
Doanh nghiệp Việt vẫn thờ ơ với biện pháp phòng vệ thương mại
(DNVN) - Phòng vệ thương mại đang được xem là công cụ kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước, thế nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến ngày 15/10/2018, có 141 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong số này, Hoa Kỳ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (27 vụ, chiếm khoảng 20%); tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (20 vụ, chiếm khoảng 15%); Ấn Độ (17 vụ, chiếm khoảng 12%) và EU (14 vụ, chiếm khoảng 11%).
Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, ít kinh nghiệm về phòng vệ thương mại. Vì thế, khi bị khởi kiện sẽ ảnh hưởng rất lớn, mất thời gian, tốn kém chi phí theo kiện, thậm chí có thể mất luôn thị trường do bị áp thuế cao và không thể cạnh tranh được.
Đánh giá về xu thế phòng vệ thương mại, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Thời gian qua đang diễn ra 2 xu thế trái ngược nhau, một mặt nhiều quốc gia đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua thúc đẩy ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương trong bối cảnh vòng đàm phán Doha rơi vào bế tắc. Mặt khác, một số quốc gia có xu hướng tăng cường các biện pháp phòng hộ thương mại, đặc biệt thông qua công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước.
Theo ông Thắng, việc vừa tự do hoá thương mại vừa sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được coi là phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để bảo hộ thị trường nội địa là điểm nhấn trong chính sách thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, công cụ phòng vệ thương mại mà WTO và các FTA cho phép áp dụng gồm 3 biện pháp là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Số liệu của WTO cho thấy, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10/2017 đến giữa tháng 5/2018, các thành viên WTO đã khởi xướng điều tra thêm 173 biện pháp phòng vệ thương mại; trong đó có 137 biện pháp chống bán phá giá, 28 biện pháp chống trợ cấp và 8 biện pháp tự vệ. Số biện pháp phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra này chưa tính tới biện pháp chống lẩn tránh chiếm tới hơn 40% tổng số các biện pháp, chính sách tác động đến thương mại mà các thành viên WTO thực hiện trong giai đoạn này.

Trước tình hình đó, theo ông Chu Thắng Trung, thời gian qua Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh để thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại phù hợp với các quy định của WTO. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được hết các quy định này và sử dụng một cách phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân. Bên cạnh đó, một số quốc gia có dấu hiệu lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo hộ quá mức ngành sản xuất trong nước, tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Làm rõ hơn về vấn đề này, bà Nguyễn Hằng Nga, Phó trưởng Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài (Cục Phòng vệ thương mại) chia sẻ: Điều đáng lo hiện nay là bất cứ hàng hoá xuất khẩu nào cũng có khả năng là đối tượng bị điều tra áp dụng phòng vệ thương mại, từ nông, thuỷ sản đến các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, các mặt hàng chịu nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất là thủy sản (tôm, cá ba sa), sắt, thép...
Cũng theo bà Nguyễn Hằng Nga, các vụ kiện phòng vệ thương mại phát sinh nhiều xu hướng mới như: Kiện chùm (kiện đồng thời nhiều nước); kiện chống lẩn tránh thuế (kiện một nước để ngăn chặn khả năng lẩn tránh một biện pháp thuế đã áp cho nước khác); kiện domino (nước này kiện được thì nước khác cũng kiện theo); kiện kép (kiện đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp) làm gia tăng số lượng các vụ kiện về phòng vệ thương mại.
Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thường xuyên cập nhật cho các doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp về xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để giúp họ nắm vững, xây dựng kế hoạch ứng phó hiệu quả; đồng thời có chiến lược kinh doanh hợp lý, thận trọng trong việc lên kế hoạch đầu tư, sản xuất, phát triển thị trường.
Cùng với đó, Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại ngay từ giai đoạn đầu khi cơ quan điều tra của nước nhập khẩu tiếp nhận đơn kiện cho đến khi khởi xướng điều tra, trả lời câu hỏi điều tra, thẩm tra tại chỗ, điều trần công khai và ra phán quyết.
Hơn nữa, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nâng cấp Hệ thống cảnh báo sớm để đánh giá những mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, từ đó giúp các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất và xuất khẩu và có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế vướng phải các vụ kiện chống bán phá giá.
Tổng duyệt công tác an ninh, dẫn đoàn, phân luồng giao thông phục vụ Đại hội Đảng XIII
Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính: Nâng tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới lên mức bao nhiêu?

