
Dự án nhiệt điện khí: Sau háo hức ban đầu là rào cản tài chính
Sự kiện-Vấn đề - 19 giờ trướcBáo cáo của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) nêu rõ: Sau những háo hức ban đầu, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với rào cản tài chính. -
5 lợi ích bất ngờ của trà xanh mà bạn chưa biết
Thực phẩm vàng - 20 giờ trướcTrà xanh là loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là ngăn ngừa ung thư. Không chỉ dừng lại ở đó, trà xanh còn có nhiều lợi ích có thể khiến bạn bất ngờ. -
Kỳ lạ loại quả thiêng khổng lồ, treo trong nhà có thể tránh bão gió, cuồng phong
Khám phá - 20 giờ trướcLoại quả này có hình dáng như cây xúc xích và nặng tới 10kg, nếu chẳng may bị rơi vào người có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, đây lại là loại quả thiêng trong đời sống văn hóa của nhiều bộ lạc tại châu Phi. -
Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ nhậm chức đặc biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ của Tổng thống Joe Biden
Quốc tế - 21 giờ trướcLễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden chính thức bắt đầu vào 11h30 trưa 20/1 theo giờ địa phương - tức khoảng 00:00 sáng sớm ngày 21/1 theo giờ Việt Nam được đánh giá không giống với bất kỳ lễ nhậm chức nào. -
Hà Nội và TP.HCM mịt mù từ sáng tới trưa, chất lượng không khí rất xấu
Dân sinh - 23 giờ trướcSáng 21/1, Hà Nội và TP.HCM đều ngập chìm trong sương mù, trời âm u phải tới giữa trưa mới có thể hửng nắng nhẹ. Kiểu thời tiết này khiến cho chất lượng không khí tại hai thành phố rất xấu.