Bộ Y tế dự thảo Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo giá dịch vụ

Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên từ 15/1

Đề xuất kéo dài thời gian cách ly nhập cảnh trên 14 ngày với các nước có biến chủng virus SARS-CoV-2

Hà Tĩnh: Thành lập các tổ công tác tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn TH triển khai các Dự án

Định mức biên chế công chức chuyên ngành Nội vụ được xác định như thế nào?
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Bắc Kinh tăng áp lực, 'đế chế' của Jack Ma liệu có nguy cơ sụp đổ?
Chuyển động - 18 giờ trướcBắc Kinh tăng áp lực lên Ant Group ngay sau khi tỉ phú công nghệ phá vỡ sự im lặng trước công chúng. -
Đặt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD năm 2021: Dệt may chưa hết khó
Sự kiện-Vấn đề - 5 ngày trướcVinatex đặt kế hoạch cao là đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tương đương với năm 2019, nhanh hơn thị trường chung từ 9 tháng đến 2 năm, trong bối cảnh dệt may chưa hết khó. -
Hoa Kỳ lên kế hoạch đảo ngược các chính sách nhập cư 'hà khắc' của ông Trump
Quốc tế - 19 giờ trướcReuters dẫn lại thông tin từ Nhà Trắng cho biết, Hoa Kỳ có kế hoạch đảo ngược cách tiếp cận nhập cư 'hà khắc' của chính quyền Trump trong khi nghiên cứu các chính sách giải quyết nguyên nhân của việc di cư. -
Thời tiết hôm nay 24/1/2021: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều trời nắng
Dân sinh - 20 giờ trướcThời tiết hôm nay 24/1/2021, phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù trong khi khu vực Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi. -
Bộ Tài chính: Nâng tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới lên mức bao nhiêu?
Chính sách - 20 giờ trướcBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của Chính phủ.
-
Hé lộ những tấm vé mời đắt giá xem buổi ghi hình đầu tiên của Táo quân 2021
Dân sinh - hôm quaChương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2021” ấn định ngày ghi hình chương trình được nhiều người chờ đón. Tất nhiên vé chương trình luôn được khán giả săn đón, lùng mua, tuy nhiên nhà đài chỉ có vé mời. -
Đào dán tem truy xuất nguồn gốc đầu tiên của Sơn La giá 10 triệu đồng tấp nập chợ Tết Hà Nội
Tiêu dùng - hôm quaCác xe đào vùng cao đầu tiên đã có mặt tại Hà Nội để phục vụ người dân chơi Tết. Trong đó tất cả các cành đào đều dán tem xuất xứ nguồn gốc để minh chứng là đào trồng, bán với mức giá trung bình 10 triệu đồng/cây. -
200 vệ binh bảo vệ lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden nhiễm COVID-19
Quốc tế - hôm quaHôm 22/1, Wall Street Journal dẫn nguồn các quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết, gần 200 sĩ quan thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia đã mắc COVID-19 sau khi đến Washington DC để bảo vệ lễ nhậm chức của ông Joe Biden. -
Biến thể SARS-CoV-2 ở Anh có thể gây tử vong cao hơn mức bình thường 40%
Quốc tế - hôm quaCố vấn khoa học hàng đầu của Anh hôm 22/1 cho biết các nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến chủng này có thể gây tỷ lệ tử vong cao hơn từ 30% đến 40% so với các biến thể trước đó. -
Một chuyên gia gốc Việt được TT Joe Biden bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Các vấn đề Cựu chiến binh Mỹ
Chính trị - hôm quaTheo tờ Star & Stripes, ông Đạt Trần sẽ ngay lập tức thay thế cựu Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Robert Wilkie, người giữ chức vụ này từ tháng 7/2018.